Buckminster Fuller

Buckminster Fuller
Buckminster Fuller (1972)
Sinh(1895-07-12)12 tháng 7, 1895
Milton, Massachusetts, Hoa Kỳ
Mất1 tháng 7, 1983(1983-07-01) (87 tuổi)
Los Angeles, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpdesigner, author, inventor
Phối ngẫuAnne Fuller
Con cái2: Allegra Fuller Snyder và Alexandra (mất lúc trẻ)
Chân dung Fuller lồng ghép với kết cấu vòm trắc đạc và các phát mình cho tương lai như ô tô, máy bay và radar trên tem kỉ niệm của bưu điện Mỹ
Bên trong vòm trắc đạc

Richard Buckminster "Bucky" Fuller (12 tháng 7 năm 18951 tháng 7 năm 1983) là kiến trúc sư, nhà thiết kế, và nhà sáng chế nổi tiếng người Mỹ.

Trong suốt cuộc đời của mình, Fuller ám ảnh bởi câu hỏi liệu nhân loại có khả năng tồn tại lâu dài và bền vững trên Trái Đất không, và nếu có thì như thế nào. Tự nhận mình là một con người bình thường, không có một khả năng tài chính hoặc một bằng cấp hàn lâm nào, Fuller đã cống hiến toàn bộ cuộc đời ông để trả lời câu hỏi trên, cố gắng tìm ra câu trả lời: một cá nhân bình thường như ông có thể làm gì để cải thiện điều kiện tồn tại của loài người, điều mà những tổ chức lớn, những chính phủ hoặc những tập đoàn tư bản không thể thực hiện được. Ông nghiên cứu đồng thời từ nhà ở, ô tô, thuyền, các trò chơi, các thiết bị truyền tin và vòm trắc đạc...Tất cả những đối tượng đó nhằm mục đích duy nhất là sao cho có thể sản xuất được ở số lượng lớn với những phương tiện đơn giản nhất và bền vững nhất có thể. Triết lý của ông là "Nhiều hơn cho ít hơn" (more for less). Ông từng nói:


Theo đuổi thí nghiệm của đời mình, Fuller đã viết 28 cuốn sách, phát minh ra những khái niệm như Tàu vũ trụ Trái Đất (spaceship earth), thích nghi đột biến (ephemeralization) và phát sinh đột biến không dự báo (synergetics hoặc negentropy) Ông cũng là tác giả của một loạt các phát minh hầu hết trong tạo hình và kiến trúc, nổi tiếng nhất là kết cấu vòm trắc đạc. Vào cuối đời mình, sau vài thập kỉ làm việc dựa trên lý thuyết, Fuller đã trở nên nổi tiếng. Ông đi vòng quanh thế giới 46 lần để giảng bài, nói chuyện và nhận được 54 bằng Tiến sĩ danh dự và là ứng cử viên cho giải thưởng Nobel hòa bình năm 1969. Tuy nhiên, hầu hết các phát minh của ông đều dừng ở lý thuyết và chưa bao giờ được ứng dụng vào thực tế, ông cũng bị chỉ trích mạnh trong hầu hết các lĩnh vực mà ông có ảnh hưởng như kiến trúc, hoặc ông đơn giản bị bỏ quên như một con người không tưởng. Những phát minh của ông cũng cho thấy người ta đã chưa đánh giá đúng mức và xứng đáng với tầm giá trị của nó.

Tiểu sử

Ông sinh ra và lớn lên ở Massachusetts trong một gia đình trung lưu. năm 17 tuổi, Fuller đã làm cả gia đình thất vọng khi không tốt nghiệp được Đại học Harvard. Sau đó ông gia nhập Hải quân Mỹ cho đến năm 1922.

Công trình và phát minh quan trọng

  1. Vòm trắc địa
  2. Thành phổ nổi Triton
  3. Bản đồ Dymaxion và "Trò chơi Thế giới'' (World Game)

KTS Buckminister Fuller và định hướng tương lai trong quá khứ

Năm 1920, Buckminister Fuller mong muốn xây dựng một không gian gia đình bền vững, một cỗ máy sống của tương lai. Mặc dù không được xây dựng một cách thực thụ nhưng bản thiết kế Dymaxion House lại thể hiện những cấp tiến đổi mới mang tính ảnh hưởng mạnh mẽ với các loại nhà tiền chế và công trình mang tính bền vững ngày nay. Ngôi nhà không chỉ mẫu mực trong khả năng tự cung tự cấp mà còn có thể sản xuất hàng loạt, dễ dàng đóng gói và vận chuyển đi toàn thế giới. Một thiết kế mang tính cách mạng.

KTS Buckminister Fuller bên dự án Dymaxion.

Ngôi nhà hình lục giác 100 mét vuông sở hữu cấu trúc chống động đất, chống gió bão nhờ hệ cột trung tâm giúp treo dây cáp, từ đó cho phép toàn bộ tường bao không phải chịu lực. Bằng cách quy tất cả tiện ích về khu vực trung tâm và để phần còn lại của ngôi nhà hướng theo dạng mô đun, Buckminister Fuller đã tạo nên một không gian linh hoạt cho người thuê có thể tùy biến theo nhu cầu của họ. Thiết kế cũng cho thấy các tuabin gió trên mái nhà cùng một hệ thống bể chứa lớn để lưu trữ và tái sử dụng nước.

Những phác thảo ban đầu của dự án.


Theo Buckminister Fuller giải thích, ngôi nhà được xây dựng từ nhôm để đáp ứng các nhu cầu về chịu lực tốt, trọng lượng thấp và chi phí bảo trì ở mức tối thiểu: “Nguyên tắc Dymaxion là có thể làm được nhiều thứ với trọng lượng, thời gian và thiết bị luôn ở mức tối thiểu, đồng thời cung cấp mức độ hiệu suất chức năng nhất định. Với tốc độ tái chế trung bình cho tất cả kim loại là 22 năm cùng nhiều cải tiến thiết kế, sẽ có ngày càng nhiều người được phục vụ ở tiêu chuẩn cao hơn với vật liệu cũ.”

Dự án Dymaxion đã bị hoãn lại bởi Buckminister Fuller hoãn lại đến năm 1944, khi tình trạng thiếu nhà ở sau chiến tranh thúc giục ông xem xét lại ý tưởng trước đây về việc sản xuất hàng loạt công trình dân cư. Để biến dự án thành hiện thực, Fuller đã ký hợp đồng nghiên cứu 2 năm với thương hiệu công nghiệp máy bay Beech, đơn vị nắm giữ rất nhiều nhôm thu được từ sau Thế Chiến II. Năm 1946, Fuller hoàn thành hai nguyên mẫu Barwise và Danbury, dù sau nay không được sản xuất hàng loạt do một vài bất đồng trong thỏa hiệp.

Năm 1948, William Graham – một nhà đầu tư cũ của dự án đã mua lại và kết hợp hai nguyên mẫu để tạo nên ngôi nhà Wichita House giữa nguyên tinh thần ban đầu của Dymaxion, nhưng hình lục giác đã được chuyển thành dạng hình tròn mềm mại hơn và cách mặt đất một khoảng nhỏ (với Dymaxion là hoàn toàn lơ lửng).

Dự án được mua lại sau này và cải tiến thành dạng hình tròn.

Dự án Dymaxion có lẽ đã thành công nếu phát huy được hết tiềm năng của nó khi cung cấp được giải pháp cho tình trạng thiếu hụt trầm trọng nhà ở sau chiến tranh, đồng thời lại được kết hợp các công nghệ bền vững, dễ lắp ráp, sản xuất hàng loạt. Thật không may, Dymaxion đã không bao giờ có cơ hội đó nhưng nguyên tắc về tính bền vững của Buckminister Fuller đã để lại ảnh hưởng rất lớn trong lĩnh vực thiết kế ngày nay.

Tham khảo

  1. ^ T. Harv Eker, Bí mật tư duy triệu phú (Secrets of the Milionaire Mind), Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011, trang 113
  • Joachim Krausse, Claude Lichtenstein, Your Private Sky: R. Buckminster Fuller, Lars Müller Publishing, 2000
  • Martin Pawley, Buckminster Fuller, Trefoil Publications, 1990
  • R. Buckminster Fuller, Grunch of Giants, Critical Path Publishing, 2004
  • Silver Burdett, Buckminster Fuller, Prentice Hall + IBD, 1993
  • J. Baldwin, Bucky’s Works: Buckminster Fuller’s Ideas for Today, John Wiley + Sons, 1997
  • Nathan Aaseng, More With Less: Future World of Buckminster Fuller, Lerner, 1985
  • R. Buckminster Fuller, Intuition, Impact Publishers, 1983
  • R. Buckminster Fuller, Answar Dil, Humans In Universe, Mouton de Gruyter, 1983
  • R. Buckminster Fuller, Operating Manual for Spaceship Earth, Dutton Books, 1978
  • Athena V. Lord, Pilot for Spaceship Earth: R. Buckminster Fuller, Architect, Inventor and Poet, Macmillan, 1978
  • R. Buckminster Fuller, Robert W. Marks, Dymaxion World of Buckminster Fuller, Doubleday & co, 1973
  • R. Buckminster Fuller, Approaching the Benign Environment, Collier-Mac, 1971

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia