Cầy hương

Cầy Hương
Tại Silchar, Assam, Ấn Độ
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Mammalia
Bộ: Carnivora
Phân bộ: Feliformia
Họ: Viverridae
Chi: Viverricula
Hodgson, 1838
Loài:
V. indica
Danh pháp hai phần
Viverricula indica
Geoffroy Saint-Hilaire, 1803
Phân loài
Danh sách
  • V. i. indica (Geoffroy Saint-Hilaire, 1803)
  • V. i. pallida (Gray, 1831)
  • V. i. bengalensis (Gray và Hardwicke, 1832)
  • V. i. deserti (Bonhote, 1898)
  • V. i. thai (Kloss, 1919)
  • V. i. muriavensis (Sody, 1931)
  • V. i. mayori (Pocock, 1933)
  • V. i. wellsi (Pocock, 1933)
  • V. i. baptistæ (Pocock, 1933)
Bản đồ phân bố cầy hương
(xanh- còn tồn tại, hồng - có thể còn tồn tại)

Cầy hương (danh pháp hai phần: Viverricula indica) là một loài thuộc họ Cầy (Viverridae).

Phân bố và môi trường sống

Cầy hương được tìm thấy trong khu vực Đông Nam Á (bao gồm cả quần đảo Indonesia), Ấn Độ, miền nam Trung Quốc. Chúng là các sinh vật sống trên mặt đất và chủ yếu sinh sống trong các khu vực rậm cỏ hay cây bụi thấp như nương rẫy ven suối.

Phân loài

Mô tả

Cầy hương trưởng thành có thân dài khoảng 55–75 cm (21-29 inch), cân nặng khoảng 2–4 kg (4,5-9 pao). Nó có bộ lông với màu hung hung nâu vàng tới xám bẩn là chủ đạo. Hai tai và mõm hơi đen. Dọc sống lưng có các vệt màu đen, phần hông có các vệt (hay đốm) đen mờ xếp thành hàng chạy dọc từ vai xuống mông (phần mông rõ nét hơn). Đuôi dài khoảng 35–50 cm (khoảng hai phần ba thân) với các vòng đen trắng xen kẽ nhau (7-10 vòng mỗi loại). Bốn chân ngắn, màu đen. Con đực có tuyến xạ nằm giữa kế hai tình hoàn.[5]

Sinh thái và tập tính

Cầy hương là động vật ăn đêm và thông thường sống đơn độc. Chúng ăn thịt (mặc dù có ăn các loại hoa quả hay rễ cây non) nên thức ăn chủ yếu của chúng là các loại có nguồn gốc động vật như chuột, sóc, chim nhỏ, thằn lằn, sâu bọ, trứng. Mùa sinh sản không rõ ràng nhưng tập trung chủ yếu trong các tháng 4-6. Chúng là loài thú nhiều chu kỳ động dục trong năm. Con non sinh trong hang và được con mẹ cho bú. Mỗi lứa đẻ khoảng 4-5 con. Chu kỳ mang thai không rõ. Độ tuổi thuần thục sinh lý không rõ. Tuổi đời trong nuôi nhốt khoảng 22 năm, trong tự nhiên không rõ, tuy có tài liệu cho rằng khoảng 8-9 năm.

Tình trạng bảo tồn

Do cầy hương đực có tuyến xạ nằm giữa hai tinh hoàn, được con người sử dụng trong sản xuất nước hoa cũng như đôi khi bị coi là nguồn cung cấp thực phẩm nên mối đe dọa chính đối với loài này là con người. Hiện nay tại Việt Nam, loài cầy hương đã được con người thuần hóa và chăn nuôi bởi giá trị kinh tế mà nó mang lại.[6][7]

Chú thích

  1. ^ Choudhury, A.; Duckworth, J.W.; Timmins, R.; Chutipong, W.; Willcox, D.H.A.; Rahman, H.; Ghimirey, Y.; Mudappa, D. (2015). Viverricula indica. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2015: e.T41710A45220632. doi:10.2305/IUCN.UK.2015-4.RLTS.T41710A45220632.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b c d e f g Pocock, R. I. (1939). Genus Viverricula Hodgson. Pages 362–376 in: The fauna of British India, including Ceylon and Burma. Mammalia. – Volume 1Taylor and Francis, London.
  3. ^ Ellerman, J. R., Morrison-Scott, T. C. S. (1966). Checklist of Palaearctic and Indian mammals 1758 to 1946. Second edition. British Museum of Natural History, London. Pp. 282–283.
  4. ^ Sody, H. J. V. (1931). Six new mammals from Sumatra, Java, Bali and Borneo. Natuurkundig Tijdschrift voor Nederlandsch-Indië 91: 349–360.
  5. ^ “Cầy hương”. Sinh vật rừng Việt Nam. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2013.
  6. ^ Thanh Dũng. “Làm giàu nhờ nuôi thú lạ: Nuôi cầy hương, thơm cả xóm”. Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2013.
  7. ^ Khánh Duy (ngày 29 tháng 7 năm 2011). “Nuôi cầy hương - mô hình mới, lợi nhuận cao”. Báo Người lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2013.

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia