Phan (họ)

Phan
họ Phan viết bằng chữ Hán
Tiếng Việt
Chữ Quốc ngữPhan
Chữ Hán
Tiếng Trung
Phồn thể
Giản thể
Trung Quốc đại lụcbính âmPān
Hồng KôngViệt bínhPun1
Bạch thoại tựphun / phoaⁿ / phoan
Chú âm phù hiệuㄆㄢ
Tiếng Triều Tiên
Hangul
Romaja quốc ngữBan
Hanja

Phan (chữ Hán: 潘) là một họ tại Trung Quốc, Việt NamTriều Tiên (Hangul: 반, Hanja: 潘, phiên âm theo Romaja quốc ngữBan). Phan là họ phổ biến thứ 6 với 4,5% dân số tại Việt Nam.[cần dẫn nguồn]

Họ Phan Việt Nam

Họ Phan là một trong những họ phổ biến tại Việt Nam (thống kê 2005)[1]

Dòng họ Phan Huy là một chi họ thuộc họ Phan ở Việt Nam, một trong những dòng họ giàu truyền thống văn chương và khoa bảng từ thế kỷ 18. Dòng họ này đã định cư 18 đời từ đầu thế kỷ XVII đến nay ở xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh (xưa là làng Thu Hoạch, tổng Canh Hoạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An). Từ đời Phan Huy Ích thì chuyển đến Sài Sơn, Quốc Oai (thôn Đa Phúc) để định cư.[2]

Dòng họ Phan Sỹ ở huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An là dòng họ định cư từ thế kỷ XVI tới nay, có hai chi nhánh mạnh ở xã Võ Liệt và Thanh Khê là dòng họ hiếu học nổi tiếng, trong hai cuộc kháng chiến đóng góp rất nhiều cho Tổ Quốc, dòng họ có số lượng lớn là lãnh đạo quân đội các cấp.

Dòng họ Phan Bá là một chi họ thuộc họ Phan ở Việt Nam, dòng họ này định cư lâu đời tại thôn Vọng Sơn, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Đời sống cách đây 10 năm trở về trước con cháu chủ yếu làm nông, ngày nay con cháu được đầu tư học hành, vượt khó đi lên, góp phần xây dựng gia đình, dòng họ, quê hương phát triển.

Dòng họ Phan ở vùng châu Hoan vốn là dòng quý tộc họ Trần sau biến loạn Hồ Quý Ly soán ngôi tìm diệt dòng đích nên phải ẩn tích đổi họ Phan năm 1400.

Người Việt Nam nổi tiếng

Triều đại phong kiến

Chân dung Hoàng Đế Phan Xích Long

Phan Xích Long (18931916), tên thật là Phan Phát Sanh là người tự xưng là Đông cung thái tử, con vua Hàm Nghi, tự phong là Hoàng đế và được tôn làm thủ lĩnh các hội kín Nam Kỳ, một phong trào kháng Pháp mang màu sắc tôn giáo và tâm linh tại miền Nam Việt Nam ở cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

Chân dung Phan Huy Cẩn
Lãnh tụ khởi nghĩa Phan Đình Phùng
Nhà cách mạng Phan Bội Châu

Chính trị gia, tướng lĩnh

Sử gia

Trí thức

  • Phan Kính (1715–1761), Đình nguyên Thám hoa
  • Phan Thúc Trực (1808–1852), hiệu là Hành Quý, Bồ Phong Cẩm Đình, Dưỡng Hạo Hiên, là một Thám hoa triều Nguyễn. Ông cũng là một nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, nhà địa lý học trong lịch sử Việt Nam.
  • Phan Huy Chú (1782–1840), nhà bách khoa thư thời nhà Nguyễn.

Nhà cách mạng

Nghệ thuật

  • Phan Thị Thanh Nhàn (sinh 1943), nhà thơ nữ
  • Phan Lạc Hoa (1947–1982), nhạc sĩ, tác giả của các bài hát "Tàu anh qua núi" và "Tình yêu trên dòng sông Quan họ"[9]
  • Phan Huỳnh Điểu (1924–2015), nhạc sĩ

Nghệ nhân

  • Phan Thị Thuận, Nghệ nhân đầu tiên dệt thành công lụa tơ sen ở Việt Nam[10]
  • Phan Tôn Tịnh Hải, chuyên gia ẩm thực[11]

Khác

Nhà văn, nhà chính trị Phan Châu Trinh
Nhà chính trị Lê Đức Thọ (tức Phan Đình Khải)
Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải

Người Trung Quốc nổi tiếng

Người Triều Tiên nổi tiếng

Tham khảo

  1. ^ Lê Trung Hoa (2005). Họ và tên người Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Khoa học xã hội (Social Sciences Publishing House).
  2. ^ “Danh sỹ Tây Sơn: Phan Huy Ích”.
  3. ^ “Người con tiêu biểu của họ Phan”.
  4. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa XIII”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2012.
  5. ^ “Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam - ĐÓN TIẾP GIA ĐÌNH CỐ TSKH PHAN TRUNG ĐIỀN”.
  6. ^ “Cựu sinh viên Rumani và Trí tuệ Dầu khí Việt Nam”.
  7. ^ “Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng: Tôi muốn viết như một người sống ở chính nơi đó”.
  8. ^ “Hào kiệt chống Pháp ở Vĩnh Long xưa”.
  9. ^ “Phan Lạc Hoa”. Bài ca đi cùng năm tháng. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2015.
  10. ^ “Nghệ nhân đầu tiên dệt thành công lụa tơ sen ở Việt Nam”.
  11. ^ “Chuyên gia ẩm thực Phan Tôn Tịnh Hải: Mắm là 'tuyệt chiêu' của bếp Việt”.
  12. ^ “3 vị tướng thời Hùng Vương ở đất Đường An”.
  13. ^ “Đền thờ cụ Phan Độc Giác – xã Đông Hoàng- Di tích cấp tỉnh”.
  14. ^ “Vĩnh biệt nhà báo kỳ cựu Phan Sang”.
  15. ^ “Chuyện chưa kể về thần dược Beberin”.

Liên kết ngoài