Át Tất Long

Ebilun
ᡝᠪᡳᠯᡠᠨ
Thụy hiệuKhác Hi
Nhiếp chính nhà Thanh
Nhiệm kỳ
1661–1667
Nhiếp chính cùng Sách Ni, Tô Khắc Tát Cáp, Ngao Bái
Hoàng đếKhang Hi
Thông tin cá nhân
Sinh1619
Mất
Thụy hiệu
Khác Hi
Ngày mất
1673
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Ngạch Diệc Đô
Thân mẫu
Mục Khố Thập
Anh chị em
Đồ Nhĩ Cách, Đạt Khải, Triệt Nhĩ Cách, Thanh Thái Tông Nguyên phi, Nữu Hỗ Lộc thị, Nữu Hỗ Lộc thị
Hậu duệ
Hiếu Chiêu Nhân hoàng hậu, Ôn Hi Quý phi, A Linh A, Doãn Đức, Nữu Hỗ Lộc thị, Nhan Châu
Gia tộcNữu Hỗ Lộc thị
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchnhà Thanh
Kỳ tịchTương Hoàng kỳ (Mãn)
Chữ ký

Át Tất Long (chữ Hán: 遏必隆; tiếng Mãn: ᡝᠪᡳᠯᡠᠨ, Möllendorff: Ebilun; ? – 1673), còn gọi là Ngạc Tất Long (鄂必隆), Nữu Hỗ Lộc thị, Tương Hoàng kỳ Mãn Châu, là người con thứ 16 của Ngạch Diệc Đô, một trong 5 vị Khai quốc công thần của Hậu Kim.

Ông nổi tiếng trong lịch sử không chỉ vì là con trai của Đệ nhất công thần, mà còn là vì về sau ông trở thành 1 trong 4 vị Phụ chính đại thần, có nhiệm vụ nhiếp chính giúp Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế trị vì trước khi thân chính. Con gái của ông, lần lượt trở thành Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậuÔn Hi Quý phi của Khang Hi Đế. Hoàng thập tử, Đôn Quận vương Dận Ngã - con trai Ôn Hi Quý phi, chính là cháu ngoại của ông.

Tiểu sử

Át Tất Long nguyên quán núi Trường Bạch, thân phụ là Hoằng Nghị công Ngạch Diệc Đô, có tổng 17 đứa con trai, và Át Tất Long là con trai thứ 16 của ông. Mẫu thân là Hòa Thạc Công chúa Mục Khố Thạp, con gái của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Sau khi Ngạch Diệc Đô qua đời, vì có lệ kế tục hôn nhân mà Mục Khố Thạp lấy con trai thứ 8 của Ngạch Diệc Đô, tên Đồ Nhĩ Cách.

Năm Thiên Thông thứ 8 (1634), ông tập ấm tước vị Nhất đẳng Ngang bang Chương kinh (一等昂邦章京)[1][2] của phụ thân, giữ chức vụ Thị vệ. Phúc tấn của Bối lặc Ni Kham, con gái của Đồ Nhĩ Cách, cũng là cháu gái của Át Tất Long, vì không sinh được con trai mà lấy con của người khác rồi nói dối rằng là do mình sinh ra. Sự tình bị phát hiện, Át Tất Long bị liên lụy, đoạt tước.[3]

Năm Sùng Đức thứ 6 (1641), Át Tất Long đi theo Hoàng Thái Cực tiến đánh triều Minh, lập nhiều chiến công được ban thưởng trọng hậu.

Năm thứ 7 (1642), phụng mệnh Đại Tướng quân A Ba Thái xâm nhập Trường Thành, chiếm được Kế Châu, lại tiến vào Sơn Đông, đánh lấy Hạ Tân, lập công đầu phong chức Ngưu lục Chương kinh.[4]

Năm Thuận Trị thứ 2 (1645), Át Tất Long đi theo Thuận Thừa Quận vương Lặc Khắc Đức Hồn tiến đánh Vũ Xương chém chết Lý Cẩm, là cháu của Lý Tự Thành, chiếu theo quân công tấn phong Nhị đẳng Giáp lạt Chương kinh (二等甲喇章京)[5].

Năm thứ 5 (1648), kế thừa Nhị đẳng Công của anh trai là Đồ Nhĩ Cách sau khi anh trai qua đời, sửa thành Nhất đẳng Công. Cùng năm ấy, Át Tất Long nhậm chức Nghị chính đại thần, Lĩnh thị vệ Nội đại thần, gia hàm Thiếu phó kiêm Thái tử Thái phó, đứng vào hàng Nội đại thần xử lý triều chính.

Năm thứ 18 (1661), Thuận Trị Đế bệnh nặng qua đời, để lại di chiếu cho Hoàng tử thứ 3 là Huyền Diệp lên ngôi, tức Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế. Nhưng do tuổi còn nhỏ, nên Át Tất Long cùng với Sách Ni, Ngao BáiTô Khắc Tát Cáp làm Phụ chính đại thần (辅政大臣).[6]

Năm Khang Hi thứ 6 (1667), Khang Hi Đế chính thức thân chính, đặc phong Át Tất Long thêm một Nhất đẳng Công, tước Công trước kia do con trai là Pháp Khách thừa tập, lại thêm hàm Thái sư. Ông luôn tránh nộ khí của Ngao Bái, lại hùa theo hắn mà độc đoán chuyên quyền, nhiều lần tùy tiện tru sát đại thần. Át Tất Long thân là cố mệnh đại thần, không bao giờ phát biểu ý kiến, luôn co đầu rút cổ, theo thanh mà phụ hoạ.

Năm thứ 8 (1669), Hoàng đế trừng trị Ngao Bái, Át Tất Long vì là đồng đảng của Ngao Bái cũng bị giam vào ngục. Khang Thân vương Kiệt Thư chiếu theo mười hai hạng tội danh hạch hỏi Át Tất Long, bị xử vào tội chết.

Năm thứ 9 (1670), Hoàng đế niệm tình ông là Cố mệnh đại thần tuy bị tước hết chức tước, nhưng riêng tước Nhất đẳng Công vẫn cho con thế tập.[7]

Năm thứ 12 (1673), Át Tất Long lâm trọng bệnh, Khang Hi Đế thân hành tới phủ viếng thăm. Ông qua đời vì bạo bệnh vào năm đó, thụy hiệuKhác Hy (恪僖). Khang Hi Đế ngự chế văn bia, làm mộ ca ngợi công đức. Không lâu sau, con gái ông trở thành Hoàng hậu, Át Tất Long vì là cha của Hoàng hậu mà được sắc lập từ đường theo quy cách ngoại thích, đồng thời Khang Hi Đế cũng đích thân ban ngự thư bảng.[8]

Đao Át Tất Long

Tương truyền, có một thanh đao mang tên của ông, vỏ dài 94 cm, lưỡi dài 60 cm, tương truyền đây là thanh đao chỉ huy mà Át Tất Long từng sử dụng bên mình. Sau khi ông mất, thanh đao được cất giữ trong Hoàng cung.

Kinh lược Đại học sĩ Phó Hằng chinh phạt Kim Xuyên, Đại học sĩ Tái Thượng A đánh dẹp Thái Bình Thiên Quốc, từng được Càn Long ĐếHàm Phong Đế ban thưởng đao Át Tất Long, vì vậy một mặt của thanh đao có khắc hàng chữ ["Át Tất Long linh lung đao nhất, Càn Long thập tam niên tứ Kinh lược Đại học sĩ công Phó Hằng bình định Kim Xuyên dụng quá"; 遏必隆玲珑刀一,乾隆十三年赐经略大学士公傅恒平定金川用过], mặt còn lại khắc chữ ["Hàm Phong"; 咸丰] in ở một bên và bốn chữ Thần Phong Ác Thắng (神锋握胜).

Gia quyến

Thê thiếp

  • Nguyên phối: Quận chúa, trưởng nữ của Dĩ cách Anh Thân vương A Tế Cách. Kết hôn xong thì qua đời.
  • Kế thất: Huyện chúa (1620 – 1667), trưởng nữ của Dĩnh Nghị Thân vương Tát Cáp Lân. Năm 1632, kết hôn với Tam đẳng công Hà Nhĩ Bản (何爾本), con trai của Hòa Thạc Đồ và Quận chúa Ái Tân Giác La thị, cũng là cháu nội của Hà Hòa LễĐông Quả Cách cách. Sau khi Hà Nhĩ Bản mất vào năm 1639, Huyện chúa tái giá với Át Tất Long.
  • Kế thất: Ba Nhã Lạp thị (巴雅拉氏).
  • Trắc thất: Thư Thư Giác La thị (舒舒觉罗氏).

Con trai

  1. Sắc Lượng (色亮) được phong Tam đẳng Thị vệ, tiểu thiếp sinh được một người con gái gả cho Giản Huệ Thân vương Đức Tắc.
  2. Con thứ hai, chết yểu.
  3. Pháp Khách (法喀; 1664 - 1713), mẹ là Thư Thư Giác La thị. Kế tục Nhất đẳng Công, sau bị cách tước (1686). Từng nhậm Ngự tiền Đại thần, Nội đại thần, Hộ quân Thống lĩnh kiêm Tá lĩnh.
  4. Nhan Châu (颜珠; 1665 - 1696), từng nhậm chức Nhất đẳng Thị vệ.
  5. Phú Bảo (富保; 1668 - 1716), nhậm Nhị đẳng Thị vệ, từng theo Khang Hi chinh chiến Ngạc Nhĩ Đa Tư.
    • Đích thê: Qua Nhĩ Giai thị, con gái của Lưỡng Giang Tổng đốc Ma Lặc Cát (麻勒吉), Trạng nguyên người Mãn đầu tiên của nhà Thanh.
    • Hậu duệ: Ngạch Đồ Hồn (额图浑), nhậm Thái Lăng Tổng quản.
  6. Doãn Đức (尹德; 1670 - 1727), từ Tá lĩnh thụ phong Tam đẳng Thị vệ. Triều Khang Hi từng nhậm Đôn Quận vương phủ Trưởng Sử, tập Nhất đẳng Tử (1713). Năm 1722 được thăng Tán trật Đại thần, Đô thống ba kỳ Chính Lam kỳ (Mãn Châu, Mông Cổ, Hán quân). Triều Ung Chính thụ Nghị chính đại thần, tập tước Nhất đẳng Công.[9]
    1. Sách Lăng (策楞), làm quan đến Lưỡng Quảng, Lưỡng Giang Tổng đốc, Thái tử Thiếu phó, Thái tử Thiếu bảo. Tập tước Nhị đẳng Công từ em trai Nột Thân, sau có công được thăng Nhất đẳng Công.
    2. Nột Thân (讷亲), sơ tập Nhị đẳng Quả Nghị công, sau thăng Nhất đẳng Công, từng nhậm Nghị chính Đại thần, Thượng thư, Bảo Hòa điện Đại học sĩ.
    3. A Mẫn Nhĩ Đồ (阿敏尔图) thừa tập Huân cựu Tá lĩnh, làm quan đến Phó Đô thống.
    4. Ái Tất Đạt (爱必达) thừa tập Thế quản Tá lĩnh, làm quan đến Vân Quý Tổng đốc.
    5. A Lý Cổn (阿里衮) thừa tập Nhất đẳng Quả Nghị công, làm quan đến Lĩnh thị vệ Nội đại thần, Hộ bộ Thượng thư, Đại học sĩ. Nhờ con trai là Phong Thăng Ngạch (丰升额) có công bình định Kim Xuyên mà được truy gia phong "Quả Nghị Kế Dũng công".
      • Con trai:
        1. Phong Thăng Ngạch (豐升額)
        2. Oa Hưng Ngạch (倭興額)
        3. Sắc Khắc Tinh Ngạch (色克精額)
        4. Bố Ngạn Đạt Lãi (布彥達賚), cha của Hiếu Mục Thành Hoàng hậu.
      • Con gái:
        • Trưởng nữ/thứ nữ: Đích Phúc tấn của Lý Đoan Thân vương Vĩnh Thành
        • Tam nữ: Đích Phu nhân của Lễ vương phủ Chính Hồng kỳ Phụng quốc Tướng quân Sùng Lâm (崇林), con trai thứ 6 của Trấn quốc Tướng quân Mô Vân (謨雲).
        • Tứ nữ: Đích Phu nhân của Di vương phủ Chính Lam kỳ Nhị đẳng Thị vệ Vĩnh Mạn (永蔓), con thừa tự của Bối lặc Hoằng Thôn (弘暾).
        • Lục nữ: Chính thất của Bằng Sở Khắc Lâm Thấm (朋楚克淋沁), con trai của Thổ Mặc Đặc Mông Cổ Trát Tát Khắc Bối tử Cáp Mông Cát Ba Nhã Tư Cổ Lang Đồ (哈蒙噶巴雅思古郎图).
        • Bát nữ: Đích Phu nhân của Trang vương phủ Tương Hồng kỳ Phụng quốc Tướng quân Vĩnh Ngạc (永蕚), con trai thứ 2 của Phụ quốc công Hoằng Dung (弘曧).
        • Cửu nữ: Đích Phu nhân của Trịnh vương phủ Tương Lam kỳ Phụng ân Tướng quân Trọng Hậu (重厚), con trai trưởng của Phụng quốc Tướng quân Thư Hiền (舒賢).
        • Thập nhất nữ: Chính thất của Phú Hiển (富显), em trai của Tổng đốc Chương Bảo (彰宝) thuộc Ngạc Mô Thác thị.
        • Thập nhị nữ: Đích Phúc tấn của Khánh Hy Thân vương Vĩnh Lân
  7. A Linh A (阿靈阿; ? - 1716), mẹ là Ba Nhã Lạp thị. Năm Khang Hi thứ 25 (1686), thừa tước Nhất đẳng Công. Từng nhậm Lĩnh thị vệ Nội đại thần, Nghị chính đại thần, Lý phiên viện Thượng thư kiêm Tá lĩnh.
    1. Đích thê: Ô Nhã thị, con gái của Hộ quân Tham lĩnh Uy Vũ (威武), là em gái của Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu.
    2. Hậu duệ:

Con gái

  1. Trưởng nữ, không rõ mẹ, gả cho Ba Lâm Quận vương Ngạc Tề Nhĩ, con trai Cố Luân Thục Tuệ Trưởng Công chúa. Là mẹ chồng của Cố Luân Vinh Hiến Công chúa.
  2. Thứ nữ, Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu, mẹ là Thư Thư Giác La thị, Hoàng hậu thứ 2 của Khang Hi Đế. Không con.
  3. Tam nữ, Ôn Hi Quý phi, mẹ là Thư Thư Giác La thị, phi tần của Khang Hi Đế, mẹ đẻ của Hoàng thập tử, Đôn Quận vương giáng Bối tử Dận Ngã.
  4. Tứ nữ, mẹ là Ba Nhã Lạp thị, gả cho Dĩ cách Bất nhập Bát phân Phụ quốc công Vân Thăng (雲升), con trai thứ 3 của Trấn quốc công Cao Tắc - con trai thứ 6 của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực.
  5. Ngũ nữ, gả cho Nhất đẳng Tử A Ngọc Thập (阿玉什) ở Tương Bạch kỳ.
  6. Lục nữ, gả cho Phụng ân Phụ quốc công Phổ Xương (普昌) - tằng tôn của Quảng Lược Bối lặc Chử Anh.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Ngang bang Chương kinh (昂邦章京, tiếng Mãn: ᠠᠮᠪᠠ
    ᠵᠠᠩᡤᡳᠨ
    , chuyển tả: amba janggin) là một chức quan võ cao cấp trong chế độ Bát kỳ của triều đình nhà Thanh thời sơ kỳ. Năm Thiên Thông thứ 8 (1634), Hoàng Thái Cực định Hán tự của Ngang bang Chương kinh là "Tổng binh". Đến những năm Thuận Trị, triều đình thiết lập Lục doanh độc lập với Bát kỳ, chức vụ này được chuyển sang sử dụng cho Lục doanh. Năm Thuận Trị thứ 3 (1646), đổi Nội đại thần lưu thủ Thịnh Kinh thành Ngang bang Chương kinh. Năm thứ 10 (1653), thiết lập 2 vị trí Ninh Cổ Tháp Ngang bang Chương kinh. Đến những năm Khang Hi, chức vị này được đổi thành Trú phòng Tướng quân.
  2. ^ "Ngang bang" trong Mãn ngữ nghĩa là "Quan viên cao cấp", mà "Chương kinh" chuyển tự sang tiếng Hán là "Tướng quân". Vì vậy "Ngang bang Chương kinh" chuyển tự sang tiếng Hán tương đương với "Đại Tướng quân" nhưng ý nghĩa là hoàn toàn không phải. Mãn ngữ của "Đại tướng quân" là (tiếng Mãn: ᠠᠮᠪᠠ
    ᠵᡳᠶᠠᠩᡤᡳᠶᡡᠨ
    , Möllendorff: amba jiyanggiyvn, Abkai: amba jiyanggiyūn)
  3. ^ “Thanh Sử Cảo, Quyển 249, Át Tất Long truyện”. 遏必隆, 钮祜禄氏, 满州镶黄旗人. 额亦都第十六子, 母和硕公主. 天聪八年, 袭一等昂邦章京, 授侍卫, 管牛录事. 贝勒尼堪福晋, 遏必隆兄图尔格女也, 无子, 诈取仆妇女爲己生. 事发, 遏必隆坐徇庇, 夺世职
  4. ^ “Thanh Sử Cảo, Quyển 249, Át Tất Long truyện”. 崇德六年, 从太宗伐明, 营松山, 筑长围守之. 明总兵曹变蛟率步骑突围, 迭败之. 夜三鼓, 变蛟集溃卒突犯御营, 遏必隆与内大臣锡翰等力战, 殪十余人, 变蛟负创走. 论功, 得优赉. 七年, 从饶余贝勒阿巴泰等入长城, 克蓟州; 进兵山东, 攻夏津, 先登, 拔之: 予牛录章京世职.
  5. ^ Giáp lạt Chương kinh (甲喇額真, tiếng Mãn: ᠵᠠᠯᠠᠨ ᡳ
    ᠵᠠᠩᡤᡳᠨ
    , Möllendorff: jalan i janggin) là một chức quan trong chế độ Bát kỳ của triều đình nhà Thanh thời sơ kỳ, Hán ngữ là "Tham tướng", chuyên quản lý chiến bị, binh tịch, tranh tụng, hộ khẩu, điền trạch. "Giáp Lạt" vốn là đơn vị của Bát kỳ, hợp thành từ 5 Ngưu lộc, đứng đầu bởi "Giáp lạt Ngạch chân" hay Tham lĩnh.
  6. ^ “Thanh Sử Cảo, Quyển 249, Át Tất Long truyện”. 顺治二年, 从顺承郡王勒克德浑剿李自成兄子锦於武昌, 拔铁门关, 进二等甲喇章京. 五年, 兄子侍卫科普索讦其与白旗诸王有隙, 设兵护门, 夺世职及佐领. 世祖亲政, 遏必隆讼冤, 诏复职. 科普索旋获罪, 以所袭图尔格二等公爵令遏必隆并袭爲一等公. 寻授议政大臣, 擢领侍卫内大臣, 累加少傅兼太子太傅. 十八年, 受遗诏爲辅政大臣.
  7. ^ “Thanh Sử Cảo, Quyển 249, Át Tất Long truyện”. 康熙六年, 圣祖亲政, 加恩辅臣, 特封一等公, 以前所袭公爵授长子法喀, 赐双眼花翎, 加太师. 屡乞罢辅政, 许之. 四大臣当国, 鳌拜独专恣, 屡矫旨诛戮大臣. 遏必隆知其恶, 缄默不加阻, 亦不劾奏. 八年, 上逮治鳌拜, 并下遏必隆狱. 康亲王杰书谳上遏必隆罪十二, 论死, 上宥之, 削太师, 夺爵. 九年, 上念其爲顾命大臣, 且勋臣子, 命仍以公爵宿卫内廷.
  8. ^ “Thanh Sử Cảo, Quyển 249, Át Tất Long truyện”. 十二年, 疾笃, 车驾亲临慰问. 及卒, 赐祭葬, 谥恪僖, 御制碑文, 勒石墓道. 十七年, 孝昭皇后崩, 遏必隆爲后父, 降旨推恩所生, 敕立家庙, 赐御书榜额. 五十一年, 上以遏必隆初袭额亦都世职, 命其第四子尹德袭一等精奇尼哈番.
  9. ^ “Thanh Sử Cảo, Quyển 249, Át Tất Long truyện”. 尹德初自佐领授侍卫, 从圣祖征噶尔丹, 扈跸甯夏. 寻自都统擢领侍卫内大臣, 兼议政大臣. 雍正五年, 以病乞休, 许致仕. 未几卒, 谥悫敬. 尹德恭谨诚朴, 宿卫十余年, 未尝有过. 兼袭图尔格二等公, 岁禄所入, 以均宗族, 人皆贤之. 寻祀贤良祠. 乾隆元年, 诏晋一等公.

Tham khảo

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia