Giải vô địch bóng đá ASEAN
Giải vô địch bóng đá ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Championship, trước đây là AFF Championship) là giải đấu bóng đá giữa các đội tuyển bóng đá nam đại diện các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá ASEAN (AFF) tổ chức. Giải đấu được tổ chức hai năm một lần vào các năm chẵn, ngoại trừ các năm 2007 (trùng với thời điểm diễn ra Đại hội Thể thao châu Á 2006) và 2020 (bị hoãn sang năm 2021 do đại dịch COVID-19). Giải vô địch bóng đá ASEAN cũng được FIFA công nhận là một giải đấu quốc tế hạng 'A' vào năm 2016, với các trận đấu được ghi nhận điểm xếp hạng FIFA kể từ năm 1996.[1] Giải lần đầu tiên diễn ra tại Singapore năm 1996 với tên gọi Tiger Cup do được tài trợ bởi Bia Tiger với 10 đội tuyển tham dự và nhà vô địch đầu tiên là Thái Lan. Tại mùa giải 2007, giải được gọi là AFF Cup hay AFF Championship. Mùa giải 2008, Suzuki đã mua quyền đặt tên cho giải đấu và giải đấu được mang tên AFF Suzuki Cup từ đó. Năm 2022, Mitsubishi Electric trở thành nhà tài trợ chính mới của giải, tên giải đấu do đó được đặt là AFF Mitsubishi Electric Cup.[2] Năm 2024, AFF đổi tên giải đấu từ AFF Championship thành ASEAN Championship nhưng tên kèm theo nhà tài trợ được giữ nguyên.[3] Qua 14 lần tổ chức, Thái Lan là đội tuyển thành công nhất giải đấu với 7 chức vô địch. Ba đội tuyển khác đã từng đăng quang ở ngôi vị cao nhất của khu vực là Singapore (4 lần), Việt Nam (2 lần) và Malaysia (1 lần). Úc - thành viên đầy đủ chính thức của AFF từ năm 2013 - chưa từng tham dự giải đấu này do có đẳng cấp vượt trội so với mặt bằng chung của bóng đá Đông Nam Á.[4][5] Trong lần tổ chức gần nhất vào năm 2022, Thái Lan đã lên ngôi vô địch sau khi đánh bại Việt Nam với tổng tỷ số 3–2 trong 2 trận chung kết lượt đi và lượt về. Lịch sửNăm 1996, giải lần đầu tiên được tổ chức tại Singapore với sự tham gia của đầy đủ 10 đội tuyển trong khu vực Đông Nam Á. Thái Lan trở thành nhà vô địch đầu tiên của giải đấu sau khi đánh bại Malaysia 1–0 trong trận chung kết. Bốn đội tuyển lọt vào bán kết năm đó được vào thẳng vòng chung kết của giải đấu tiếp theo, trong khi sáu đội còn lại phải thi đấu vòng loại để giành bốn vị trí cuối cùng. Myanmar, Singapore, Lào và Philippines đã vượt qua vòng loại để tiến vào giải đấu năm 1998. Năm 2006, do chậm trễ trong việc tìm kiếm nhà tài trợ sau sự rút lui của Bia Tiger và trùng lịch thi đấu của Đại hội Thể thao châu Á 2006, giải đấu được lùi sang tháng 1 năm 2007 mà không có tên nhà tài trợ gắn kèm tên giải đấu.[6][7] Năm 2016, giải đấu đã được FIFA công nhận là một giải giao hữu chính thức với các trận đấu quốc tế hạng A[8][9] và được tính điểm trên bảng xếp hạng của FIFA nhưng chỉ với hệ số 5 (so với hệ số 10 đối với các trận đấu giao hữu thuộc Lịch thi đấu Trận đấu Quốc tế FIFA). Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại Đông Nam Á, lần thứ hai giải đã không thể tổ chức đúng như kế hoạch ban đầu, khi bị hoãn đến cuối năm 2021.[10] Các nhà tài trợ
Thể thứcTừ khi bắt đầu vào năm 1996, Giải vô địch Đông Nam Á được tổ chức theo thể thức thông thường tại một quốc gia, với một vòng bảng và một vòng đấu loại trực tiếp (trừ năm 2002 khi Singapore đăng cai một bảng đấu, còn Indonesia đăng cai một bảng đấu và toàn bộ vòng loại trực tiếp). Các đội được chia làm hai bảng thi đấu vòng tròn một lượt, chọn hai đội đứng mỗi bảng vào vòng bán kết. Các trận bán kết, tranh giải ba và chung kết đều chỉ diễn ra trong một lượt trận. Từ năm 2004 đến 2016, vòng bảng được đồng đăng cai bởi hai quốc gia, mỗi nước làm chủ nhà của một bảng. Vòng loại trực tiếp (trừ trận tranh hạng ba) cũng được thay đổi sang thể thức hai lượt trên sân nhà và sân khách cho các đội tuyển vượt qua vòng bảng. Trận tranh giải ba đã được loại bỏ từ năm 2007, và đến năm 2010 thì luật bàn thắng sân khách bắt đầu được áp dụng. Kể từ năm 2018, toàn bộ giải đấu được diễn ra theo thể thức sân nhà–sân khách. 10 đội tuyển tại vòng bảng được chia làm hai bảng 5 đội và đá một lượt 4 trận, trong đó mỗi đội tuyển thi đấu hai trận trên sân nhà và hai trận trên sân khách. Vòng loại trực tiếp vẫn giữ nguyên thể thức hai lượt với luật bàn thắng sân khách. Năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, giải được lùi lại một năm (2021) và tổ chức tập trung tại Singapore, do đó luật bàn thắng sân khách không được áp dụng. Kết quả
Các đội tuyển tham dự
Vị trí chung cuộc
Thống kêNhững cầu thủ ghi bàn nhiều nhất
Vua phá lưới
Cầu thủ xuất sắc nhất giải
Bàn thắng đẹp nhất giải
Các huấn luyện viên vô địchBảng xếp hạng tổng thể
Tham khảo
Xem thêm
Liên kết ngoài
|