X&Y là album phòng thu thứ ba của ban nhạc Alternative rock nước Anh Coldplay, phát hành 6 tháng 6 năm 2005 tại Vương quốc Anh thông qua hãng thu âm Parlophone. Album chịu ảnh hưởng của âm nhạc điện tử, được sản xuất bởi các thành viên trong nhóm và nhà sản xuất âm nhạc Danton Supple. Việc thực hiện album đã diễn ra rất khó khăn. Nhà sản xuất của album người Anh, Ken Nelson ban đầu có ý định sản xuất thật nhiều bài hát trong album. Tuy nhiên, nhiều bài hát khi đang sáng tác đã bị bỏ dở dang do những bất đồng trong nội bộ ban nhạc. Bìa album là sự kết hợp của các khối sắc màu, với hình ảnh đại diện là mã Baudot.
X&Y bao gồm 12 bài hát và một bài hát track phụ, "Til Kingdom Come". Nó không có trên mặt danh sách của album, nhưng được đánh dấu "+" trên nhãn đĩa và phía trong tập sách album. Ban đầu theo kế hoạch bài hát được thực hiện bởi ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ Johnny Cash và trưởng nhóm Chris Martin, nhưng Cash đã qua đời trước khi bài hát được hoàn thành.[1] Đĩa đơn "Talk" được xuất hiện trên danh sách track chính, mặc dù người ta nghĩ rằng nó đã bị hạ xuống làm mặt B cho bìa album tiếp theo sau khi bị rò rỉ trực tuyến vào đầu năm 2005.[2]
X&Y được phát hành với một số lượng quảng cáo hạn chế nhưng vẫn thu được thành công thương mại đáng kể khi đạt quán quân của nhiều bảng xếp hạng trên toàn thế giới, trong đó có Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, những thị trường đầu tiên của nó. Với doanh số bán được 8,3 triệu bản trong năm 2005, đây là album bán chạy nhất năm đó trên toàn cầu. Đến năm 2001, album đã bán được hơn 13 triệu bản ra toàn thế giới.[3]
X&Y đã nhận được nhiều đánh giá tích cực, dù trong số đó vài nhà phê bình âm nhạc vẫn cho rằng nó vẫn kém sức hút hơn album phòng thu đầu tay Parachutes. Các đĩa đơn single trong album bao gồm: "Speed of Sound", "Fix You", "Talk", "The Hardest Part", "What If" và "White Shadows".
Bối cảnh thực hiện
Tháng 3 năm 2004, Coldplay đã công bố thông tin chi tiết về X&Y trong khi album đang được thu âm. Kế hoạch ban đầu của nhóm là tìm một chỗ ở để tránh tai mắt của công chúng trong suốt cả năm. Giọng ca chính Chris Martin phát biểu, "Chúng tôi thực sự cảm thấy rằng chúng tôi phải đi xa một thời gian và chắc chắn chúng tôi sẽ không phát hành bất cứ gì trong năm nay, bởi tôi nghĩ rằng mọi người đều phát bệnh vì chúng tôi rồi." Tuy nhiên kế hoạch này không thực hiện do áp lực từ album thứ hai của họ, A Rush of Blood to the Head đã tạo ra nhưng họ đang cố gắng "để làm nên thứ tuyệt vời nhất mà chưa ai từng nghe".[4]
Trước lời công bố của Martin, tay guitar Jonny Buckland và nhà sản xuất thu âm người Anh Ken Nelson đã bắt đầu thu âm các bản demo trong lúc ở Illinois, Chicago. Tiếp đó ban nhạc đã đăng ký một phòng thu ở London tháng 1 năm 2004.[5]
Thu âm
Coldplay đã dành mười tám tháng thực hiện album.[6] Album phát hành là phiên bản thứ ba mà ban nhạc từng sản xuất trong những buổi cuối của họ, và thậm chí một số người còn coi nó là album thứ năm của nhóm.[7] Ban nhạc đã không hài lòng với những kết quả trong các buổi đầu tiên của họ với Nelson, người trước đó từng sản xuất hai album của ban nhạc.
Ngày phát hành ban đầu được ấn định trong năm 2004, nhưng ban nhạc buộc phải trì hoãn ngày ra mắt album đến tháng 1 năm 2005. Nhưng bởi ngày mục tiêu mới đang đến gần, ban nhạc đã một lần nữa loại bỏ các bài hát mà họ coi là "tẻ nhạt" và "thiếu sôi nổi".[7] Sáu mươi ca khúc đã được viết trong các buổi này nhưng có tới năm mươi hai trong số chúng bị bỏ lại.[8] Ban nhạc bắt đầu tập luyện các bài hát cho một chuyến lưu diễn lên kế hoạch trước, nhưng họ cảm thấy các bài hát có âm thanh trực tiếp tốt hơn so với các phiên bản thu âm của nhóm: "Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi thực sự đã không có những ca khúc hay và một vài trong số chúng lại bắt đầu âm thanh tốt hơn bởi chúng tôi đang chơi những ca khúc này tốt hơn so với lúc chúng tôi chơi chúng trong bản thu âm, vì vậy chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi nên quay trở lại và thu âm chúng một lần nữa." Tay guitar Jonny Buckland nói rằng ban nhạc đã tự thúc đẩy bản thân họ "xúc tiến theo mọi hướng" trong việc thực hiện album, nhưng họ cảm thấy rằng nó có vẻ như đang đi ngược xu thế so với các tác phẩm trước đây của nhóm.[9]
Trong công cuộc tìm kiếm sự hoàn hảo, Coldplay đã phải "nâng nó lên vài mức độ và làm việc chăm chỉ để đạt được nó ngay lập tức".[7] Ban nhạc đã chọn Danton Supple, người từng phối nhạc cho phần lớn A Rush of Blood to the Head để giám sát việc sản xuất X&Y.[10] Khi tháng một qua đi ban nhạc đã phải hoàn tất album; họ cũng ý thức được áp lực về "những kỳ vọng cho kỷ lục tăng trưởng lớn hơn" và "việc hoàn thành nó cũng trở nên ngày càng khó khăn hơn".[7] Cuối cùng ban nhạc đã giải quyết xong vấn đề với ca khúc "Square One" mà Martin miểu tả là "một cuộc gọi đến những cánh tay" đồng thời là "lời biện hộ" cho từng người trong nhóm sẽ "không bị đe dọa bởi bất cứ ai hay bất cứ điều gì". Sau khi hoàn thành album, nhóm cảm thấy dường như họ đã có thể thực hiện những bài hát của riêng họ mà không cần suy nghĩ đến nhu cầu của bất cứ ai khác.[7] Cũng trong tháng này, ban nhạc đã tiến đến những tuần cuối cùng trong quá trình sản xuất và đã đặt việc hoàn thành các phím lên các bài hát.[10]
Tay trống Will Champion sau đó đã thừa nhận ban nhạc đã không quá vội vàng trong việc hoàn tất album "bởi viễn cảnh của chuyến lưu diễn lại rất khó khăn khiến chúng tôi cảm thấy chúng tôi nên dành nhiều thời gian của mình cho việc đó, đồng thời chúng tôi cũng muốn đảm bảo rằng nó có thể diễn ra tốt nhất có thể". Theo anh việc nhóm không có thời hạn nhất định đã giúp họ không cảm thấy bị áp lực từ việc hoàn thành gì đó. Một khi thời hạn thích hợp được áp dụng vào ban nhạc, họ sẽ càng hoạt động hiệu quả hơn so với các phiên bản trước đó. Tại thời điểm này nhóm đã viết khoảng 14 hoặc 15 bài hát.[11] Martin còn nói thêm rằng "lý do họ kết thúc muộn là vì họ "... đã giữ [thêm vào đó] việc hoàn thành [các phím tới] kỷ lục đến khi nó quá muộn... [họ] không muốn nghe nó lúc này bởi [họ sẽ] chỉ muốn tìm cách nào đó để quay trở lại và thay đổi.[7]
Sáng tác
Âm nhạc
Coldplay đã trích dẫn rất nhiều những ảnh hưởng khác nhau trong album. Phong cách trong dòng nhạc điện tử mà tiên phong là ban nhạc Kraftwerk đã thể hiện rõ trong ca khúc "Talk", đồng thời còn mượn móc tổng hợp của nó từ "Computer Love" năm 1981.[6] Ngoài ra hiện nay dòng nhạc điện tử những năm 1970 còn có nét giống với các nhạc sĩ người Anh David Bowie và Brian Eno. Eno, người sẽ sản xuất hai album Viva la Vida or Death and All His Friends và Mylo Xyloto sau này cũng đã chơi phần đệm synthesizer trong bài hát "Low". Đĩa đơn đầu tiên "Speed of Sound" cũng lấy cảm hứng từ nhịp đập trống trong ca khúc "Running Up That Hill" của nghệ sĩ hát-viết nhạc người Anh Kate Bush.[12] Theo Jon Pareles của The New York Times, ban nhạc cố gắng để "mang lại vẻ đẹp của 'Clocks'" xuyên suốt album, ngoài ra còn mượn một số nét đặc trưng của nó vào những ca khúc như "Speed of Sound".[13] Ca khúc mở đầu "Square One" còn nổi bật lên đoạn nhạc tổ nổi tiếng từ Also sprach Zarathustra, còn biết đến nhiều hơn là tiêu đề chính của một bộ phim khoa học viễn tưởng của Stanley Kubrick năm 1969 có tên 2001: A Space Odyssey. Đoạn nối tiếp ba nốt đã được sử dụng với tiếng móc tổng hợp cũng như một phần của đoạn điệp khúc cũng do giọng ca mang nhãn hiệu falsetto của Chris Martin trình diễn.
"Fix You" nổi bật hơn cả là tiếng organ và piano. Ca khúc bắt đầu với một bản ballad organ điện êm dịu bao gồm giọng falsetto của Martin. Bài hát sau đó hình thành với âm thanh guitar acoustic và piano. Âm thanh sau đó thay đổi với một dòng guitar ba nốt rên rỉ, tiếng chuông reo thoảng qua mang nhịp điệu lạc quan. Đoạn nhạc khí của nó cũng được thay đổi với âm thanh organ phong cách nhà thờ
Ca từ
Về ca từ, X&Y đã thực hiện một sự thay đổi rõ ràng so với các tác phẩm trước. Ở những tác phẩm trước, Martin hát chủ yếu ở ngôi thứ nhất "Tôi", nhưng sau đó đã chuyển sang ngôi thứ hai "Bạn".[13] Dựa theo đó, những ca khúc trong album là sự phản ánh của Martin về "những nghi ngờ, sợ hãi, hi vọng và yêu thương" cùng những ca từ "thật nghiêm túc và mơ hồ".[14]
Lời hát có xu hướng tập trung đáng kể xung quanh ý tưởng rằng tất cả mọi thứ đều bị tan vỡ, dời khỏi vị trí hoặc biến mất; điều này thể hiện rõ ràng ở hầu hết các ca khúc trong album. Chẳng hạn như "Fix You" ("When you lose something you can't replace"/"Khi bạn mất một thứ nào đó bạn chẳng thể thay thế") và cũng trong "X&Y" ("When something is broken, and you try to fix it, trying to repair it, any way you can"/"Khi một thứ nào đó bị hỏng và bạn cố gắng sửa chữa nó, cố gắng sửa chữa nó bẳng bất kỳ cách nào bạn có thể") và "Talk" ("Are you lost or incomplete? Do you feel like a puzzle, you can't find your missing piece?"/"Bạn có bị mất hay thiếu thốn không? Bạn có cảm thấy như một câu đố khi bạn không thể tìm thấy phần còn thiếu của mình không?"). Đồng thời chủ đề này cũng là sự phản ánh ngẫu nhiên, mẫu hình khó hiểu trên trang bìa cover của album (cho đến khi bạn "sửa" nó bằng cách sử dụng Mã Baudot).
* Chứng nhận dựa theo doanh số tiêu thụ. ^ Chứng nhận dựa theo doanh số nhập hàng.
Chú thích
^Parker, Lyndsey (ngày 11 tháng 3 năm 2006). “X&Y From A To Z”. Yahoo! Music. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2008.
^Wild, Debs (2003). “Coldplay ezine: Issue 10”(PDF). Coldplay.com. tr. 5. Lưu trữ(PDF) bản gốc 28 Tháng 9 2007. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày lưu trữ= (trợ giúp)