Cổng thông tin:Kiến trúc
Chủ đề chọn lọcNhà chọc trời là một thể loại công trình kiến trúc có chiều cao rất lớn, ít nhất khoảng chừng 800 feet, tương đương 244 mét. Nhà chọc trời là hình ảnh tượng trưng xuất sắc của trào lưu kiến trúc Hiện đại. Tuy nhiên, khái niệm có phần mập mờ như nhà chọc trời không nên nhầm lẫn với một khái niệm khác rõ ràng hơn là nhà cao tầng (highrise) được Ủy ban dữ kiện Emporis định nghĩa: "một tòa nhà có chiều cao trên 35 m (115 ft) (khoảng độ 12 tầng), được chia thành không gian tiêu chuẩn trên diện tích sàn sử dụng." Tất cả các nhà chọc trời đều là nhà cao tầng, nhưng chỉ có những nhà cao tầng trên 244 m mới là nhà chọc trời. Khả năng ở là một yếu tố xác định sự khác biệt của nhà chọc trời với các loại kết cấu xây dựng dạng tháp. Theo một số kỹ sư kết cấu, nhà cao tầng là bất kì loại kết cấu xây dựng nào mà tải trọng gió quan trọng hơn so với tải trọng tĩnh và tải trọng động của công trình. Tiêu chuẩn này phù hợp với tất cả mọi loại kết cấu, từ nhà cao tầng cho đến các kết cấu tháp. Gương mặt nổi tiếngHannes Meyer (18 tháng 11 năm 1889 - 19 tháng 7 năm 1954) là một kiến trúc sư Thụy Sĩ và là hiệu trưởng thứ hai của trường Bauhaus từ năm 1928 đến 1930. Trường Bauhaus được Walter Gropius thành lập ở Weimar năm 1919. Gropius đã chỉ định Meyer là chủ nhiệm khoa kiến trúc ngay khi khoa này được thành lập vào tháng 10 năm 1926. Trong triết lý cực đoan của mình, Meyer tin rằng kiến trúc mang nặng tính thủ công hơn là tính nghệ thuật. Theo ông, công trình kiến trúc phải có giá thành thấp và phải thiết kế để đáp ứng được như cầu của xã hội. Ông cũng là một người theo chủ nghĩa Marx. "Kiến trúc là nghệ thuật phí phạm không gian" (Architecture is the art of how to waste space) Philip Johnson Kiến trúcKiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức không gian sống cho con người, thiết kế các công trình kiến trúc. Trong một phạm vi rộng hơn, kiến trúc bao gồm việc thiết kế môi trường xây dựng tổng thể, từ tầm vĩ mô như quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng, đến thiết kế đô thị và cụ thể hơn nữa là kiến trúc cảnh quan, kiến trúc công trình, đến tầm vi mô như Kiến trúc nội thất, tạo dáng công nghiệp... Lịch sử kiến trúcLịch sử kiến trúc nghiên cứu sự phát triển và lịch sử của nền kiến trúc thế giới thông qua việc nghiên cứu các ảnh hưởng ở các góc độ khác nhau như nghệ thuật, văn hoá, chính trị kinh tế và kĩ thuật.
Nhìn chung, nhiệm vụ của lịch sử kiến trúc là phải xây dựng được mối quan hệ giữa ý nghĩa biểu cảm vô hình của của công trình kiến trúc (ngữ nghĩa, chức năng, biểu tượng...) với sự thể hiện hữu hình của các đối tượng kiến trúc (kích thước, vật liệu, thành phần của kiến trúc...) và đặt vào trong một nghiên cứu tổng thể của thời điểm lịch sử. Lý thuyết và lịch sử kiến trúcQuy hoạch đô thịQuy hoạch đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại,... Kiến trúc cảnh quanKiến trúc cảnh quan là nghệ thuật, lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lý, bảo tồn và phục chế lại cảnh quan của khu vực đất và địa điểm xây dựng của con người. Phạm vi hoạt động của kiến trúc cảnh quan liên quan đến thiết kế kiến trúc, thiết kế tổng mặt bằng, phát triển bất động sản, bảo tồn và phục chế môi trường, thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị, thiết kế các công viên và các khu vực nghỉ ngơi giải trí và bảo tồn di sản. Người hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan được gọi là kiến trúc sư cảnh quan.
Các thể loại công trìnhKết cấu và vật liệuKiến trúc sưCác giải thưởng kiến trúc
Phần thông tin Kiến trúc này đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của bạn. Bạn có thể:
Thức cột Ionic - Thức cột Doric - Bảy kỳ quan thế giới cổ đại
Gottfried Semper - Buckminster Fuller - Peter Behrens - Isozaki Arata - Theo van Doesburg - César Pelli - Santiago Calatrava
|