Chi Mướp

Chi Mướp
Quả mướp khi sắp già
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Cucurbitales
Họ (familia)Cucurbitaceae
Tông (tribus)Sicyoeae
Chi (genus)Luffa
Mill., 1754[1][2]
Loài điển hình
Luffa aegyptiaca
Mill., 1768[3]
Các loài
9. Xem bài.
Danh pháp đồng nghĩa[4]
Danh sách
  • Poppya Neck., 1790 opus utique oppr.
  • Trevauxia Steud., 1841 orth. var.
  • Trevouxia Scop., 1777
  • Turia Forssk. ex J.F.Gmel, 1791

Chi Mướp (danh pháp khoa học: Luffa, từ tiếng Ả Rập لوف lūf) là một loại dây leo sống một năm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Quả của ít nhất hai loài là L. acutangulaL. aegyptiaca được thu hoạch khi còn non để làm rau ăn, rất phổ biến ở châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal, Bhutan, Bangladesh, Việt Nam) và châu Phi.[5] L. acutangula gọi là jhingey trong tiếng Bengalturai trong tiếng Hindi. Quả của L. aegyptiaca cũng có khi để già để lấy xơ mướp phục vụ cho việc sử dụng trong nhà tắm hay nhà bếp sau khi đã loại bỏ mọi thứ chỉ còn để lại phần lõi chứa các sợi gỗ trong ruột (xylem). Loại này được gọi là dhundul trong tiếng Bengal, ghiya tori hay nerua trong tiếng Hindi, "peerkankai" trong tiếng Tamil.

Các loài thuộc chi Mướp bị ấu trùng của một số loài côn trùng thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera) phá hoại, chẳng hạn Hypercompe albicornis.

Các loài

Hiện tại người ta công nhận 9 loài thuộc chi này:[4]

Ảnh

Xem thêm

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. ^ Philip Miller, 1754. Luffa, Egyptian cucumber. The Gardeners Dictionary:... 2: 800.
  2. ^ Tên gọi thực vật "Luffa" được nhà thực vật học Đức Johann Vesling (1598-1649) đưa vào danh pháp thực vật học phương Tây, ông đã tới Ai Cập vào cuối thập niên 1620 và mô tả loài cây được gieo trồng trong điều kiện tưới tiêu nhân tạo tại Ai Cập. Năm 1706 nhà thực vật học Pháp Joseph Pitton de Tournefort giới thiệu tên chi thực vật học chính thức "Luffa" này. Tournefort dẫn chiếu tới mô tả trước đó của Vesling và nhắc lại rằng "Luffa Arabum" là một loài thực vật trong họ bầu bí. Trong việc thiết lập chi Luffa, Tournefort chỉ nhận dạng 1 loài và gọi nó là "Luffa Arabum". Bài báo năm 1706 của ông bao gồm các hình vẽ chi tiết của loài này (mà ngày nay có danh pháp Luffa aegyptiaca) – tham chiếu. Loài này là bản địa châu Á nhiệt đới nhưng đã được gieo trồng tại Ai Cập từ cuối thời kỳ Trung cổ. Nhà thực vật học Thụy Điển Peter Forsskål tới Ai Cập vào đầu thập niên 1760 và lưu ý rằng nó được gọi là لوف lūf trong tiếng Ả Rập – tham chiếu. Trong thế kỷ 18 nhà thực vật học Thụy Điển Carl Linnaeus chấp nhận tên gọi luffa cho loài này, nhưng xếp nó trong chi Momordica với danh pháp Momordica luffa, và không sử dụng tên luffa như là chi Luffa tách biệt. Các tham chiếu khác về Luffa trong danh pháp thực vật học thế kỷ 18: "A commentary on Loureiro's "Flora Cochinchinensis" " của E. D. Merrill năm 1935 trong Transactions of American Philosophical Society 24(2): 377-378. Luffa @ ATILF Lưu trữ 2013-10-17 tại Wayback Machine"Suite de l'Etablissement de Quelques Nouveaux Genres de Plantes" của J. P. de Tournefort (1706) trong Mémoires de l'Academe Royale des Sciences année 1706.
  3. ^ Philip Miller, 1768. Luffa. Egyptian cucumber: Luffa aegyptiaca. The Gardeners Dictionary:... (ấn bản 8) 2: LUD-LUN.
  4. ^ a b Luffa trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 14-11-2024.
  5. ^ Christman, Steve. Luffa aegyptiaca. Floridata.com. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2013.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia