Cố Luân Thục Tuệ Trưởng Công chúa
Cố Luân Thục Tuệ Trưởng Công chúa (chữ Hán: 固倫淑慧長公主, 1632 - 1700), Công chúa nhà Thanh, là Hoàng nữ thứ năm của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực Cuộc sốngTheo ghi chép của một số hồ sơ nội cung nhà Thanh, Cố Luân Thục Tuệ Trưởng Công chúa tên thật là A Đồ (giản thể: 阿图; phồn thể: 阿圖), sinh vào năm Thiên Thông thứ 6 (1632). Bà là con gái thứ hai của Hiếu Trang Văn Hoàng hậu, em gái của Cố Luân Ung Mục Trưởng Công chúa, chị gái Cố Luân Đoan Hiến Trưởng Công chúa và Thuận Trị Đế. Tháng 1 năm Sùng Đức thứ 6 (1641), bà được hứa gả cho Tác Nhĩ Cáp (索尔哈). 2 năm sau thì bà chính thức xuất giá khi mới 12 tuổi. Tác Nhĩ Cáp mất vào những năm đầu Thuận Trị. Năm Thuận Trị thứ 5 (1648), bà tái giá Ba Lâm Trát Tát Khắc Quận vương Sắc Bố Đằng, cũng bởi vậy mà thường được xưng là "Ba Lâm Công chúa". Sắc Bố Đằng cùng Công chúa sinh được 3 người con trai, lần lượt là Ngạc Tề Nhĩ (鄂齐尔), Cách Lặc Nhĩ Đồ (格勒尔图) và Nạp Mộc Trát (纳木扎). Năm thứ 14 (1657), được phong là Cố Luân Trưởng Công chúa. 2 năm sau bà được ban phong hiệu "Hòa Thuận", trở thành Cố Luân Hoà Thuận Trưởng Công chúa (固倫和順長公主), sau đó đổi thành Cố Luân Thục Tuệ Trưởng Công chúa (固倫淑慧長公主).[1] Năm Khang Hi thứ 7 (1668), con trai trưởng của bà và Sắc Bố Đằng là Ngạc Tề Nhĩ kế tập tước vị Trát Tát Khắc Đa La Quận vương của Ba Lâm hữu Kỳ. 5 năm sau, ngạch phò Sắc Bố Đằng mất, Hiếu Trang Hoàng hậu lại lâm bệnh, Khang Hi phái người đón Công chúa về Bắc Kinh. Cũng trong năm đó, Ngạc Tề Nhĩ đến triều kiến Khang Hi, xin theo quân xuất chinh thảo phạt Ngô Tam Quế. Khang Hi từng nói rằng "太皇太后在時,公主特蒙眷愛,因以托朕; 'Lúc Thái hoàng thái hậu còn sống', 'Công chúa đặc biệt được thương yêu', 'bởi vậy đã đặc biệt nhờ cậy trẫm.', bởi vậy đã từng nhận lời với Trưởng Công chúa sẽ đón bà về Bắc Kinh, an hưởng tuổi già. Năm thứ 39 (1700), bà lâm bệnh nặng, Khang Hi Đế đích thân đến phủ Thục Tuệ Trưởng Công chúa để chăm bệnh. Cùng năm, Công chúa qua đời tại kinh sư, thọ 69 tuổi. Khang Hi Đế suất lĩnh chư vị Hoàng tử, Bối lặc, nội thần, tống biệt Công chúa đến Dụ Thân vương viên, hơn nữa, [gào khóc thảm thiết] bên quan tài của Công Chúa, chư vương đại thần liên tục an ủi mới hồi cung. Sau, do chư vị Hoàng Tử hộ tống Công Chúa hạ quy táng tại [Ba Lâm bộ] [2]. Vấn đề xưng hôNăm Khang Hi thứ 2 (1663), ngày 28 tháng 8, "Phí Dương Cổ đẳng vi ngoại phiên cống mã hành thưởng đích đề bản" ghi chép lại:
Năm Khang Hi thứ 20 (1681), ngày 23 tháng 10, bản tấu từ Tổng quản Nội vụ phủ về chi phí chi tiêu ngân lượng trong cung có chép:
Ngày 26 tháng 10 cùng năm, bản tấu được chuẩn, cấp cho lễ đính hôn của Ngạch phò Ô Nhĩ Cổn "phóng lục tùng thạch khảm kim tiểu tát đại nhất, đái khứ thử hạng khảm nhập chi ngân huyền tứ phân". Ngoài ra, còn cấp Ba Lâm Công chúa và Ô Nhĩ Cổn 428 lượng bạc để làm y phục. Năm Khang Hi thứ 29 (1690), ngày 29 tháng 9, "Phí Dương Cổ đẳng vi ngoại phiên cống mã hành thưởng đích đề bản" ghi chép lại:
Gia quyến
Ngạch phò
Hậu duệ
Chú thích
|