Chromi(III) fluoride là tên của các hợp chất vô cơ có công thức hóa họcCrF3 cũng như một số hydrat liên quan. Hợp chất CrF3 là chất rắn tinh thể màu lục không tan trong dung môi thông thường, nhưng Cr(H2O)6F3 và Cr(H2O)9F3 (đều có màu tím) hòa tan được trong nước. Trihydrat có màu xanh lục và hexahydrat có màu tím. Dạng khan thăng hoa ở 1100–1200 ℃.[5]
Cấu trúc
Giống như hầu hết các hợp chất của Chromi(III), các hợp chất này có các tâm Cr bát diện. Ở dạng khan, sáu vị trí phối hợp là các phối tử fluoride nối với các trung tâm Cr liền kề. Trong hydrat, một số hoặc tất cả các phối tử fluoride được thay thế bằng nước.[6]
Chromi(III) fluoride có một số ứng dụng như một chất gắn kết trong hàng dệt may và như một chất ức chế ăn mòn. Chromi(III) fluoride xúc tác quá trình flo hóa clorocacbon bằng HF.[10][11]
^Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản thứ 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, ISBN0-7506-3365-4
^F.H. Herbstein, M. Kapon and G.M. Reisner, "Crystal structures of chromium(III) fluoride trihydrate".
^Gerd Anger, Jost Halstenberg, Klaus Hochgeschwender, Christoph Scherhag, Ulrich Korallus, Herbert Knopf, Peter Schmidt, Manfred Ohlinger, "Chromium Compounds" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, Wiley-VCH, Weinheim, 2005.doi:10.1002/14356007.a07_067
^Mallikarjuna R. V. N.; Subramanian M. A. Fluoroolefin Manufacturing U.S. Patent 6,031,14, ngày 6 tháng 8 năm 1998; n.a.
^Ruh R. P.; Davis R. A. Proceess for Fluorinating Aliphatic Halohydrocarbons with a Chromium Fluoride catalyst and process for preparing the catalyst.
^Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 21 (The Chemical Society., 1976), trang 1322 – [2]. Truy cập 3 tháng 5 năm 2020.
^Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 20,Phần 1 (British Library Lending Division with the cooperation of the Royal Society of Chemistry, 1975), trang 227 – [3]. Truy cập 3 tháng 5 năm 2020.