Ánh sáng hoàng đạo

Ánh sáng hoàng đạo ở bầu trời phía Đông vào lúc trước khi chạng vạng bình minh bắt đầu

Ánh sáng hoàng đạo (tiếng Anh: Zodiacal light), còn gọi là bình minh giả (False Dawn)[1], là hiện tượng nhìn thấy vùng sáng mờ ở phía Tây khi trời vừa tối (hay phía Đông trước lúc bình minh), khoảng từ 1 đến 2 tiếng sau khi Mặt Trời lặn (hay trước khi Mặt Trời mọc).

Nguồn gốc

Nguyên do trên vùng quỹ đạo của các hành tinh có rất nhiều bụi và băng nhỏ do mảnh vỡ của các thiên thạch, bụi của sao chổi... tuy nhỏ nhưng chúng cũng phản xạ ánh sáng của Mặt trời và nếu nhìn từ Trái Đất thì nó tạo ra một vệt sáng mờ theo đường hoàng đạo. Vùng ở gần Mặt Trời nhất sẽ sáng nhất, nhưng chúng ta chỉ có thể nhận biết khi Mặt Trời vừa khất bóng (hoặc chuẩn bị ló dạng) khi đó vùng sáng này mới hiện rõ do không bị lấn át bởi ánh sáng. Lúc đó nhìn về phía chân trời Tây từ 1 đến 2 tiếng sau khi Mặt Trời lặn ta sẽ thấy 1 vùng sáng có dạng tam giác rộng ở chân trời và nhỏ dần khi lên cao và nghiêng theo đường hoàng đạo. Không phải là ô nhiễm ánh sáng mà đó là ánh sáng hoàng đạo, xuất hiện khi trời đã tối hẳn.

Tham khảo

  1. ^ “What are Zodiacal Light or False Dawn?”. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2018.

Liên kết ngoài