Guillaume Apollinaire

Guillaume Apollinaire
Apollinaire (bên trái) và André Rouveyre, 1914.
Nghề nghiệpnhà thơ, nhà văn, nhà phê bình nghệ thuật

Guillaume Apollinaire (tên thật bằng tiếng Ba Lan: Wilhelm Albert Vladimir Apollinaris de Wąż-Kostrowitcki, 26 tháng 8 năm 18809 tháng 11 năm 1918) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, nhà phê bình nghệ thuật Pháp gốc Ba Lan, một trong những nhà thơ lớn của Pháp đầu thế kỉ 20. Ông là một trong những cha đẻ của chủ nghĩa Siêu thực.

Tiểu sử

Ông sinh ở Roma, Ý. Mẹ là Angelica Kostrowicka, một phụ nữ quý tộc đã sa sút chạy sang Ý sau cuộc bạo loạn 18631864Ba Lan, bố không rõ là ai.

Năm 1887 Wilhelm Kostrowitzky cùng mẹ và em trai chuyển về Monaco. Học ở Monaco, Cannes.

Từ năm 1899 chuyển về sống ở Paris, làm thơ, viết báo và trở thành nhà thơ nổi tiếng với bút danh Guillaume Apollinaire – là cách gọi bằng tiếng Pháp của hai tên Wilhelm và Apollinaris.

Tháng 9 năm 1911 Guillaume Apollinaire bị bắt vào tù vì bị nghi ông tham gia vào vụ ăn cắp bức họa Mona Lisa nổi tiếng ở bảo tàng Louvre, một tuần sau được trả tự do và không tìm ra chứng cứ.

Năm 1912 ông cùng bạn bè thành lập tạp chí "Chiều Paris" và làm chủ bút từ năm 1913. Cũng trong năm này in bài thơ nổi tiếng nhất của ông: Le Pont Mirabeau (Cầu Mirabeau) và trường ca Zone, đưa Guillaume Apollinaire lên vị trí số một trong các nhà thơ đương thời.

Năm 1913 in tập thơ Alcools (Rượu), năm 1914 in một số bài thơ viết theo kiểu tạo hình (calligrammes).

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, Guillaume Apollinaire tình nguyện ra trận với mong muốn được giải phóng Ba Lan nhưng bị thương nặng do trúng mảnh đạn pháo vào đầu, trong thời gian này ông viết nhiều bài thơ về chiến tranh.

Tháng 3 năm 1916 Guillaume Apollinaire được nhập quốc tịch Pháp và trở lại Paris tiếp tục sáng tác.

Guillaume Apollinaire mất ở Paris vào năm ông 38 tuổi do bệnh cúm trong thời kì dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Ông được chôn cất tại nghĩa trang Père-Lachaise.

Tác phẩm

Henri Rousseau: La Muse inspirant le poète (1909)
(Tranh vẽ Guillaume Apollinaire và bạn gái Marie Laurencin)
Hoa thạch thảo
Hoa thạch thảo
  • Les exploits d’un jeune Don Juan, 1907
  • Les onze mille verges, 1907
  • L'enchanteur pourrissant, 1909
  • L'Hérèsiarque et Cie, 1910
  • Le Théâtre Italien, 1910
  • Le bestiaire ou le cortège d’Orphée, (Thơ về các loài thú hay là đám rước của Orphée), 1911
  • Alcools, (Rượu, 1913) tập thơ nổi tiếng nhất
  • Les peintres cubistes, 1913
  • La Fin de Babylone, 1914
  • Case d'Armons, 1915
  • Le poète assassiné, 1916
  • Les mamelles de Tirésias, 1917
  • L'esprit nouveau et les poètes, 1918
  • Calligrammes, 1918
  • Le Flâneur des Deux Rives, 1918
  • La femme assise, 1920
  • Le guetteur mélancolique

Các tuyển tập:

  • Oeuvres роétiques. P., 1956
  • Oeuvres completes, t. 1-4, P., 1965—1966
  • Oeuvres en prose complètes. Vol.1-2. Paris: Gallimard, 1991 (Bibliothèque de la Pléiade)

Một vài bài thơ

Cầu Mirabeau
Mộ của Guillaume Apollinaire
Thơ tạo hình của Guillaume Apollinaire
L'adieu
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps Brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends.
Vitam Impendere Amori
L'amour est mort entre tes bras
Te souviens-tu de sa rencontre
Il est mort tu la referas
Il s'en revient à ta rencontre
Encore un printemps de passé
Je songe à ce qu'il eut de tendre
Adieu saison qui finissez
Vous nous reviendrez aussi tendre.
Vitam Impendere Amori
Tu n'as pas surpris mon secret
Déjà le cortège s'avance
Mais il nous reste le regret
De n'être pas de connivence
La rose flotte au fil de l'eau
Les masques ont passé par bandes
Il tremble en moi comme un grelot
Ce lourd secret que tu quémandes.
Le Chat
Je souhaite dans ma maison:
Une femme ayant sa raison,
Un chat passant parmi les livres,
Des amis en toute saison
Sans lesquels je ne peux pas vivre.
Les dicts d’amour à Linda
Votre nom très païen, un peu prétentieux,
Parce que c’est le vôtre en est délicieux;
Il veut dire "jolie" en espagnol, et comme
Vous l’êtes, on dit vrai chaque fois qu’on vous nomme.
Ce nom devient mélancolique en allemand,
Aux brises d’Avril, il bruisse doucement,
C’est le tilleul lyrique, un arbre de légende,
D’où, chaque nuit, des lutins fous sortent en bande.
Enfin, ce rare nom qui dit votre beauté,
Ce fut le nom d’une antique cité
Qui florissait jadis parmi les roses belles
Dans Rhodes, l’île où roucoulent les colombelles.
Le Pont Mirabeau

Sous le pont Mirabeau coule la Seine

Et nos amours

Faut-il qu'il m'en souvienne

La joie venait toujours après la peine

Vienne la nuit sonne l'heure

Les jours s'en vont je demeure

Les mains dans les mains restons face à face

Tandis que sous

Le pont de nos bras passe

Des éternels regards l'onde si lasse

Vienne la nuit sonne l'heure

Les jours s'en vont je demeure

L'amour s'en va comme cette eau courante

L'amour s'en va

Comme la vie est lente

Et comme l'Espérance est violente

Vienne la nuit sonne l'heure

Les jours s'en vont je demeure

Passent les jours et passent les semaines

Ni temps passé

Ni les amours reviennent

Sous le pont Mirabeau coule la Seine

Vienne la nuit sonne l'heure

Les jours s'en vont je demeure.

Lời vĩnh biệt
Anh đưa tay ngắt chùm hoa thạch thảo
Tự nhủ lòng thu đã chết rồi em
Hai đứa ta không gặp nữa trên trần
Nhưng mùi hương thời gian chùm thạch thảo
Nhắc anh chờ em đó, nhớ đừng quên.
Trích từ “Đời dâng cho Tình yêu”
Tình yêu đã chết trên bàn tay em
Em còn nhớ chăng những đêm gặp gỡ?
Hãy hồi sinh nó, để quay lại nữa
Em lại bước ra gặp gỡ với tình.
Và cuối cùng rồi cũng hết mùa xuân
Đã từng dịu dàng với anh như thế
Thôi, từ giã với mùa xuân, là để
Em quay về, lại như thế, dịu dàng.
Trích từ “Đời dâng cho Tình yêu”
Em không mở ra được điều bí mật
Con tàu thời gian đang tiến lại gần
Để hai ta giờ bỗng nhiên thấy tiếc
Rằng anh và em đã chẳng chung đường.
Hoa hồng nổi bồng bềnh trên mặt nước
Lướt qua mau mặt nạ của đám đông
Rồi rung trong anh như một cây chuông
Là bí mật mà em không mở được.
Mèo
Tôi muốn có trong nhà của mình:
Một người phụ nữ đẹp, thông minh
Một con mèo giữa bao nhiêu cuốn sách
Và những người bạn ghé quanh năm
Mà nếu thiếu thì tôi không sống được.
Bài thơ tặng Linda[1]
Cái tên nghe rất tôn giáo của em
Hơi kiêu kì - và đó là bản chất
Cái tên em bí ẩn không giấu được
Tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "xinh".
Còn tiếng Đức có nghĩa là "dịu hiền"
Như tháng Tư giữa trời đêm trong gió
Cây gia thần tiên hát ca, nghiêng ngả
Trong tiếng xạc xào hương toả mùi đêm.
Tên của em đẹp hơn mọi cái tên!
Thời Hy Lạp cổ, đó là "thành phố"
Rất phồn thịnh, như thiên đàng, một thuở
Giữa những hoa hồng trên đảo Rhodes hát lên.
Cầu Mirabeau

Dưới cầu Mirabeau êm đềm trôi dòng Seine

Trôi cả tình yêu của anh và em

Không biết anh có còn nên nhớ

Niềm vui sẽ đến theo sau nỗi ưu phiền.

Giờ cứ điểm, đêm cứ đến gần

Tháng ngày trôi, đây vẫn còn anh.

Mặt đối mặt và tay trong tay nhau

Vòng tay ta như cầu

Dưới cầu dòng nước chảy

Ánh mắt rã rời vì li biệt dài lâu.

Giờ cứ điểm, đêm cứ đến gần

Tháng ngày trôi, đây vẫn còn anh.

Tình ra đi như dòng nước trôi nhanh

Tình yêu của em và anh

Cuộc đời ơi, sao mà chậm rãi

Hy vọng sao mà dữ dội cuồng điên.

Giờ cứ điểm, đêm cứ đến gần

Tháng ngày trôi, đây vẫn còn anh.

Vẫn trôi đều ngày tuần, tháng năm

Quá khứ và tình yêu quay trở lại không còn

Chỉ một điều không bao giờ thay đổi

Dưới cầu Mirabeau êm đềm trôi dòng Seine.

Giờ cứ điểm, đêm cứ đến gần

Tháng ngày trôi, đây vẫn còn anh.

Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng

Chú thích

  1. ^ Bài thơ đi phân tích ý nghĩa tên của cô gái Linda. Từ "Lindo" bằng tiếng Tây Ban Nha nghĩa là đẹp, xinh. Bằng tiếng Đức (Die Linde – cây gia, cây đoạn; lind – dịu hiền, thuỳ mị). ở khổ thứ 3 nhắc đến tên gọi một thành phố Hy Lạp cổ đại – Lindos, nằm ở bờ phía đông đảo Rhodes.

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia