Air Vietnam

Air Vietnam
Hãng Hàng Không Việt Nam
IATA
VN
ICAO
AVN
Tên hiệu
AIR VIETNAM
Lịch sử hoạt động
Thành lập8 tháng 6, 1951
Ngừng hoạt động30 tháng 4, 1975
Sân bay chính
Trạm trung
chuyển chính
Phi cảng Sài Gòn Tân Sơn Nhứt
Trạm trung
chuyển khác
Phi trường Đà Nẵng
Thông tin chung
Công ty mẹchính phủ Việt Nam Cộng hòa
Số máy bay15
Điểm đến20
Khẩu hiệuThe Airlines with the Charming Traditions[1]
Trụ sở chínhSài Gòn, Việt Nam Cộng hòa
Hiệu Kỳ

Air Vietnam, hay Hãng Hàng không Việt Nam, mã IATA là VN, mã ICAO là AVN, là hãng hàng không thương mại duy nhất của Quốc gia Việt Nam và sau đó là hãng hàng không quốc gia của Việt Nam Cộng Hòa từ 1951 đến 1975. Hãng hàng không này từng đạt con số chuyên chở hơn một triệu hành khách hàng năm khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Sau năm 1975, một thời gian Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam có sử dụng tên giao dịch "Air Vietnam" trên một số tuyến bay đến các nước phương Tây. Tuy nhiên, kể từ năm 1993, khi Hãng hàng không quốc gia Việt Nam được thành lập trên cơ sở doanh nghiệp nhà nước của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, tên giao dịch chính thức của hãng trở thành Vietnam Airlines.

Lịch sử

Thời Quốc gia Việt Nam

Máy bay DC-3 hãng Air Viet Nam và hành khách năm 1961 ở phi trường Phú Quốc

Được thành lập ngày 8 tháng 6 năm 1951 bởi Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam Bảo Đại, Air Viet Nam là hãng hàng không dân dụng của Quốc gia Việt Nam với số vốn 18 triệu piastre (tức tương đương với 306 triệu franc Pháp lúc bấy giờ). Chính phủ Quốc gia Việt Nam góp 50%; phần còn lại do các hãng Air France (33,5%), Vận tải hàng không Đông Dương (SITA) (11%), Vận tải biển (Messageries maritimes) (4,5%), Hiệp hội hàng không vận tải (Union aéronautique des transports) (0,5%), và Aigle Azur Indochine (0,5%) góp chung vốn.[2] Ngày 15 tháng 10 là ngày khánh thành Air Viet Nam.[3]

Thời Việt Nam Cộng hòa

Phi cơ phản lực Caravelle của Air Vietnam ngày 1 tháng 1 năm 1964 ở phi cảng Sài Gòn Tân Sơn Nhứt
Hành khách xuống máy bay Air Viet Nam tại một phi trường quốc nội ngày 13 tháng 12 năm 1972
Boeing 727-100 của Air Vietnam ngày 9 tháng 12 năm 1974

Sang thời Việt Nam Cộng hòa vào năm những năm 1960, Air Viet Nam bắt đầu sử dụng những chiếc máy bay Douglas DC-3 trong những chuyến bay trong nước và quốc tế. Năm 1964 tăng cường thêm máy bay phản lực Caravelle của Pháp.[4]chiến cuộc các chuyến bay hành khách dân sự quốc nội không thể bay về đêm mà phải bay vào ban ngày vì an ninh.[5] Air Viet Nam có những chuyến bay đi Phnom Penh, Bangkok, Singapore,[6] Hương CảngVạn Tượng. Năm 1965 mở thêm tuyến bay đi Kuala Lumpur; năm 1966, Đài Bắc; 1968, Manila, OsakaTokyo.[7]

Vào thời điểm năm 1968 thì chính phủ Việt Nam Cộng hòa góp 75% vốn cho hãng Air Viet Nam trong khi Air France giảm còn 25%.[8]

Sau 1975

Năm 1976, sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, bên cạnh những cơ sở vật chất đã tiếp quản trước đó, chính phủ Việt Nam tịch thu các tài sản còn lại của Air Vietnam và chuyển cho Tổng cục Hàng không Dân dụng quản lý và sử dụng gồm 282 phi trường của Việt Nam Cộng hòa và 14 chiếc kiểu DC và nhiều vận tải cơ các loại khác. Trong đó có bảy chiếc Douglas DC-3, năm chiếc Douglas DC-4, hai chiếc Douglas DC-6 và một chiếc Boeing 707. Ngoài ra, có một chiếc Boeing 727 bị kẹt ở Hong Kong. Đồng thời, 2.166 nhân viên của Nha Hàng không dân sự, Nha Căn cứ hàng không Tân Sơn Nhứt và Hãng Air Việt Nam (AVN) được gọi trở lại làm việc.[9]

Bấy giờ, tên giao dịch của Hàng không Dân dụng Việt Nam là Vietnam Civil Aviation; đối với một số tuyến bay đến các nước phương Tây, tên giao dịch Air Vietnam vẫn được sử dụng. Đến năm 1993, mới thành lập Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch tiếng AnhVietnam Airlines) và là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.

Lưu lượng

Lưu lượng hành khách Air Vietnam
Năm Số hành khách
1959 52.000
1961[10] 288.983
1964 534.000
1968 1.146.518[11]
1969 1.510.700[11]

Số lượt khách quốc nội tăng nhanh từ 52.000 vào năm 1959 lên đến 534.000 vào năm 1964, rồi vượt hơn một triệu vào cuối thập niên 1960 với những chí điểm như Huế, Đà Nẵng, Kontum, Pleiku, Nha Trang, Đà Lạt, Ban Mê Thuột, Phan Thiết, Sài Gòn, Cần Thơ, Rạch Giá, Phú Quốc, và Cà Mau. Số khách trên các tuyến bay quốc ngoại đạt 70.000 vào năm 1964 trong bốn tuyến bay quốc tế vào thời điểm đó: Nam Vang, Vọng Các, Hương Cảng, và Vạn Tượng.[12] Sang năm 1969 thì số khách tuyến bay quốc ngoại là 113.910.[11]

Đội bay

Đội máy bay của Air Vietnam lúc đầu gồm có 5 chiếc Cessna 170, dùng bay chủ yếu tới những thị trấn lớn nhỏ khắp Việt Nam, trong đó có Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha TrangBan Mê Thuột.[13]

Khi lượng khách đi lại tăng cao trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Air Viet Nam thêm vào một số máy bay, ban đầu là Viscount, Douglas DC-3Douglas DC-4. Từ đầu năm 1962, Air Viet Nam đã khai thác hai chiếc Cessna 185 Skywagon và 2 chiếc Cessna 310.[14]

Năm 1967, Air Viet Nam chọn mua hai chiếc Boeing 727 của Pan American World Airways chuyên chở hành khách bay quốc tế với giá 1,440 tỉ đồng (tương đương 13,053 triệu USD) để thanh toán cho Pan American World Airways hai đợt vào đầu và giữa tháng 1 năm 1968. Thời gian Air Viet Nam cam kết trả nợ lại cho chính phủ trong thời hạn 10 năm với lãi suất 3% mỗi năm. Đây là thương vụ được sự chú ý đặc biệt của Việt Nam Cộng hòa vì cùng lúc mua cả hai chiếc phản lực thương mại hiện đại do Hoa Kỳ sản xuất trong bối cảnh kinh tế thời chiến miền Nam lúc ấy rất khó khăn.[15]

Air Viet Nam vào thời điểm năm 1974 có 16 máy bay chở hàng hóa[16] như vận chuyển rau tươi từ Đà Lạt về Sài Gòn khi đoạn đường sắt nối liền Đà LạtTháp Chàm ngưng hoạt động kể từ năm 1972.[17]

Đội máy bay[18]
Loại Số lượng Năm hoạt động Ngừng hoạt động Tình trạng
Sud Aviation Caravelle 3 1 1964 1968 Thuê của China Airlines
Sud Aviation Caravelle VI-B 1 1974 1975 Thuê của Far Eastern Air
Boeing 307 2 trước 1960
Boeing 707-120 1 1973 1973 Thuê của Pan Am
Boeing 707-320 1 1973 1975 Thuê của Pan Am
Boeing 727-100C 2 1968 1975 XV-NJC rơi 15/9/1974
Bristol 170 2 1952 1957 F-VNAI rơi 16/8/1974
Curtiss C-46 3 1965 1970 Thuê của China Airlines

B-1543 rơi 01/11/1970

Douglas DC-3 17 1951 1975
Douglas DC-4 16 1952 1975
Douglas DC-6 4 1962 1975
Vickers Viscount 2 1961 1963 Thuê của China Airlines
2 1974 1975

Trụ sở

Ban đầu, hội sở chính của hãng đặt tại số 5 Quai Le Myre de Vilers (Bến Bạch Đằng), sau dời về tòa nhà số 116 đường Nguyễn Huệ và chi nhánh ở 13-bis Đinh Tiên Hoàng, Sài Gòn.[19] Sang thập niên 1970 văn phòng trên Đại lộ Nguyễn Huệ chỉ dùng làm nơi giao dịch bán vé còn trụ sở chính chuyển về đường Phan Đình Phùng[20] và Đinh Tiên Hoàng khu Đakao, Sài Gòn.

Tổng giám đốc vào năm 1968 là Lương Thế Siêu.[8] Kế nhiệm ông là Nguyễn Tấn Trung, thông gia của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm. Ông Trung giữ chức vụ này cho đến tận năm 1975.

Tem kỷ niệm

Ngày 18 tháng 4 năm 1971 Bưu chính Việt Nam Cộng hòa phát hành bốn con tem vẽ phong cảnh Đà Lạt, Hà Tiên, Huế, và Sài Gòn trị giá 10 đồng và 25 đồng để kỷ niệm "20 năm phát triển Hàng không Việt Nam."[21]

Điểm đến

Ngoài các chuyến bay kết nối với tất cả tỉnh, thành từ vĩ tuyến 17 trở vào, Air Viet Nam với đội bay phản lực hiện đại đã mở rộng được nhiều đường bay quốc tế như Bangkok, Viêng Chăn, Phnôm Pênh, Hong Kong, Singapore, Manila, Nhật Bản.

Chí điểm quốc nội

Tổng kết chí điểm quốc tế

Tai nạn và sự vụ an ninh

Đa số những vụ tai nạn là do hoạt động khủng bốchiến cuộc.

Thời gian Loại máy bay Lộ trình Nguyên nhân Mô tả thiệt hại
Ngày 10 tháng 11 năm 1962 Douglas DC-3 Máy bay bị cháy từ phía dưới đuôi, lan vào giữa thân, làm dây cáp các bộ phận lái đuôi không điều khiển được. thiệt mạng toàn bộ 20 người, gồm 6 tên lính và phi hành đoàn 3 người. Cơ trưởng chuyến bay này là phi công thuê người Đài Loan Chen Wan Tsun.[22]
Ngày 16 tháng 9 năm 1965 Douglas DC-3 Sài Gòn - Quảng Ngãi Sau khi rời đường băng được 1.700m, chiếc DC3 rẽ phải, quay hướng lại phía đông để bay về Sài Gòn thì bất ngờ khói đen phụt ra từ phía đuôi máy bay. Chiếc DC3 rơi xuống chân núi Hùm, xã Tư Bình, quận Tư Nghĩa (nay là huyện Tư Nghĩa), Quảng Ngãi, cách phi trường khoảng 7 km về hướng đông nam. Toàn bộ phi hành đoàn ba người và 37 hành khách, trong đó có 7 phụ nữ cùng 2 trẻ em, thiệt mạng [22]
Ngày 20 tháng 9 năm 1969 McDonnell Douglas DC-4 Pleiku đến Đà Nẵng va chạm với chiếc F-4 của Không quân Hoa Kỳ trên bầu trời Hội An[23] 74/75 người trên máy bay và 2 dân thường dưới mặt đất thiệt mạng. Chiếc F-4 hạ cánh an toàn.
Ngày 22 tháng 12 năm 1969 Douglas DC-6B trong khi sắp hạ cánh bị gài bom nổ ở Nha Trang 10 người thiệt mạng. Phi cơ đâm vào một ngôi trường.[24]
Ngày 22 tháng 7 năm 1970 Douglas DC-4 Pleiku đến Sài Gòn Một binh nhì trong quân đội Hoa Kỳ đã khống chế máy bay. Người lính bị bắt giam ở Sài Gòn sau khi cố gắng buộc phi công đưa đến Hồng Kông. Không có thương vong nào.
Ngày 24 tháng 9 năm 1972 Douglas C-54 Skymaster rơi gần Bến Cát, Củ Chi làm 10 trên 13 người thiệt mạng.[25]
Ngày 19 tháng 3 năm 1973 Douglas DC-4 Sài Gòn đi Ban Mê Thuột rất có thể là do đánh bom khủng bố vụ nổ xảy ra trong khoang hành lý làm tất cả 58 người thiệt mạng[26]
Ngày 17 tháng 11 năm 1973 Douglas DC-3 Rơi tại Quảng Ngãi làm 27 người thiệt mạng.[27]
Ngày 20 tháng 2 năm 1974 Douglas DC-4 Đà Lạt đến Đà Nẵng Một không tặc 19 tuổi người miền Nam Việt Nam ra lệnh bay ra miền Bắc Việt Nam. Khi máy bay hạ cánh ở Huế, vì phát hiện ra mình bị lừa nên đã cho nổ trái lựu đạn tự tử, làm thiệt mạng hai nhân viên cảnh sát.
Ngày 15 tháng 9 năm 1974 Boeing 727 Đà Nẵng đến Sài Gòn Một người đàn ông khống chế chiếc máy bay trên đường bay số 706 và ra lệnh bay ra Hà Nội. Nghi phạm cho nổ hai trái lựu đạn và chiếc máy bay rơi ở Phan Rang khi nó vượt quá đường băng trong lúc đang cố gắng hạ cánh. Tất cả 70 người trên máy bay đều thiệt mạng.[28]
Ngày 12 tháng 3 năm 1975 Douglas C-54D-5-DC Vientiane đi Sài Gòn bị trúng pháo rớt tại Pleiku. Phi hành đoàn 6 người cùng 20 hành khách đều tử nạn.[29]

Nhân vật liên quan

  • Kỹ sư Lương Thế Siêu: Tổng giám đốc
  • Nguyễn Tấn Trung: Tổng Giám đốc
  • Kỹ sư Lâm Ngọc Diệp: Phó Tổng Giám đốc
  • Danh ca Giao Linh: nhân viên soát vé, đại diện tham gia cuộc thi Văn nghệ "Kim Hoàng - Như Mai" năm 1966. Đạt được thành tích cao nhất - Huy chương vàng Kim Hoàng - Như Mai.

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ Air Vietnam Services
  2. ^ Kinh tế Đông Dương từ 1945 đến 1954 trong vùng thuộc Pháp
  3. ^ Nguyễn An Tiêm. "Sổ luân lưu". Khởi Hành Năm XV, số 169. Tháng 11, 2010. tr 7
  4. ^ "World Business: French Violets" Time Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2010.
  5. ^ "South Viet Nam: Flying Above the War" Time Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2009.
  6. ^ "South Viet Nam: Flying Above the War" Time Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2009.
  7. ^ Embassy of Viet-Nam. Viet-Nam Bulletin. Viet-Nam Info series 41. Washington, DC: Embassy of Viet-Nam, 1970.
  8. ^ a b Flight Archive
  9. ^ “Từ Air Việt Nam đến Vietnam Airlines”.
  10. ^ Choinski, Walter. tr 121
  11. ^ a b c Civil Aviation in Viet-Nam
  12. ^ Smith, Harvey et al. tr 374-5
  13. ^ Air Vietnam Forges Ahead
  14. ^ “Bài toán mua máy bay của Air Việt Nam”.
  15. ^ “Những chiếc Boeing đầu tiên của Air Việt Nam”.
  16. ^ "Combat Profit" Time Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010.
  17. ^ “Từ Krong Pha...”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010.
  18. ^ “Air Vietnam”.
  19. ^ “Khởi đầu cánh bay Việt”.
  20. ^ Sau năm 1975 đổi là đường Nguyễn Đình Chiểu
  21. ^ Tem thư Việt Nam 1972
  22. ^ a b “Những tai nạn không tránh được của Air Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  23. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2010.
  24. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2010.
  25. ^ [1]
  26. ^ [2]
  27. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2011.
  28. ^ [3]
  29. ^ [4]

Tham khảo

  • Choinski, Walter Frank. Country Study: Republic of Vietnam. Washington, DC: The Military Assistance Institute, 1965.
  • Embassy of Viet-Nam. Viet-Nam Bulletin. Viet-Nam Info series 41. Washington, DC: Embassy of Viet-Nam, 1970.
  • Smith, Harvey et al. Area Handbook for South Vietnam. Washington, DC: US Government Printing Office, 1967.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Read other articles:

Type of hat For other uses, see Boater (disambiguation). Straw boater Athlete and manager Connie Mack sporting a boater in 1911 A boater (also straw boater, basher, skimmer, The English Panama, cady, katie, canotier, somer, or sennit hat) is a semi-formal summer hat for men, which was popularised in the late 19th century and early 20th century. It is normally made of stiff sennit straw and has a stiff flat crown and brim, typically with a solid or striped grosgrain ribbon around the crown. Boate…

  لمعانٍ أخرى، طالع كتف (توضيح). هذه المقالة بحاجة لصندوق معلومات. فضلًا ساعد في تحسين هذه المقالة بإضافة صندوق معلومات مخصص إليها. إن كتف طريق ساسكاتشوان السريع 11 [الإنجليزية] في هذه الصورة (الموضح على يمين الخط الأبيض الصلب) واسع بما يكفي لاستيعاب سيارة متوقفة دون إعاقة …

Chemical compound FenbutrazateClinical dataRoutes ofadministrationOralATC codenoneLegal statusLegal status In general: ℞ (Prescription only) Identifiers IUPAC name 2-(3-methyl-2-phenylmorpholin-4-yl)ethyl 2-phenylbutanoate CAS Number4378-36-3PubChem CID20395ChemSpider19210UNIIBKY8H56395ChEMBLChEMBL2104316CompTox Dashboard (EPA)DTXSID6057746 ECHA InfoCard100.022.256 Chemical and physical dataFormulaC23H29NO3Molar mass367.489 g·mol−13D model (JSmol)Interactive image SMILES O=C(…

Co-founder of Columbia Pictures Corporation (1891–1958) For the British politician, see Harry Cohen. Harry CohnCohn c. 1938Born(1891-07-23)July 23, 1891New York City, U.S.DiedFebruary 27, 1958(1958-02-27) (aged 66)Phoenix, Arizona, U.S.Resting placeHollywood Forever CemeteryOccupation(s)Film producer and president of Columbia Pictures CorporationYears active1919–1958Political partyRepublicanSpouses Rose Barker ​ ​(m. 1923; div. 1941)​…

Singapore's application of legal concept to protect the exercise of executive power A sign at Parliament House in Singapore's four official languages. Parliament has attempted to prevent the courts from exercising judicial review over acts and decisions of certain public authorities through various means, including ouster clauses and subjectively worded powers in statutes. Administrative law General principles Administrative court Delegated legislation Exhaustion of remedies Justiciability Minis…

Upper house of Federal Parliament of Nepal Rastriya Sabha राष्ट्रिय सभाContiguous:2nd Class 1, Class 2, 1st Class 3TypeTypeUpper house of the Federal Parliament of Nepal LeadershipChairpersonNarayan Prasad Dahal, CPN (MC) since 12 March 2024 Vice ChairpersonBimala Ghimire, CPN (UML) since 10 April 2024 Leader of the HouseNarayan Kaji Shrestha, CPN (MC) since 26 December 2022 Leader of the OppositionKrishna Prasad Sitaula, NC since 4 March 2024 StructureSea…

ilustrasi Bakezōri (roh sandal jerami zori) karya seniman Jepang, Jippensha Ikku (1765-1831) dalam Bakemono-Takara-no-Hatsuyume (怪談宝初夢) Bakezōri (bahasa Jepang Kanji: 化け草履, Hiragana: ばけぞうり, secara harfiah berarti sandal hantu) merupakan makhluk fiktif dalam cerita rakyat Jepang yang termasuk dalam kelompok Yōkai. Deskripsi Model penggambaran Bakezōri terinspirasi dari sandal tradisional Jepang yang terbuat dari anyaman jerami atau dikenal dengan sandal zōri. Bake…

Jalan Tol Probolinggo–Banyuwangi (Probowangi)Informasi ruteBagian dari Jalan Tol Trans-JawaDikelola oleh PT Jasamarga Probolinggo Banyuwangi (JPB)Panjang:171.52 km (106,58 mi)Berdiri:2019; 5 tahun lalu (2019) – sekarangPersimpangan besarUjung Barat: Jalan Tol Pasuruan–Probolinggo Simpang Susun GendingGerbang Tol Genggong Simpang Susun Kraksaan Simpang Susun Paiton Simpang Susun Besuki Simpang Susun Situbondo Simpang Susun Asembagus Simpang Susun Bajulmati Simpang Susun K…

Runar Sjåstad Norwegian politician (born 1968) Runar Sjåstad (born 28 August 1968) is a Norwegian politician for the Labour Party. In the 2001, 2009 and 2013 elections he was elected as a deputy representative to the Parliament of Norway from Finnmark.[1] He hails from Vadsø Municipality. In the 2007 elections he was elected as the county mayor of Finnmark, and he was re-elected in 2011 and 2015. He was elected as a representative to the Parliament of Norway in 2017.[1] Refere…

Der englische Begriff Silicon-on-Insulator (SOI, deutsch »Silizium auf einem Isolator«) bezeichnet einen speziellen Isolierschicht-Feldeffekttransistor, bei dem eine dünne Siliziumschicht (SOI) durch eine isolierende Schicht (meist buried-oxide, BOX, dt. »vergrabenes Oxid«, genannt) vom Silizium-Substrat getrennt ist. Dieser Aufbau ermöglicht kürzere Schaltzeiten und geringere Leistungsaufnahmen, besonders bezüglich der Leckströme. Außerdem ergibt sich eine verringerte Empfindlich…

24-те крило спеціальних операцій (США)24th Special Operations Wing Емблема 24-го крила спеціальних операцій Військово-повітряних сил СШАНа службі 12 червня 2012 — по т.ч.Країна  СШАНалежність Сили спеціальних операцій СШАВид ПС СШАРоль ведення спеціальних операцій у глобальному масш…

Overview of the drug policy of Portugal This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Drug policy of Portugal – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (March 2015) (Learn how and when to remove this message) This article needs to be updated. The reason given is: No statistics or evaluation of these polic…

Football league seasonBrunei Super LeagueMatch between Kasuka and ABDBSeason2023ChampionsKasuka FC (1st title)Matches played126Goals scored503 (3.99 per match)Top goalscorer Leon Taylor (31 goals)Biggest home winKasuka 8–1 JerudongAKSE Bersatu 8–1 JerudongBiggest away winLun Bawang 0–11 Kasuka← 2021 2024–25 → The 2023 Brunei Super League was the ninth season of the Brunei Super League, the top football league in Brunei since its establishment in 2012. The league began in March a…

Historical province of Greater Armenia MoxoeneFormer subdivision of Kingdom of ArmeniaCapitalMiks Moxoene or Mokk' (Armenian: Մոկք, romanized: Mokkʿ) was a territory of Kingdom of Armenia and later Sasanian Armenia, located east of Arzanene from south of Lake Van to north of Bohtan river.[1] The territory was ruled by a local dynasty.[2] Toponymy The name Moxoene only appears in ancient sources in the early fourth century. In later centuries, Armenian sources used the n…

Principato di BrandeburgoHohenzollern Federico I Figli Giovanni Federico Alberto Achille Federico Elisabetta Cecilia Margherita Maddalena Dorotea Nipoti Barbara Rodolfo Elisabetta Dorotea Federico, figlio naturale Federico II Figli Dorotea Margherita Alberto III Figli Giovanni Ursula Elisabetta Federico Amalia Barbara Sibilla Sigismondo Elisabetta Anastasia Giovanni I Figli Gioacchino Alberto Anna Ursula Gioacchino I Figli Gioacchino Elisabetta Giovanni Anna Margherita Gioacchino II Figli Giovan…

American professional wrestler (born 1979) Silas YoungYoung as the ROH World Television Champion in 2018Birth nameCaleb DeWall[1]Born (1979-08-09) August 9, 1979 (age 44)Wisconsin, U.S.Professional wrestling careerRing name(s)Silas YoungBilled height5 ft 11 in (1.80 m)[1]Billed weight220 lb (100 kg)[1]Billed fromMilwaukee, Wisconsin[2]Trained byAngel Armoni Chris Bassett Mike MercuryDebutMarch 2, 2002[1][2] Caleb DeWal…

  提示:此条目页的主题不是中国—塔吉克斯坦关系。 中華民國—塔吉克關係 中華民國 塔吉克斯坦 中華民國—塔吉克關係(塔吉克語:Муносибатҳои Тоҷикистон ва Ҷумҳурии Чин),是指中華民國與塔吉克共和國之間的關係。兩國無官方外交關係,目前也沒有在對方首都互設具大使館功能的代表機構。中華民國對塔吉克的相關事務由駐安卡拉臺北經濟文…

Evert SukamtaInformasi pribadiKebangsaan IndonesiaLahir17 Juli 1992 (umur 32)Jakarta IndonesiaPeganganKananTunggal PutraPeringkat tertinggi123 (24 Juli 2010)Peringkat saat ini153 (19 April 2012) Evert Sukamta (lahir 17 Juli 1992) adalah salah satu pemain bulu tangkis Tunggal Putra Indonesia. Prestasi 2010: Semi final SUNKIST INDONESIA INTERNATIONAL CHALLENGE INDOCOCK DJARUM OPEN 2010 Pranala luar (Indonesia) Profil pemain di situs resmi PBSI[pranala nonaktif permanen]…

Naval blockade from December 1902 to February 1903 Venezuelan naval blockade of 1902–1903Engraving by Willy Stöwer depicting the blockadeDate9 December 1902 – 19 February 1903LocationVenezuelaResult Compromise: Venezuelan debt dispute resolved European fleet withdrawsBelligerents Venezuela Supported by:  United States  Argentina  United Kingdom  Germany  Italy Supported by: Spain Mexico  Belgium  Netherlands  Denmark [citation needed] vteVenez…

An organization that recognizes excellence For other uses, see Honor society (disambiguation). Honor Societies, illustration from the 1909 Tyee (yearbook of the University of Washington) In the United States, an honor society is an organization that recognizes individuals who rank above a set standard in various domains such as academics, leadership, and other personal achievements, not all of which are based on ranking systems. These societies acknowledge excellence among peers in diverse field…