Cầy lỏn

Cầy lỏn
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammal
Bộ (ordo)Carnivora
Họ (familia)Herpestidae
Chi (genus)Herpestes
Loài (species)H. javanicus
Danh pháp hai phần
Herpestes javanicus
(É. Geoffroy Saint-Hilaire, 1818)
Bản đồ phân bố
Bản đồ phân bố
Các phân loài

H. j. javanicus
H. j. auropunctatus
H. j. exilis
H. j. orientalis
H. j. pallipes
H. j. palustris
H. j. peninsulae
H. j. perakensis
H. j. rafflesii
H. j. rubifrons
H. j. siamensis

H. j. tjerapai

Cầy lỏn hay lỏn tranh (tiếng Mường: cầy oi, danh pháp: Herpestes javanicus) là loài thú hoang ở Nam Á và Đông Nam Á, hiện đã di thực đến nhiều nơi trên thế giới.

Phân bố và môi trường sống

Loài cầy lỏn phân bố chủ yếu ở vùng Nam ÁĐông Nam Á trên lãnh thổ của Pakistan, Ấn Độ, Myanmar, Nepal, Bangladesh, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia và đảo Java, đôi khi được tìm thấy ở Trung Đông trên lãnh thổ Iran.[2] Chúng sinh sống thường xuyên ở những cánh rừng suy thoái hoặc đồng cỏ hơn là ở rừng thường xanh.[2]

Miêu tả

Cầy lỏn có thân mảnh mai và đầu dài với một cái mõm nhọn, cùng với đó là một đôi tai ngắn. Chiều dài của đầu và thân là từ 509 đến 671 mm. Chúng có bộ lông màu nâu xen trắng, đặc biệt lông trên đầu có màu nâu đỏ đến nâu sẫm. Chân của cầy lỏn có màu trùng với thân hoặc có thể sẫm màu hơn chút ít. Chúng có năm ngón chân với móng vuốt dài. Đuôi dài khoảng 2 phần 3 thân mình. Khi chúng bị giật mình, cầy lỏn xù lông lên làm cơ thể trong to hơn bình thường. Con đực có đầu lớn hơn và kích thước lớn hơn con cái. Ở con cái có 3 cặp vú.[2][3]

Một điều đặc biệt là loài cầy lỏn có thể phát được 12 âm khác nhau.[4]

Thức ăn

Cầy lỏn chủ yếu ăn côn trùng, nếu thức ăn khan hiếm chúng cũng ăn được cua, ếch nhái, nhện, rắn, chimtrứng chim. Đôi khi chúng còn bắt cả gà rừng. Cầy lỏn là một loài thú rất nhanh nhẹn, chúng có thể chiến đấu với rắn độc, bắt và cắn cổ rắn cho đến chết.[2]

Tập tính và sinh sản

Cầy lỏn chủ yếu sinh hoạt đơn lẻ mặc dù đôi khi các con cái có tập hợp thành bầy. Ở mùa động dục hoặc trong thời gian nuôi con chúng sống ghép đôi hoặc ở thành một nhóm nhỏ. Nơi ẩn nấp của chúng là hang và các hốc cây. Đây là loài kiếm ăn cả ngày lẫn đêm.[2]

Mùa giao phối của cầy lỏn là không rõ ràng và thường giao phối trong hang dưới đất. Con cái mang thai 6 tuần. Mỗi lần đẻ từ 2 đến bốn con. Trong điều kiện nuôi nhốt, cầy lỏn có thể có tuổi thọ là 6 năm.[2]

Chú thích

  1. ^ Wozencraft, C., Duckworth, J.W., Choudury, A., Muddapa, D., Yonzon, P., Kanchanasaka, B., Jennings A. & Veron, G. (2008). Herpestes javanicus. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày ngày 22 tháng 3 năm 2009. Database entry includes a brief justification of why this species is of least concern.
  2. ^ a b c d e f “Cầy lỏn”. Sinh vật rừng Việt Nam. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2013.
  3. ^ Nellis, D. W (1989) Herpestes auropunctatus. Mammalian species 342:1-6 PDF
  4. ^ Mulligan, B E and D W Nellis (1973) Sounds of the Mongoose Herpestes auropunctatus. J. Acoust. Soc. Am. 54(1):320-320

Liên kết ngoài