Xà Phu (chòm sao)

Xà Phu
Ophiuchus
Chòm sao
Ophiuchus
Viết tắtOph
Sở hữu cáchOphiuchi
Xích kinh17 h
Xích vĩ
Diện tích948 độ vuông (11)
Mưa sao băngOphiuchids

Northern May Ophiuchids
Southern May Ophiuchids

Theta Ophiuchids
Giáp với
các chòm sao
Nhìn thấy ở vĩ độ giữa +80° và −80°.
Nhìn thấy rõ nhất lúc 21:00 (9 giờ tối) vào tháng 7.

Chòm sao Xà Phu (tiếng Hán: 蛇夫; tiếng Latinh: Ophiuchus, /ɒfiˈjuːkəs/) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh người chăn rắn hay được gọi là "Xà Phu".

Chòm sao lớn này có diện tích 948 độ vuông, nằm trên cả hai nửa thiên cầu, xếp ở vị trí thứ 11 trong danh sách các chòm sao theo diện tích.[cần dẫn nguồn] Chòm sao này nằm trên hoàng đạo, giữa chòm sao Thiên YếtNhân Mã.

Chòm sao Xà Phu nằm kề các chòm sao khác là Vũ Tiên, Thiên Xứng, Cự Xà, Thiên Ưng.[1][2][3]Bắc Bán cầu, chòm sao này có thể quan sát được vào mùa hè. Xà Phu còn là chòm sao đặc biệt vì nó nằm giữa và chia chòm sao Cự Xà ra thành hai phần riêng biệt: đuôi Cự Xà (tiếng Anh:Serpens Cauda) và đầu Cự Xà (tiếng Anh:Serpens Caput).[4]

Hoàng đạo

Xà Phu là một trong mười ba chòm sao đi qua đường Hoàng đạo.[5] Do đó, đôi khi nó cũng được cho là biểu tượng (dấu hiệu) thứ 13 của hoàng đạo. Tuy nhiên, điều này là do sự nhầm lẫn giữa một biểu tượng chiêm tinh học với một chòm sao.[6] Các biểu tượng hoàng đạo là một nhóm gồm mười hai chòm sao nằm trên mặt phẳng hoàng đạo, vì vậy mỗi biểu tượng kéo dài 30° thiên kinh độ (kinh độ của thiên cầu), xấp xỉ độ dài quãng đường mà Mặt trời di chuyển được trong một tháng, và trong truyền thống phương Tây, đều phù hợp với các mùa để điểm phân tháng ba hằng năm luôn luôn rơi vào ranh giới giữa Song NgưBạch Dương.

Mặt khác, một chòm sao không đồng đều về kích thước và ranh giới được dựa trên vị trí của các ngôi sao trong mỗi chòm sao hoàng đạo.[7] Trong chiêm tinh học phương Tây, chòm sao Bảo Bình như một ví dụ, phần lớn tọa độ của nó tương ứng với vị trí của Song Ngư. Tương tự như vậy, chòm sao Xà Phu chiếm phần lớn (29 tháng 11 - 18 tháng 12) [8] của Nhân Mã (23 tháng 11 - 21 tháng 12). Sự khác biệt này là do thực tế là thời điểm trong năm mà mặt trời đi qua vị trí của một chòm sao hoàng đạo đã dần dần thay đổi (vì tuế sai của điểm phân) qua nhiều thế kỷ từ khi người Hy Lạp hay người Babylon[9] ban đầu đã phát hiện ra các chòm sao hoàng đạo.[10][11]

Lịch sử

Không có bằng chứng nào cho thấy chòm sao được biết đến trước thời kỳ cổ đại Hy Lạp. Trong thiên văn Babylon, một chòm sao được gọi là Sitting God ("Thần Ngồi") dường như đã được xếp nằm trong khu vực chung mà sau này là chòm sao Xà Phu. Những quan sát và ghi nhận Xà Phu trong thực tế có thể đã bắt nguồn từ chòm sao cổ đại của Babylon này, biểu tượng đại diện cho Nirah, một con rắn thần hình dạng người, đôi khi được miêu tả với một nửa trên là con người và nửa còn lại là con rắn, thường là ở phần chân.[12]

Thiên thể

Các thiên thể đáng quan tâm

Tham khảo

  1. ^ Ford, Dominic. “The Constellation Ophiuchus - In-The-Sky.org”. in-the-sky.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2018.
  2. ^ Dickinson, Terence (2006). Nightwatch A practical Guide to Viewing the Universe Revised Fourth Edition: Updated for use Through 2025. US: Firefly Books. tr. 185. ISBN 1-55407-147-X.
  3. ^ http://www.inetpix.com/newzealand/southern_sky.jpg
  4. ^ Dickinson, Terence (2006). Nightwatch A Practical Guide to Viewing the Universe Revised Fourth Edition: Updated for Use Through 2025. US: Firefly Books. tr. 44–59. ISBN 1-55407-147-X.
  5. ^ Shapiro, Lee T. "Constellation in the Zodiac", in The Space Place (NASA, cập nhật lần cuối ngày 22 tháng 7 năm 2011)
  6. ^ “Ophiuchus, the 13th cpnstellation of the Zodiac”. Sky. Truy cập 17 tháng 2 năm 2019.
  7. ^ “Ophiuchus phải chăng là biểu tượng Hoàng đạo thứ 13? Không đúng!”. Astronomy Club. 2 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2016.
  8. ^ “Ophiuchus - EarthSky.org”.
  9. ^ “Ophiuchus: người La Mã, người Dacian và Vlachs; Dracula”. Com/realm/vlachs/ Bản gốc Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2022.
  10. ^ Aitken, Robert G. (tháng 10 năm 1942). “Edmund Halley and Stellar Proper Motions”. Astronomical Society of the Pacific Leaflets. 4 (164): 103. Bibcode:1942ASPL....4..103A.
  11. ^ Redd, Nola Taylor. “Constellations: The Zodiac Constellation Names”. space.com. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2012.
  12. ^ White, Gavin;Babylon Star-lore, Solaria pub, 2008, page 187
  13. ^ Chartrand III, Mark R.; (1983) Skyguide: A Field Guide for Amateur Astronomers, p. 170 (ISBN 0-307-13667-1).
  14. ^ Paul Kunitzsch; Tim Smart (2006). A Dictionary of Modern Star Names: A Short Guide to 254 Star Names and Their Derivations. Sky Publishing Corporation. tr. 44. ISBN 978-1-931559-44-7.
  15. ^ Chartrand, at p. 170.
  16. ^ Star 'soon to become supernova'. BBC News, ngày 23 tháng 7 năm 2006
  17. ^ “Huge 'Superbubble' of Gas Blowing Out of Milky Way”. PhysOrg.com. ngày 13 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2008.
  18. ^ Charbonneau, David; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2009). “A super-Earth transiting a nearby low-mass star”. Nature. 462 (7275): 891–94. arXiv:0912.3229. Bibcode:2009Natur.462..891C. doi:10.1038/nature08679. PMID 20016595.
  19. ^ “Asteroid To Hide Naked-Eye Star”. ngày 31 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2019.
  20. ^ “Asteroid To Hide Bright Star”. ngày 31 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2019.
  21. ^ “(824) Anastasia / HIP 81377 event on 2010 Apr 06, 10:21 UT”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2019.
  22. ^ “Ophiuchus, the Serpent Bearer - Constellations - Digital Images of the Sky”.

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia