Friedrich của Hessen và Rhein

Friedrich của Hessen
Friedrich von Hessen
Friedrich của Hessen, năm 1872.
Thông tin chung
Sinh(1870-10-07)7 tháng 10 năm 1870
Cung điện Mới, Darmstadt, Đại Công quốc Hessen, Đế quốc Đức
Mất29 tháng 5 năm 1873(1873-05-29) (2 tuổi)
Cung điện Mới, Darmstadt, Đại Công quốc Hessen, Đế quốc Đức
An tángRosenhöhe
Tên đầy đủ
  • Tiếng Đức: Friedrich Wilhelm August Victor/Viktor Leopold Ludwig
  • Tiếng Anh: Frederick William Augustus Victor Leopold Louis
Vương tộcNhà Hessen-Darmstadt
Thân phụLudwig IV của Hessen và Rhein
Thân mẫuAlice của Liên hiệp Anh
Rửa tội11 tháng 2 năm 1871
Tôn giáoGiáo hội Luther

Friedrich của Hessen và Rhein (tiếng Đức: Friedrich von Hessen und bei Rhein; tiếng Anh: Frederick of Hesse and by Rhine; tên đầy đủ: Friedrich Wilhelm August Victor Leopold Ludwig; 7 tháng 10 năm 1870 – 29 tháng 5 năm 1873) là con trai thứ hai của Ludwig IV của Hessen và RheinAlice của Liên hiệp Anh, do đó là cháu ngoại của Victoria I của Liên hiệp Anh. Friedrich còn là ông cậu của Philippos của Hy Lạp và Đan Mạch, Công tước xứ Edinburgh, thông qua người chị cả là Victoria của Hessen và Rhein, bà ngoại của Philipos.

Thân thế

Friedrich của Hessen, ảnh chụp tháng 4 năm 1873.

Friedrich sinh ngày 7 tháng 10 năm 1870 tại Cung điện MớiDarmstadt, là con trai thứ hai và là người con thứ năm của Ludwig IV của Hessen và RheinAlice của Liên hiệp Anh, bấy giờ là Đại Công thế tôn và Đại Công tôn phi xứ Hessen và Rhein. Thông qua mẹ, Friedrich là cháu ngoại của Victoria I của Liên hiệp AnhAlbrecht xứ Sachsen-Coburg và Gotha.[1][2][3]

Anh chị em của Friedrich là Victoria, Elisabeth, Irene, Ernst, AlixMarie của Hessen và Rhein. Thông qua người chị gái Victoria, Friedrich là ông cậu của Philippos của Hy Lạp và Đan Mạch, Công tước xứ Edinburgh, chồng của Elizabeth II của Liên hiệp Anh[4] và thông qua em gái Alix, Friedrich là cậu của Olga Nikolayevna, Tatyana Nikolayevna, Mariya Nikolayevna, Anastasiya NikolayevnaAleksey Nikolayevich của Nga.[5]

Khi hoài thai con trai, Alice phải chăm sóc cho những binh lính bị thương trong cuộc Chiến tranh Pháp–Phổ. Mỗi buổi sáng, Alice đều đến Darmstadt, điều hành ba bệnh viện quân đội và bố trí vật tư cho tiền tuyến. Dù có nguy cơ nhiễm trùng, Alice vẫn an ủi và trò chuyện với hàng trăm binh sĩ bị thương. Mỗi buổi tối trở về, Alice ngày càng thêm mệt mỏi và bị đau đầu. Lo lắng cho an nguy của chồng, Alice không ngủ được. Khi gần tới ngày dự sinh, Alice bị sốt và đau dây thần kinh. Tệ hơn nữa, bác sĩ của Alice bị mắc bệnh nhiễm trùng nguy hiểm và một bác sĩ thay thế là Hoffmeister được cử đến gấp từ Anh. Hoffmeister là bác sĩ của Victoria I của Liên hiệp Anh và từng chăm lo cho Alice khi còn bé. Sự có mặt của bác sĩ khiến Alice thêm tự tin hơn và dù bị sinh non, nhưng Đại Công tằng tôn Friedrich là một đứa trẻ khỏe mạnh.[6][2]

Thời thơ ấu

Ludwig, Alice cùng ba người con. Họa phẩm bởi Christian Karl August Noack. Trong bức tranh gồm có Ludwig IV của Hessen và Rhein, Alice của Liên hiệp Anh, Đại Công nữ Victoria (trái), Đại Công tử Friedrich (ngồi trên người mẹ) và Đại Công tử Ernst Ludwig của Hessen và Rhein ở bên phải em trai.

Sự ra đời của Đại Công tằng tôn khiến cha, Đại Công tôn Ludwig rất vui mừng, còn Alice thì vô cùng yêu thương đứa trẻ này.[7] Vì Alice bị bệnh và cần phải tịnh dưỡng nên Alice đã đến Berlin ở cùng chị gái Victoria, cũng gọi là Vicky. Vì thể trạng của em gái quá yếu nên Vicky đã tự mình cho cháu trai bú, đồng thời hai chị em cũng giấu mẹ chuyện này. Khi bị phát hiện, Nữ vương đã chỉ trích các con thậm tệ rằng: "Điều này khiến mẹ kinh sợ khi các con gái của mẹ trở thành những con bò cái".[a] Thậm chí trước đó, Nữ vương còn đặt tên cho một con bò của mình ở Balmoral là "Princess Alice" theo tên con gái vì Alice cho con gái thứ Elisabeth bú.[8][9][10]

Ngày 11 tháng 2 năm 1871, Đại Công tằng tôn được rửa tội và được đặt tên là Friedrich Wilhelm August Victor Leopold Ludwig, trong đó phần tên Friedrich Wilhelm là được đặt theo anh rể của Alice là Hoàng thái tử Friedrich của Đức.[11][12][13] Cha mẹ đỡ đầu của Friedrich gồm có Hoàng hậu Đức (vợ của ông bác họ bên nội), Hoàng thái tửHoàng thái tử phi Đức (vợ chồng bác gái bên ngoại), Vương tôn Friedrich Karl NikolausVương tôn phi Friedrich Karl của Phổ (vợ chồng bác họ bên nội) và Vương tử Leopold của Liên hiệp Anh (cậu)[14] – một người có quan hệ rất gần gũi với chị gái Alice.[15]

Trong gia đình, Friedrich được gọi là "Frittie", đôi khi cũng được gọi là "Fritz".[16][17] Khi gần được hai tuổi, Friedrich là đứa trẻ vui tươi, thông minh và dễ thương. Victoria, Vương nữ Vương thất đã nhận xét cháu trai là "Một đứa trẻ rất đáng yêu"[b] và cho rằng Friedrich là cậu con cưng của mẹ, hơn cả bốn cô con gái và con trai cả Ernie.[c][18] Khi gần 3 tuổi, Friedrich được nhận định là có khuôn mặt dễ mến với mái tóc màu vàng bạch kim.[19]

Dù vậy, sức khỏe của Friedrich lại dấy lên quan ngại dù vẫn chưa rõ ràng. Tháng 2 năm 1873, Friedrich bị đứt tai và máu chảy trong suốt ba ngày. Thậm chí dù đã được băng bó nhưng máu vẫn chảy nhiều tới nỗi thấm qua lớp băng bó.[20] Nỗi lo sợ của Alice về sức khỏe của con đã thành sự thật: Friedrich bị mắc bệnh máu khó đông. Mặc dù cần phải thận trọng và cảnh giác hơn đối với Friedrich nhưng tựu chung điều này vẫn không gây quá nhiều lo sợ. Thậm chí, sau sự cố bị đứt tai, Friedrich càng lớn lên khỏe mạnh hơn.[18]

Ludwig phải rời đi vào ngày 29 tháng 5 năm 1873, nên một ngày trước đó, cả gia đình dành thời gian cùng nhau ở Glasberg và Friedrich cùng nhau chơi đùa với anh trai Ernst, thường gọi là Ernie. Theo lời của Ernie, sự việc diễn ra như sau:[18]

Qua đời

Ngày 29 tháng 5 năm 1873, Ludwig rời khỏi nhà để tham dự buổi duyệt binh ở Thượng Hessen theo kế hoạch. Cũng trong ngày hôm đó, một biến cố đã xảy đến với gia đình: Trong khi Victoria, ElisabethIrene đang trong giờ học thì Alice đang nghỉ ngơi đang ở trong phòng ngủ sau chuyến đi ở Roma, còn Ernst và Friedrich đang chơi xung quanh giường của mẹ. Ernst sau đó chạy qua một căn phòng khách nhỏ có hướng vuông góc với phòng ngủ của Alice, leo lên cửa sổ và từ đó có thể nhìn thấy phòng ngủ của Alice. Alice đã dậy và đi qua phòng để kéo con trai xuống. Trong lúc đó, Frittie đã leo lên một cái ghế để nhìn anh trai rõ hơn. Thế nhưng chiếc ghế đã bị lật và Friedrich đã rơi khỏi cửa sổ và đáp xuống ban công tầng dưới cách 20 feet (6,096 m). Theo lời Ernst, chuyện xảy ra như sau:[21][20]

Theo bản dịch từ bức thư của Quý cô Bauer mà Nữ vương Victoria có được, thì diễn biến sau đó cụ thể là:

Hay tin về con, Ludwig đã trở về nhanh nhất trong khả năng. Sau một giờ chờ đợi kinh khủng, mọi hy vọng đã tan biến. Các bác sĩ đã đúng khi cho rằng có khả năng Friedrich bị xuất huyết não. Hơi thở của Friedrich ngày càng yếu dần và nặng nề hơn và rồi Đại Công tằng tôn đã qua đời vào ngày 29 tháng 5 năm 1873 trong vòng tay của mẹ tại Cung điện MớiDarmstadt.[15][23] Theo quý cô Bauer, Alice đã khóc rất nhiều hy vọng rằng nỗi đau này không quá sức chịu đựng của mình.[24][20]

Ngày 1 tháng 6 năm 1873, tang lễ của Friedrich được cử hành với sự có mặt của gia đình. Thi hài của Friedrich được đưa vào Rosenhöhe, hầm mộ dành cho thành viện của gia đình Đại Công tước xứ Hessen.[23][20] Nếu không vì căn bệnh máu khó đông, Friedrich đã có thể sóng sót sau sự cố đó.[25] Một điều trùng hợp là người cậu cũng như là cha đỡ đầu của Friedrich, Leopold của Liên hiệp Anh cũng mắc bệnh máu khó đông[15] và đã qua đời vào ngày 28 tháng 3 năm 1884, tại Cannes, Pháp do ảnh hưởng của căn bệnh này: Vương tử bị ngã cầu thang dẫn đến va đập vào đầu gây xuất huyết não.[26][27][28] Ngoài ra hai người chị em của Friedrich là IreneAlix đều là những người mang gene bệnh và đều có con trai mắc bệnh máu khó đông.[29]

Phản ứng sau đó

Từ khi con trai qua đời, Alice vẫn thường hay đứa các con đi thăm mộ của Friedrich trong vài tháng đầu tiên, và mỗi khi nhìn thấy những bông hoa vệ đường thì Vương nữ đều không kiềm lòng được mà hái chúng mang đến mộ của con. Alice cũng thường tổ chức kỷ niệm về những sự kiện nhỏ bé trong cuộc đời của đứa con trai xấu số của mình.[30] Ngoài ra, tôn giáo là chỗ dựa tinh thần của Alice, Vương nữ tin rằng con trai mình đang ở trên thiên đàng.[31][32]

Người con trai cả Ernst là một đứa trẻ nhạy cảm và vô cùng yêu thương em trai. Trước việc Friedrich qua đời, im lặng là cách Ernie đối mặt với nỗi đau. Việc bản thân từ chối hoa của em trai vào ngày trước khi Friedrich qua đời ám ảnh Ernst. Ernst đã viết rằng:

Trong một lần khác, Ernst đã khóc nức nở với mẹ, Vương nữ Alice và hy vọng cả gia đình sẽ qua đời cùng nhau để không phải chết một mình như em trai:

So với mẹ và em trai thì hai người chị lớn VictoriaElisabeth ít bị tác động tiêu cực bởi cái chết của Friedrich hơn và cũng như người cậu là Vương tử Leopold, hai chị em cố gắng an ủi Alice.[35][36] Về phần Ludwig, tuy không ghi lại tâm tư của mình về cái chết của con trai, nhưng vào ngày 2 tháng 6, Ludwig cho chèn một một bức ảnh chụp di hài của con trai được bao quanh bởi những bông hoa cho một bài báo về cái chết của Friedrich.[34] Một năm sau khi Friedrich qua đời, Alice hạ sinh người con cuối cùng là Marie của Hessen và Rhein.[37] Ba năm sau khi em trai qua đời, theo lời Alice kể lại cho Nữ vương Victoria, Ernie đã mơ rằng mình đã qua đời và được gặp lại em trai:[38]

Tước hiệu và kính xưng

7 tháng 10 năm 1870 – 29 tháng 5 năm 1873: His Grand Ducal Highness Prince Frederick of Hesse and by Rhine (HGDH Đại Công tằng tôn Friedrich của Hessen và Rhein).[11]

Gia phả

Chú thích

  1. ^ Nguyên văn: "It does make my hair stand on end that my daughters should turn into des vaches (cows)."
  2. ^ Nguyên văn: "A very pretty winsome child"
  3. ^ Ernie là biệt danh của Ernst Ldwig I của Hessen và Rhein.

Tham khảo

  1. ^ McNaughton 1973, tr. 10, 146–148.
  2. ^ a b Noel 1985, tr. 165–166.
  3. ^ Mager 1998, tr. 34.
  4. ^ McNaughton 1973, tr. 15–16, 152–153, 198–199.
  5. ^ McNaughton 1973, tr. 301.
  6. ^ Mager 1998, tr. 33–34.
  7. ^ Noel 1985, tr. 166.
  8. ^ Ashdown 1975, tr. 68.
  9. ^ Van der Kiste 2003, tr. 65–66, 77.
  10. ^ Croft 2013, tr. 16–17.
  11. ^ a b Shaw 2007, tr. 123.
  12. ^ Dod's Peerage, Baronetage and Knightage, of Great Britain and Ireland, for ...: Including All the Titled Classes (bằng tiếng Anh). S. Low, Marston & Company. 1901. tr. 83.
  13. ^ Van der Kiste 2003, tr. 77.
  14. ^ Alice, Helena & Sell 1884, tr. 266.
  15. ^ a b c Noel 1985, tr. 211.
  16. ^ Noel 1985, tr. 16, 165–166.
  17. ^ Noel 1985, tr. 208.
  18. ^ a b c d Noel 1985, tr. 209.
  19. ^ Packard 1998, tr. 160.
  20. ^ a b c d Mager 1998, tr. 45.
  21. ^ a b Noel 1985, tr. 210.
  22. ^ Noel 1985, tr. 210–211.
  23. ^ a b Alice, Helena & Sell 1884, tr. 303.
  24. ^ McNaughton 1973, tr. 146–148.
  25. ^ Wheeler, Caroline (21 tháng 9 năm 2023). Death in the Blood: the most shocking scandal in NHS history from the journalist who has followed the story for over two decades (bằng tiếng Anh). Headline. ISBN 978-1-0354-0526-8.
  26. ^ Mager 1998, tr. 82.
  27. ^ Packard 1998, tr. 211.
  28. ^ Hibbert, Christopher (12 tháng 6 năm 2007). Edward VII: The Last Victorian King (bằng tiếng Anh). St. Martin's Publishing Group. tr. 148. ISBN 978-0-230-61075-0.
  29. ^ Noel 1985, tr. 216–219.
  30. ^ Mager 1998, tr. 45–46.
  31. ^ Noel 1985, tr. 213–214.
  32. ^ a b Mager 1998, tr. 46.
  33. ^ Noel 1985, tr. 212.
  34. ^ a b Noel 1985, tr. 213.
  35. ^ Noel 1985, tr. 212–213.
  36. ^ Packard 1998, tr. 162.
  37. ^ Noel 1985, tr. 193.
  38. ^ a b Alice, Helena & Sell 1884, tr. 349.
  39. ^ a b c d e f g h Weir, Alison (1996). Britain's Royal Families: The Complete Genealogy . London: Pimlico. tr. 305–307. ISBN 0-7126-7448-9.
  40. ^ a b Willis, Daniel A. (2002). The Descendants of King George I of Great Britain. Clearfield Company. tr. 717. ISBN 0-8063-5172-1.
  41. ^ a b Zeepvat, Charlotte. Heiligenberg: Our Ardently Loved Hill. Published in Royalty Digest. No 49. July 1995.
  42. ^ a b Philipp Walther (1884), “Ludwig II., Großherzog von Hessen und bei Rhein”, Allgemeine Deutsche Biographie (ADB) (bằng tiếng Đức), 19, Leipzig: Duncker & Humblot, tr. 557–559
  43. ^ a b Badische Biographien. 1. 1875. tr. 18–19.
  44. ^ a b Ludwig Clemm (1959), “Elisabeth”, Neue Deutsche Biographie (NDB) (bằng tiếng Đức), 4, Berlin: Duncker & Humblot, tr. 444–445Quản lý CS1: postscript (liên kết); (full text online)
  45. ^ a b Herman von Petersdorff (1898), “Wilhelm, Prinz von Preußen”, Allgemeine Deutsche Biographie (ADB) (bằng tiếng Đức), 43, Leipzig: Duncker & Humblot, tr. 171–177
  46. ^ a b Stefan Hartmann (1990), “Marianne”, Neue Deutsche Biographie (NDB) (bằng tiếng Đức), 16, Berlin: Duncker & Humblot, tr. 210–211Quản lý CS1: postscript (liên kết); (full text online)
  47. ^ a b c d e f g h Louda, Jiří; Maclagan, Michael (1999). Lines of Succession: Heraldry of the Royal Families of Europe. London: Little, Brown. tr. 34. ISBN 1-85605-469-1.

Nguồn tài liệu