Vị trí của nó trong bảng tuần hoàn cũng thể hiện tính chất hóa học và vật lý của nó tương tự các nguyên tố kim loại khác trong nhóm. Mặc dù chỉ một số ít được tạo ra nhưng nó được xác định là có màu bạc.[1] Theo các nghiên cứu vết được thực hiện ở Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Los Alamos National Laboratory) sử dụng đồng vị 253Es, nguyên tố này có tính chất hóa học đặc trưng của hóa trị 3.[2] Giống với tất cả các nguyên tố tổng hợp, các đồng vị của einsteinium có độ phóng xạ rất mạnh và độc tính cao.
Các phát hiện này được giữ bí mật cho đến năm 1955 do sự căng thẳng của chiến tranh Lạnh.[4][5] Tuy nhiên, một vài nguyên tử 238U có thể hấp thu một lượng neutron lớn hơn (hầu hết là 16 hoặc 17):
Các đồng vị của einsteini được tạo ra gần sau đó tại phòng thí nghiệm phóng xạ Đại học California (University of California Radiation Laboratory) trong một phản ứng phân hạch giữa hạt nhân nitơ-14 và urani-238.[6] và sau đó là bởi bức xạ neutron cực mạnh của plutoni trong lò phản ứng thử nghiệm vật liệu (Materials Testing Reactor).[7]
Năm 1961, một lượng einsteini được tổng hợp vừa đủ để tạo một mẫu nhỏ 253Es. Mẫu này nặng khoảng 10 microgam, và nó được cân nặng bằng cách cân bằng đặc biệt.
Bên cạnh ứng dụng trong nghiên cứu khoa học (như nguyên tố trung gian để tạo ra các nguyên tố khác[8]), einsteini không có ứng dụng khác.[9]
Các hợp chất
Danh sách sau đây là các hợp chất được biết đến của einsteini:[10]
^Ghiorso, A. and Thompson, S. G. and Higgins, G. H. and Seaborg, G. T. and Studier, M. H. and Fields, P. R. and Fried, S. M. and Diamond, H. and Mech, J. F. and Pyle, G. L. and Huizenga, J. R. and Hirsch, A. and Manning, W. M. and Browne, C. I. and Smith, H. L. and Spence, R. W. (1955). “New Elements Einsteinium and Fermium, Atomic Numbers 99 and 100”. Phys. Rev. 99: 1048–1049. doi:10.1103/PhysRev.99.1048.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^P. R. Fields, M. H. Studier, H. Diamond, J. F. Mech, M. G. Inghram, G. L. Pyle, C. M. Stevens, S. Fried, W. M. Manning (Argonne National Laboratory, Lemont, Illinois); A. Ghiorso, S. G. Thompson, G. H. Higgins, G. T. Seaborg (University of California, Berkeley, California): "Transplutonium Elements in Thermonuclear Test Debris", in: Physical Review1956, 102 (1), 180–182; doi:10.1103/PhysRev.102.180.