Cố Luân Vinh Hiến Công chúa
Cố Luân Vinh Hiến Công chúa (chữ Hán: 固伦荣宪公主, 20 tháng 6 năm 1673 - 29 tháng 5 năm 1728), Công chúa nhà Thanh, là Hoàng nữ thứ 3 nhưng lại là người lớn nhất trong những người con gái thành niên của Khang Hi Đế, xưng Nhị Công chúa.[1] Cuộc sốngCố Luân Vinh Hiến Công chúa sinh vào ngày 6 tháng 5 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 12 (1673), mẹ là Vinh phi Mã Giai thị, một trong những phi tần đầu tiên của Khang Hi Đế. Năm Khang Hi thứ 20 (1681), ngày 23 tháng 10, bản tấu từ Tổng quản Nội vụ phủ về chi phí chi tiêu ngân lượng trong cung có chép:
Ngày 26 tháng 10 cùng năm, bản tấu được chuẩn, cấp cho lễ đính hôn của Ngạch phò Ô Nhĩ Cổn "phóng lục tùng thạch khảm kim tiểu tát đại nhất, đái khứ thử hạng khảm nhập chi ngân huyền tứ phân". Ngoài ra, còn cấp Ba Lâm Công chúa và Ô Nhĩ Cổn 428 lượng bạc để làm y phục. Có thể thấy rằng ngay từ năm Khang Hi thứ 20, khi mới 9 tuổi, Hoàng tam nữ đã cùng Ô Nhĩ Cổn, con trai của Ba Lâm Quận vương Ngạc Tề Nhĩ, cử hành lễ đính hôn. Năm Khang Hi 30 (1691), tháng 1, Hoàng tam nữ được phong Hoà Thạc Vinh Hiến Công chúa, tháng 6 gả cho Ba Lâm bộ Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị Ô Nhĩ Cổn. Lúc đó Công chúa 19 tuổi. Cung đình đương án còn gọi bà là Hoà Thạc Vinh Giản Công chúa. Khang Hi Đế luôn cho rằng trăm sự hiếu đứng đầu, trong gia đình con trai con gái đều như nhau, đã nhiều lần khen Vinh Hiến Công chúa hiếu thuận, thậm chí có hiếu nhất trong chư vị Công chúa:
Năm Khang Hi thứ 45 (1706), Công chúa phái Nhất đẳng Thị vệ Cát Nhĩ Mã (噶尔玛) mang "Hoàng phụ thỉnh an biểu văn cập trình Hoàng thái tử chi thỉnh an biểu văn" của bà tiến kinh triều cống cùng thỉnh an. Ngoại trừ hiến cho Thánh Tổ sữa chua, rượu trắng 4 bình các loại, còn tặng rất nhiều thực vật cho Thái hậu tổ mẫu, phi mẫu, Hoàng thái tử, Hoàng thái tử phi. Năm Khang Hi thứ 48 (1709), Khang Hi Đế lâm bệnh nặng, Vinh Hiến Công chúa lập tức từ Mông Cổ chạy về, canh giữ bên người, tự mình hầu hạ liên tục 4 ngày 4 đêm. Cùng năm, Công chúa được tấn phong là Cố Luân Vinh Hiến Công chúa, với lý do "Niên xỉ diệc trường, lễ trật đương ưu". Khang Hi Đế cũng từng 4 lần tự mình đến thăm Vinh Hiến Công chúa, mà 4 vị Công chúa khác cũng viễn giá Mông Cổ đều không được đãi ngộ này. Công chúa còn vì Khang Hi Đế mà kiến tạo một hành cung ở Ba Lâm bộ, đây là Hoàng đế Hành cung duy nhất của Trung Quốc ở biên cương phía Bắc. Năm Khang Hi thứ 52 (1713), ngày 25 tháng 11, trong lúc Vinh Hiến Công chúa đang lâm bệnh, Tam A ca Dận Chỉ cùng Tứ A ca Dận Chân tấu với Thánh Tổ rằng bệnh tình của bà đang dần chuyển tốt. Khang Hi Đế cho rằng chỗ ở của Công chúa hiện nay không tốt, ảnh hưởng đến sức khoẻ, các A ca cùng đại thần tìm được 2 chỗ ở, Khang Hi Đế cho rằng "đều kém". Năm Khang Hi thứ 60 (1721), Ngạch phò Ô Nhĩ Cổn mất, hưởng thọ 51 tuổi. Năm Ung Chính thứ 6 (1728), Công chúa mất năm 56 tuổi. Tế văn của Công chúa trong "Hoàng triều văn điển" có ghi "Lý hàn bình chi nội chính, khắc lệ cung cần", khẳng định công lao chính trị của bà trong việc xử lý Ba Lâm kỳ vụ. Năm Ung Chính thứ 7 (1729), ngày 19 tháng 9, sau khi lăng tẩm được hoàn tất, Vinh Hiến Công chúa được con trai Lâm Bố hợp táng cùng với Ngạch phò ở Ba Lâm [2]. Căn cứ theo "Khởi cư trú" thời Ung Chính, Lâm Bố từng chuốc say Hộ vệ Đại Thụ, lại sai khiến A Lễ Khôn đem hắn đi giết, đồng thời thiêu thi diệt tích. Sau khi vụ việc được tiết lộ, Ung Chính Đế đã tước đi tước vị của Lâm Bố, quyển cấm, chiếu theo lệ của Thương Tân (Ngạch phò của Hòa Thạc Ôn Khác Công chúa) mà vợ con đều bị nhốt vào cấm sở. Mộ địaMặc Long bào hạ tángNăm Ung Chính thứ 6 (1728), Công chúa mất tại Mông Cổ. Lâm Bố đã xây dựng một lăng mộ cực kỳ xa hoa cho mẹ. Lăng mộ đông tây rộng chừng 45 mét, nam bắc dài chừng 105 mét, chiếm diện tích 5000 mét vuông trái phải. Làm cho người ta không thể tưởng tượng được là di thể của Công chúa được bảo tồn vô cùng tốt. Năm 1972, lăng mộ của bà tại Mông Cổ Xích Phong Ba Lâm hữu kỳ tình cờ bị phát hiện, một đám tiểu tướng tạo phản đã dùng đại chuỳ đục mở mộ thất, phát hiện mặc dù đã an táng 240 năm nhưng di thể của Công chúa tất cả giống như vừa mới an táng. Cơ phu văn lý rõ ràng có thể phân biệt, làn da vẫn còn đàn hồi, đầu nam chân bắc, đầu đội Kim chế Phượng quan, tay đeo kim trạc giới chỉ, chân mang giày gấm đỏ thẩm thêu hoa, trên người mặc rất nhiều tầng phục sức, ngoài cùng là kiện Trân châu đoàn Long bào cực kỳ rực rỡ chói mắt. Căn cứ theo đo đạc, Vinh Hiến Công chúa cao khoảng 1m56, mái tóc dài 75 cm.[3] Phía nam và phía đông quan tài của Công chúa có 2 hũ tro cốt, phân biệt là Ngạch phò Ô Nhĩ Cổn cùng con trai bà là Lâm Bố. Di thể bị vứt nơi hoang dãSau khi đục mở mộ thất, tạo phản tiểu tướng đem tài bảo bồi táng của Công chúa cướp sạch, đem cởi hết y phục, trang sức quý trọng trên người Công chúa, rồi vứt di thể ra ngoài mộ địa. Di thể của Công chúa sau khi bị phơi nắng rất nhanh bị thối rữa. Sau đó, một nhân viên khảo cổ đã đem di thể của bà đến một Vệ sinh viện. Người đứng đầu Vệ sinh viện đó đã lên án việc ác đào cổ mộ, liền bị bọn cầm đầu Cách mạng cho rằng ông đứng phía đối lập với quần chúng nhân dân, muốn cổ vũ thế lực phong kiến, đem ông ra phê đấu (công khai xử lý tội lỗi). Ông bị bắt phải cõng di thể của Công chúa dạo phố. Phê đấu kết thúc, di thể của Công chúa bị vứt đến nơi hoang dã. Ngày nay, toàn bộ lăng mộ của Công chúa đều đã bị san bằng thành bình địa, địa cung dưới mặt đất cũng bị thuốc nổ hoàn toàn huỷ diệt. Khoáng chí
Gia đìnhNgạch phò
Con cái
Phim ảnh
Chú thích
Tham khảo |