Bùi Giáng
Bùi Giáng (17 tháng 12 năm 1926 – 7 tháng 10 năm 1998), là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng... Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn. Tiểu sửBùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Cha ông là Bùi Thuyên, thuộc đời thứ 16 của dòng họ Bùi ở Quảng Nam. Do người vợ cả qua đời sớm nên ông lấy người vợ kế là bà Huỳnh Thị Kiền. Bùi Giáng là con đầu của Bùi Thuyên với Huỳnh Thị Kiền, nhưng là con thứ 5 nếu tính tất cả các anh em. Khi vào Sài Gòn, ông được gọi theo cách gọi miền Nam là Sáu Giáng. Năm 1933, ông bắt đầu đi học tại trường làng Thanh Châu. Năm 1936, ông học trường Bảo An (Điện Bàn) với thầy Lê Trí Viễn. Năm 1939, ông ra Huế học tư tại Trường trung học Thuận Hóa. Trong số thầy dạy ông có Cao Xuân Huy, Hoài Thanh, Đào Duy Anh. Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, nhưng sau đó ông cũng kịp đậu bằng Thành chung. Năm 1949, ông tham gia kháng chiến chống Pháp, làm bộ đội Công binh. Năm 1950, ông thi đỗ tú tài đặc biệt do Liên khu V tổ chức, được cử tới Hà Tĩnh để tiếp tục học. Từ Quảng Nam phải đi bộ theo đường núi hơn một tháng rưỡi, nhưng khi đến nơi, thì ông quyết định bỏ học để quay ngược trở về quê, để đi chăn bò trên vùng rừng núi Trung Phước. Năm 1952, ông trở ra Huế thi tú tài 2 ban Văn chương. Thi đỗ, ông vào Sài Gòn ghi danh học Đại học Văn khoa. Tuy nhiên, theo T. Khuê thì sau khi nhìn danh sách các giáo sư giảng dạy lại, ông quyết định chấm dứt việc học và bắt đầu viết khảo luận, sáng tác, dịch thuật và đi dạy học tại các trường tư thục.[1] Năm 1965, nhà ông bị cháy làm mất nhiều bản thảo của ông. Năm 1969, ông "bắt đầu điên rực rỡ" (chữ của Bùi Giáng). Sau đó, ông "lang thang du hành Lục tỉnh" (chữ của Bùi Giáng), trong đó có Long Xuyên, Châu Đốc. Năm 1971, ông trở lại sống ở Sài Gòn. Thi sĩ Bùi Giáng mất lúc 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998, sau một cơn tai biến mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh, tức Sài Gòn cũ) sau những năm tháng sống "điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang" (chữ của Bùi Giáng). Ông được chôn cất tại nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức. Tác phẩmTheo thống kê chưa đầy đủ, tác phẩm của Bùi Giáng có (tạm phân theo thể loại): Tập thơ
Nhận định
Giảng luận
Tất cả đều được xuất bản năm 1957 – 1959. Triết học
Tạp vănCác sách xuất bản năm 1969, có:.
Các sách xuất bản năm 1970, có:
Các sách xuất bản năm 1971, có:
Sách dịchCác sách xuất bản năm 1966, có:
Các sách xuất bản năm 1967, có:
Các sách xuất bản năm 1968, có:
Các sách xuất bản năm 1969, có:
Các sách xuất bản năm 1973 và 1974, có:
Âm nhạcNhạc phẩm "Con mắt còn lại" (1992) của Trịnh Công Sơn lấy từ cảm hứng của bài thơ "Mắt buồn" trong tập thơ "Mưa nguồn".[2][3] Nhạc phẩm "Mùa thu chết" (1965) của Phạm Duy lấy lời thơ của Bùi Giáng dịch "L'Adieu", nguyên tác của Guillaume Apollinaire.[4] Hiện nay, nhiều tác phẩm của ông đã và đang được tái bản và xuất bản trong và ngoài nước. Tình cảm với Kim CươngBùi Giáng có tình cảm với NSND Kim Cương khi bà mới 19 tuổi. Ông tỏ tình với bà nhưng không thành vì bà thấy ông có vẻ bất bình thường.[5][6] Sau đó, Bùi Giáng vẫn giữ tình cảm với bà trong suốt cuộc đời ông.[6] Cả đời Bùi Giáng chỉ nhớ mỗi số điện thoại nhà của Kim Cương, khi ông làm náo loạn trật tự, bị công an "hỏi thăm" cũng chỉ biết đọc lên số điện thoại này; lúc bị ngã xe vào cấp cứu bệnh viện, tỉnh lại cũng mang số điện thoại ra để trả lời bác sĩ.[5][6] Đánh giáTrước và sau năm 1975, đã có nhiều bài viết về ông và sự nghiệp văn chương của ông. Ở đây chỉ trích giới thiệu thêm ý kiến của nhà nghiên cứu T. Khuê được in trong Từ điển văn học (bộ mới):
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài |
Portal di Ensiklopedia Dunia