Ernst I xứ Sachsen-Coburg và Gotha

Ernst I xứ Sachsen-Coburg và Gotha
Ernst I. von Sachsen-Coburg und Gotha
Chân dung bởi George Dawe (c. 1819)
Công tước xứ Sachsen-Coburg và Gotha
(Ernst I)
Tại vị12 tháng 11 năm 1826 – 29 tháng 1 năm 1844
(17 năm, 78 ngày)
Tiền nhiệmCông tước đầu tiên
Kế nhiệmErnst II
Công tước xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld
(Ernst III)
Tại vị9 tháng 12 năm 1806 – 12 tháng 11 năm 1826
(19 năm, 338 ngày)
Tiền nhiệmFranz
Kế nhiệmCông tước cuối cùng
Thông tin chung
Sinh(1784-01-02)2 tháng 1 năm 1784
Coburg, Sachsen-Coburg-Saalfeld, Đế quốc La Mã Thần thánh[1]
Mất29 tháng 1 năm 1844(1844-01-29) (60 tuổi)
Gotha, Sachsen-Coburg và Gotha, Bang liên Đức[1]
An tángMorizkirche, sau là Friedhof am Glockenberg
Phối ngẫu
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Ernst Anton Karl Ludwig
Gia tộc
Thân phụFranz xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld
Thân mẫuAugusta Reuß xứ Ebersdorf
Tôn giáoGiáo hội Luther

Phù hiệu của Ernst I xứ Sachsen-Coburg và Gotha

Ernst I xứ Sachsen-Coburg và Gotha (tiếng Đức: Ernst I. von Sachsen-Coburg und Gotha; tiếng Tây Ban Nha: Ernesto I de Sajonia-Coburgo y Gotha; tiếng Anh: Ernest I of Saxe-Coburg and Gotha; tên đầy đủ: Ernst Anton Karl Ludwig; 2 tháng 1 năm 1784 – 29 tháng 1 năm 1844)[1] là Công tước xứ Sachsen-Coburg và Gotha đầu tiên từ năm 1826 đến năm 1844[1] cũng như là Công tước xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld cuối cùng với công hiệu là Ernst III từ năm 1806 đến năm 1826 (tiếng Đức: Ernst III. von Sachsen-Coburg-Saalfeld). Ernst I đã chiến đấu chống lại Napoléon Bonaparte, và thông qua các dự án xây dựng cũng như việc thành lập một nhà hát cung đình, Ernst I đã để lại dấu ấn mạnh mẽ cho Coburg - nơi ông cư trú.

Năm 1825, người họ hàng Friedrich IV xứ Sachsen-Gotha-Altenburg qua đời mà không có hậu duệ, vì thế mà các công tước nhánh Ernst được thừa kế tài sản và lãnh thổ của Sachsen-Gotha-Altenburg, trong đó Ernst nhận được Gotha nhưng phải nhượng lại Saalfeld cho Công tước xứ Sachsen-Meiningen. Từ dấu mốc này, Công quốc Sachsen-Coburg-Saalfeld được đổi thành Sachsen-Coburg và Gotha và khai sinh ra Nhà Sachsen-Coburg và Gotha.

Ernst I là cha của Albrecht xứ Sachsen-Coburg và Gotha, chồng của Victoria I của Liên hiệp Anh.

Thân thế

Ernst và chị gái Juliane xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld.

Ernst sinh ngày 2 tháng 1 năm 1784. Ernst là con trai đầu tiên của Franz xứ Sachsen-Coburg-SaalfeldAugusta Reuß xứ Ebersdorf. Trước khi Ernst ra đời, Franz và Augusta đã có ba người con gái là Sophie (kết hôn với Emmanuel von Mensdorff-Pouilly), Antoinette (kết hôn với Alexander Friedrich Karl xứ Württemberg) và Juliane (kết hôn với Konstantin Pavlovich của Nga). Các em của Ernst là Ferdinand (kết hôn với Mária Antónia xứ Csábrág và Szitnya, nữ thừa kế của Nhà Koháry, một trong 3 chủ đất lớn nhất ở Vương quốc Hungary, và tạo ra Vương tộc Sachsen-Coburg và Gotha-Koháry, nắm giữ các ngai vàng Vương quốc Bồ Đào NhaVương quốc Bulgaria sau này),[2]:47 Victoire (kết hôn với Edward của Liên hiệp Anh, Công tước xứ Kent và Strathearn, sinh ra Victoria của Anh và là tổ mẫu của các nhiều Vương thất châu Âu hiện đại), Marriane, Leopold (được bầu chọn lên ngai vàng của Vương quốc Bỉ vào năm 1831, cai trị với vương hiệu Léopold I và hậu duệ của Léopold vẫn trị vì Vương quốc Bỉ cho đến tận ngày nay)[3][4] và Maximilian.[5][6] Dưới sự giám sát của cha mẹ, Ernst được tận hưởng một nền giáo dục tốt.[7]

Công tước xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld

Chân dung bởi Sir George Hayter.

Vào ngày 10 tháng 5 năm 1803, ở tuổi 19, Ernst được tuyên bố là đã đủ tuổi trường thành và vì cha bị bệnh nặng nên Ernst đã đảm nhận vị trí nhiếp chính vương cho công quốc. Khi cha qua đời vào ngày 9 tháng 12 năm 1806, Ernst kế vị cha trở thành công tước xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld với công hiệu Ernst III. Tuy nhiên, Ernst III không thể ngay lập tức nắm quyền cai trị công quốc một cách chính thức vì công quốc đã bị quân đội Đệ Nhất Đế chế Pháp của Napoléon I chiếm đóng. Năm sau, Hòa ước Tilsit (tháng 7 năm 1807) được ký kết, công quốc Sachsen-Coburg-Saalfeld được thống nhất (trước đó đã bị giải thể) và Ernst được phục vị.[1][6] Điều này xảy ra do Đế quốc Nga tạo áp lực lên Pháp, vì chị gái của Ernst là Juliane xứ Sachsen-Coburg và Gotha đã kết hôn với em trai của Sa hoàng Aleksandr I của Nga.

Sau năm 1813, Ernst là tướng Phổ và tham gia các hoạt động quân sự chống lại quân Pháp của Hoàng đế Napoléon I. Ông đã chiến đấu trong các trận LützenLeipzig (1813), và năm 1814 đã tiến vào pháo đài Mainz của Pháp.[1] Sau trận Leipzig, Ernst được trao quyền chỉ huy quân đoàn 5 của Armeekorps.[6]

Sau thất bại của Napoléon trong trận Waterloo, tại Đại hội Viên vào ngày 9 tháng 6 năm 1815, Ernst được trao cho một khu vực rộng 450 km2 với 25.000 cư dân xung quanh thị trấn Sankt Wendel. Diện tích của nó được tăng thêm phần nào nhờ Hiệp ước Paris thứ hai. Năm 1816, khu đất này được đổi tên thành Thân vương quốc Lichtenberg. Ernst bán nó cho Vương quốc Phổ vào năm 1834.[6]

Hôn nhân và hậu duệ

Luise Pauline xứ Sachsen-Gotha-Altenburg.

Ngày 31 tháng 7 năm 1817, Ernst III kết hôn với Luise Pauline xứ Sachsen-Gotha-AltenburgGotha. Luise bấy giờ là một thiếu nữ 16 tuổi xinh đẹp với mái tóc vàng và đôi mắt xanh lam.[8][9] Hai vợ chồng có hai người con:

Luise Pauline xứ Sachsen-Gotha-Altenburg, Công tước phu nhân xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld cùng với hai con trai, Ernst IIAlbrecht xứ Sachsen-Coburg và Gotha.

Luise Pauline là hậu duệ cuối cùng của nhánh Sachsen-Gotha-Altenburg nên thông qua cuộc hôn nhân với Luise, quyền thừa kế lãnh địa thuộc nhánh Altenburg sau khi nam duệ cuối cùng của dòng họ qua đời của Ernst được củng cố. Vì theo luật Salic, Luise không thể kế thừa tước vị của gia đình, nhưng có thể chuyển giao quyền cai trị cho chồng và các con trai.[13] Trong những năm đầu của cuộc hân, Luise cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống mới của một Công tước phu nhân, thế nhưng Ernst lại cảm thấy vợ mình nhàm chán.[14] Sau khi việc kế vị Công quốc được đảm bảo với sự ra đời của hai con trai, Ernst lạnh nhạt với vợ và Luise phải tìm kiếm niềm vui ở những hoạt động khác. Biết được mối quan hệ của chồng và tình nhân Pauline Panam, Luise cũng bắt đầu ngoại tình với người đàn ông khác.[15] Ernst và Luise ly thân vào năm 1824 vì Ernst muốn đảm bảo quyền thừa kế phần lãnh thổ thuộc Sachsen-Gotha-Altenburg, cũng chính là nguyên nhân Ernst kết hôn với Luise.[16] Hai người chính thức ly hôn vào năm 1826. Là những người thừa kế của Coburg, những đứa trẻ ở lại với cha và không bao giờ gặp lại mẹ từ khi Luise và Ernst ly thân.[17] Luise tái hôn với Alexander von Hanstein, Bá tước xứ Pölzig và Beiersdorf vào ngày 31 tháng 3 năm 1826 và qua đời vào ngày 30 tháng 8 năm 1831 ở Paris khi chỉ được 30 tuổi.[18][19][19][9]

Chân dung Marie xứ Württemberg, người vợ thứ hai cũng như là cháu gái gọi cậu của Ernst I xứ Sachsen-Coburg và Gotha, Công tước phu nhân xứ Sachsen-Coburg và Gotha đàu tiên.

Ngày 23 tháng 12 năm 1832, ở độ tuổi 48, Ernst tái hôn với người cháu gái kém 15 tuổi là Marie xứ Württemberg, con gái của chị gái Antoinette tại Coburg.[20] Sau khi nghe tin vợ cũ qua đời Ernst I bắt đầu tìm kiếm một người vợ mới có xuất thân cao quý, thế nhưng tuổi tác của Ernst I đã giới hạn đối tượng hôn nhân của ngài Công tước và lựa chọn tốt nhất là cháu gái Marie. Cuộc hôn nhân của Ernst I và Marie không được khuyến khích vì đây là hôn nhân giữa hai cậu cháu. Marie không sinh cho Ernst I một người con nào và sống tách biệt với chồng, nằm ngoài tầm kiểm soát của Công tước.[21] Thông qua hôn nhân, Marie không chỉ là là chị họ mà còn là mẹ kế của Công tước Ernst II và Công tử Albrecht. Marie cũng có mối quan hệ tốt đẹp với hai người con riêng của chồng cũng như là em họ của mình cho đến khi qua đời.[21]

Ernst còn có ba người con ngoại hôn:

  • Berta Ernestine von Schauenstein (26 tháng 1 năm 1817 – Coburg, 15 tháng 8 năm 1896), sinh ra bởi Sophie Fermepin de Marteaux, kết hôn với người anh họ là Eduard Edgar Schmidt-Löwe von Löwenfels, con trai ngoài giá thú của chị gái của cha cô, Juliane.
  • Ernst Albert và Robert Ferdinand, cặp song sinh sinh năm 1838, sinh ra bởi Margaretha Braun. Hai anh em được ban tước hiệu Freiherren xứ Bruneck vào năm 1856.

Công tước xứ Sachsen-Coburg và Gotha

Chân dung Ernst I xứ Sachsen-Coburg và Gotha.

Năm 1825, Friedrich IV xứ Sachsen-Gotha-Altenburg, chú của Luise, người vợ đầu tiên của Ernst, qua đời mà không có người thừa kế. Điều này dẫn đến việc sắp xếp lại các công quốc Ernestine. Với tư cách là một thành viên của triều đại Ernestine (chứ không phải với tư cách là chồng của Luise), Ernest mới có quyền đòi thừa kế tài sản của cố công tước. Tuy nhiên, lúc đó ông đang làm thủ tục ly hôn với Luise, và các chi nhánh khác đã lợi dụng điều này như một đòn bẩy để đạt được một thỏa thuận tốt hơn cho mình bằng cách nhấn mạnh rằng ông ta không nên thừa kế Gotha. Họ đạt được thỏa hiệp vào ngày 12 tháng 11 năm 1826: Ernst nhận Gotha, nhưng phải nhượng Saalfeld cho Bernhard II xứ Sachsen-Meiningen. Do đó Ernst trở thành "Ernst I, Công tước xứ Sachsen-Coburg và Gotha". Mặc dù Công tước đã đưa ra hiến pháp cho Coburg vào năm 1821 nhưng Ernst I không can thiệp vào hệ thống chính quyền ở Gotha.[6]

Tại Coburg, Ernst chịu trách nhiệm về nhiều dự án xây dựng khác nhau, bao gồm cả việc thành lập Hofttheater trong tòa nhà mới. Schlossplatz như ngày nay phần lớn là do hoạt động dưới sự cai trị của ông.[2]:107  Ông chủ yếu được nhớ đến vì sự phát triển kinh tế, giáo dục và hiến pháp của các lãnh thổ của mình, cũng như vị trí quốc tế quan trọng mà gia tộc Coburg đạt được.[6]

Qua đời

Chân dung bởi John Lucas, năm 1838.

Ernst qua đời vào ngày 29 tháng 1 năm 1844 và ban đầu được chôn cất tại Morizkirche nhưng sau đó được an táng trong lăng mộ mới xây ở Friedhof am Glockenberg.[2]:47

Tước hiệu và kính xưng

12 tháng 11 năm 1826 – 29 tháng 1 năm 1844: His Serene Highness the Duke of Saxe-Coburg and Gotha (HSH Công tước xứ Sachsen-Coburg và Gotha)[22]

Huân chương

Ông đã nhận được các huân chương sau:[23]

Tổ tiên

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f Britannica.
  2. ^ a b c Klüglein, Norbert (1991). Coburg Stadt und Land (German). Verkehrsverein Coburg.
  3. ^ Pirenne 1948, tr. 26.
  4. ^ Pirenne 1948, tr. 26–7.
  5. ^ Knorr 1959, tr. 620–621.
  6. ^ a b c d e f Britannica 1910, tr. 751.
  7. ^ Beck 1877, tr. 313–317.
  8. ^ Feuchtwanger 2006, tr. 28–29.
  9. ^ a b Strachey 1949, tr. 134.
  10. ^ Berbig, Max (1904). “Ernst II. - Neue Deutsche Biographie (NDB)”. www.deutsche-biographie.de (bằng tiếng Đức) (ấn bản thứ 48). Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
  11. ^ Tom Levine: Die Windsors. Glanz und Tragik einer fast normalen Familie. Campus-Verlag, Frankfurt am Main u. a. 2005, ISBN 3-593-37763-2, S. 20.
  12. ^ Britannica 1910, tr. 752.
  13. ^ Grill 2009, tr. 110.
  14. ^ Feuchtwanger 2006, tr. 29.
  15. ^ Feuchtwanger 2006, tr. 30.
  16. ^ Feuchtwanger 2006, tr. 30–31.
  17. ^ Martin 1880, tr. 5.
  18. ^ Weintraub 2006, tr. 27, 30.
  19. ^ a b Feuchtwanger 2006, tr. 31.
  20. ^ Weintraub 1997, tr. 40.
  21. ^ a b Gill 2009, tr. 128.
  22. ^ “Page 1613 | Issue 19636, 17 July 1838 | London Gazette | The Gazette”. www.thegazette.co.uk. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
  23. ^ Staatshandbücher für das Herzogtum Sachsen-Coburg und Gotha (1843), "Genealogie des Herzoglichen Hauses" pp. xxiii-xxiv
  24. ^ a b A.A. Podmazo biên tập (1996). “Словарь русских генералов, участников боевых действий против армии Наполеона Бонапарта в 1812—1815 гг” [Russian generals and participants in the hostilities against the army of Napoleon Bonaparte in 1812-1815.]. The History of the Fatherland in the Evidence and Documents of the XVIII — XX Centuries (bằng tiếng Nga). Russian archives. 7: 548.
  25. ^ Almanach de la cour: pour l'année ... 1817. l'Académie Imp. des Sciences. 1817. tr. 137.
  26. ^ Staatshandbuch für den Freistaat Sachsen: 1843. Heinrich. 1843. tr. 3, 5.
  27. ^ "A Szent István Rend tagjai" Lưu trữ 22 tháng 12 năm 2010 tại Wayback Machine
  28. ^ Staatshandbuch für das Großherzogtum Sachsen / Sachsen-Weimar-Eisenach (1843), "Großherzogliche Hausorden" p. 7[liên kết hỏng]
  29. ^ Staatshandbücher ... Sachsen-Coburg und Gotha (1837), "Herzogliche Sachsen-Ernestinischer Hausorden" p. 10
  30. ^ H. Tarlier (1854). Almanach royal officiel, publié, exécution d'un arrête du roi (bằng tiếng Pháp). 1. tr. 37.
  31. ^ Bragança, Jose Vicente de (2014). “Agraciamentos Portugueses Aos Príncipes da Casa Saxe-Coburgo-Gota” [Portuguese Honours awarded to Princes of the House of Saxe-Coburg and Gotha]. Pro Phalaris (bằng tiếng Bồ Đào Nha). 9–10: 6–7. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2019.
  32. ^ Shaw, Wm. A. (1906) The Knights of England, I, London, p. 55
  33. ^ M. & B. Wattel. (2009). Les Grand'Croix de la Légion d'honneur de 1805 à nos jours. Titulaires français et étrangers. Paris: Archives & Culture. tr. 522. ISBN 978-2-35077-135-9.
  34. ^ Hof- und Staats-Handbuch des Großherzogtum Baden (1843), "Großherzogliche Orden" pp. 31, 46

Nguồn tài liệu

Ernst I xứ Sachsen-Coburg và Gotha
Sinh: 2 tháng 1, năm 1784 Mất: 29 tháng 1, năm 1844
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Franz I
Công tước xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld
1806–1826
Trở thành Công tước xứ Sachsen-Coburg và Gotha
Trước là Công tước xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld Công tước xứ Sachsen-Coburg và Gotha
1826–1844
Kế nhiệm
Ernst II