Kể từ khi Hồng Kông mở cửa như một khu hải cảng buôn bán sầm uất, do sự bùng nổ dân số và mức tiêu thụ nước tăng nhanh của người dân, việc xây dựng nhiều ao và hồ chứa là cần thiết để lấy nước mưa. Các hồ chứa nước ở Hồng Kông được trải đều trên toàn bộ 1.104 km² của khu vực. Có rất nhiều không gian cho các hồ chứa nước nhỏ ở Hồng Kông, vì các khu vực đồi núi cung cấp các thung lũng phù hợp cho việc lưu trữ nước. Tuy nhiên, các hồ chứa nước lớn hơn, tức hồ chứa Vạn Nghi và Thuyền Loan Đạm, có cách xây dựng khác với những hồ chứa nước còn lại. Các con đập được xây dựng ở cạnh hồ chứa, trong khi nước mặn từ biển được rút ra và được thay thế bằng nước ngọt. Hiện tại, toàn đặc khu có 18 hồ chứa nước uống với tổng dung tích khoảng 586 triệu m³. Theo thống kê, mỗi người Hồng Kông tiêu thụ 220 lít nước mỗi ngày, do đó các hồ chứa nước uống có thể cung cấp 150 ngày nước cho người dân, trong đó 85% nước đến từ hồ chứa Vạn Nghi và hồ chứa Thuyền Loan Đạm. Ngoài ra, vùng lãnh thổ còn có một số hồ chứa thủy lợi, hồ chứa nước mặn và hồ chứa phục vụ mục đích giải trí.
Tổng lưu trữ nước trong các hồ chứa
Vào tháng 3 năm 2012, tổng lượng nước trong các hồ chứa của Hồng Kông đạt 371 triệu mét khối.
Tại thời điểm 9 giờ ngày 18 tháng 3 năm 2013, tổng dung tích chứa nước của các hồ chứa ở Hồng Kông đạt 368,5 triệu mét khối, chiếm gần 63% tổng dung tích.[1]
Tại thời điểm 9 giờ ngày 31 tháng 3 năm 2014, tổng dung tích chứa nước của các hồ chứa ở Hồng Kông đạt 374,242 triệu mét khối, chiếm 63,86% tổng dung tích.
Vào ngày 1 tháng 5 năm 2016, tổng dung tích chứa nước của các hồ chứa của Hồng Kông là 414.822.000 mét khối, chiếm 70,78% tổng dung tích.
Vào ngày 1 tháng 5 năm 2017, tổng dung tích chứa nước của các hồ chứa của Hồng Kông là 396.228.000 mét khối, chiếm 67,61% tổng dung tích.
Được xây dựng để trữ nước biển phục vụ cho việc xả nước bồn cầu. Sau khi bị đóng cửa, nơi đây được sử dụng làm bãi rác ở Jordan Valley. Hiện tại, bãi rác đã ngừng hoạt động và được phục hồi để trở thành Công viên Jordan Valley.
Con đập chính đối diện với đường Tướng Quân Áo và được xây dựng để trữ nước biển phục vụ cho việc xả nước bồn cầu. Sau khi ngừng hoạt động vào đầu thập niên 1980, nó đã được sử dụng làm bãi rác tại Mã Du Đường Tây. Bãi rác đã ngừng hoạt động và đang được sửa chữa.
^“The Masonry Bridge of Pok Fu Lam Reservoir”. Văn phòng Cổ vật và Di tích (Antiquities and Monuments Office) (bằng tiếng Anh). Chính phủ Hồng Kông. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2020.