Nhóm cá này được đặc trưng bằng sự hiện diện của các răng trên xương cận bướm (parasphenoid).[4] Các loài cá quả và cá rô được hợp nhất bởi sự hiện diện của cơ quan tai trong, là cơ quan hô hấp phụ trên mang gập nhiều nếp. Nó được hình thành từ sự mở rộng mạch của xương thượng mang (epibranchial bone) của cung mang thứ nhất và được sử dụng để thở trong không khí.[4][6]
Nhiều loài trong nhóm này là cá cảnh phổ biến – đáng chú ý nhất có lẽ là cá chọi xiêm và một số loài cá cờ.[6] Ngoài công dụng như là cá cảnh, nhiều loài cá dạng cá rô (như cá tai tượng[7]) cũng được nuôi thả làm cá thực phẩm tại các quốc gia bản địa của chúng. Nhiều loài cá sặc cũng được thu hoạch làm thực phẩm.[6][8]
Phân loại phát sinh chủng loài cá vây tia còn sinh tồn và hóa thạch năm 2024 của Near và Thacker mở rộng Synbranchiformes (= Anabantaria) để bao gồm cả Anabantiformes (= Anabantoidei trong phân loại của các tác giả này).[9]
Hệ thống học
Phát sinh chủng loài
Các mối quan hệ phát sinh chủng loài giữa các họ cá dạng cá rô được vẽ dưới đây theo Collins et al. (2015),[3] với bổ sung họ Aenigmachannidae.[10]
Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Phiên bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288, PMCID PMC3644299.