Franz I xứ Sachsen-Coburg-SaalfeldFranz I xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld (tên đầy đủ: Franz Friedrich Anton, Herzog von Sachsen-Coburg-Saalfeld; 15 tháng 7 năm 1750 – 9 tháng 12 năm 1806), là một trong những công tước có chủ quyền thuộc dòng Ernestine, nhánh trưởng của Vương tộc Wettin, ông cai trị Công quốc Sachsen-Coburg-Saalfeld. Là tổ tiên phụ hệ của dòng dõi các quân chủ đến từ Vương tộc Sachsen-Coburg và Gotha ở châu Âu vào thế kỷ XIX và XX như Vương quốc Bỉ, Vương quốc Bulgaria, Vương quốc Bồ Đào Nha (cho đến khi vua Manuel II qua đời), Vương quốc Anh (kể từ vua Edward VII cho đến Elizabeth II). Franz là một nhà cai trị không nổi bật trong Đế quốc La Mã Thần thánh, nhưng ông đã trở nên quan trọng và nổi tiếng trong lịch sử châu Âu thông qua các con cái của mình. Trong đó, người con trai trưởng là Công tước Ernst I, người đã khai sinh ra Vương tộc Sachsen-Coburg và Gotha, đồng thời là cha chồng của Nữ vương Victoria. Người con trai thứ 2 là Ferdinand liên hôn với Nhà Koháry, một trong ba chủ nhất giàu có nhất của Vương quốc Hungary, lập ra Vương tộc Sachsen-Coburg và Gotha-Koháry, lên nắm quyền quân chủ của Vương quốc Bồ Đào Nha (1837) và Vương quốc Bulgaria (1887).[1] Người con trai út của ông là Công tử Leopold, đã được bầu lên ngai vàng của Vương quốc Bỉ vào năm 1831 và hậu duệ của ông vẫn trị vì vương quốc này cho đến tận ngày nay.[2] Tiểu sửFranz sinh ngày 15 tháng 7 năm 1750. Ông là con trai cả của Ernst Friedrich xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld và Sophie Antoinette xứ Braunschweig-Wolfenbüttel.[3] Franz nhận được một nền giáo dục tư thục, cẩn thận và toàn diện dành cho một thế tử thừa thế ngai vàng và trở thành một người sành nghệ thuật. Franz đã khởi xướng một bộ sưu tập sách và tranh minh họa lớn cho công quốc vào năm 1775, cuối cùng bộ sưu tập này đã mở rộng lên đến 300.000 bức tranh khắc trên tấm đồng hiện được lưu giữ tại Veste Coburg. Franz gia nhập quân đội liên minh vào năm 1793, sau khi đất nước của ông bị quân đội Cách mạng Pháp xâm lược. Các lực lượng liên minh bao gồm Hannover, Hessen và Anh. Ông đã tham gia nhiều hoạt động chống Pháp. Franz kế vị cha mình làm Công tước xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld vào năm 1800.[3] Để trả nợ cho cha mình, Schloss Rosenau đã bị bán đi, nhưng vào năm 1805, ông đã mua lại tài sản này làm nơi ở mùa hè cho gia đình công tước. Hoàng đế Franz II đã giải tán Đế quốc La Mã Thần thánh vào ngày 6 tháng 8 năm 1806, sau khi bị Hoàng đế Napoléon I đánh bại trong Trận Austerlitz. Công tước Franz qua đời 4 tháng sau đó vào ngày 9 tháng 12 năm 1806. Ngày 15 tháng 12 năm 1806, Sachsen-Coburg-Saalfeld, cùng với các công quốc Ernestine khác, gia nhập Liên bang Rhein theo kế hoạch của Công tước và các bộ trưởng của ông. Cuộc hôn nhân đầu tiênTại Hildburghausen vào ngày 6 tháng 3 năm 1776, Franz kết hôn với Sophie xứ Sachsen-Hildburghausen, con gái của Ernst Friedrich III xứ Sachsen-Hildburghausen và Ernestine xứ Sachsen-Weimar-Eisenach. Bà qua đời vào ngày 28 tháng 10 năm 1776, chỉ 7 tháng sau đám cưới. Không có hậu duệ nào được sinh ra từ cuộc hôn nhân này. Cuộc hôn nhân thứ 2 và hậu duệTại Ebersdorf vào ngày 13 tháng 6 năm 1777, Franz kết hôn với Auguste Reuß xứ Ebersdorf, con gái của Heinrich XXIV Reuß xứ Ebersdorf và vợ ông là Karoline Ernestine xứ Erbach-Schönberg. Họ có 10 người con, 7 người trong số họ sống sót đến tuổi trưởng thành:[3]
Hậu duệ dòng nam của ông đã thành lập các vương tộc cai trị ở Vương quốc Bỉ, Vương quốc Anh, Vương quốc Bồ Đào Nha và Vương quốc Bulgaria, trong khi vẫn giữ các công quốc Sachsen-Coburg và Gotha cho đến năm 1918.[3] Con trai ông là Leopold cai trị với vương hiệu Léopold I của Bỉ. Fernando cháu trai của ông trị vì Vương quốc Bồ Đào Nha theo luật jure uxoris với vương hiệu Fernando II của Bồ Đào Nha trong khi chắt trai là Ferdinand trở thành vị vua đầu tiên của Vương quốc Bulgaria hậu Ottoman. Một trong những cháu gái của ông là Hoàng hậu Charlotte của México, trong khi một người khác là Nữ vương Victoria của Vương quốc Anh. Sau khi chắc trai của ông là Vương tử Edward, Thân vương xứ Wales tiếp nhận ngai vàng Vương quốc Anh vào năm 1901, Nhà Sachsen-Coburg và Gotha chính thức trở thành một triều đại của Vương quốc Anh cho đến khi tên vương tộc được George V của Anh đổi thành Windsor vào năm 1917.[3] Tổ tiên
Tham khảo
|