Tạ Thục Vi (tiếng Trung: 謝淑薇; bính âm: Xiè Shúwéi; Taiwanese Mandarin:[ɕjê sǔ wěi]; sinh ngày 4 tháng 1 năm 1986) là một vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Đài Loan. Cô đạt được thứ hạng cao nhất ở vị trí thứ 23 thế giới nội dung đánh đơn và số 1 thế giới nội dung đánh đôi. Cô chiến thắng giải Wimbledon Championships 2013, Pháp mở rộng 2014 và WTA Finals 2013, tất cả đều cùng với Peng Shuai.[2] Thành công đáng kể ở nội dung đánh đơn của cô chính là việc lọt đến vòng 4 giải Úc mở rộng trong các năm 2008 và 2018, cũng như tiến đến vòng 4 giải Wimbledon 2018 sau khi đánh bại tay vợt đương kim số 1 thế giới Simona Halep. Cô là vận động viên tennis người Đài Loan đầu tiên trong lịch sử (cả nam lẫn nữ) lọt vào top 25 tay vợt trên bảng xếp hạng thế giới, cũng như là người đầu tiên đạt được vị trí số 1 thế giới ở nội dung đánh đôi. Tính đến thời điểm hiện tại, cô chính là vận động viên quần vợt người Đài Loan thành công nhất, chiến thắng 2 danh hiệu đơn cũng như 20 danh hiệu đôi trong hệ thống các giải đấu của WTA Tour, 27 danh hiệu đơn và 23 danh hiệu đôi trong hệ thống ITF Women's Circuit, 7 huy chương từ các kì Á vận hội, và kiếm được hơn 5.5 triệu đô tiền thưởng.
Tiểu sử
Hseih có bố là ông Hsieh Tze-lung và mẹ là bà Ho Fom-ju, sinh tại Hsinchu và lớn lên ở Kaohsiung, Đài Loan. Cô làm quen với quần vợt thông qua sự giới thiệu của bố khi lên 5 tuổi. Em gái của cô, Hsieh Shu-ying, cũng là một tay vợt chuyên nghiệp. Hseih xem Steffi Graf và Andre Agassi là thần tượng của mình.[3] Cô đã từng có thời gian luyện tập tại một trường đào tạo tennis ở Đài Loan quản lý bởi Hu Na, một cựu vận động viên tennis người Trung Quốc đào tẩu đến Mỹ năm 1982.[4]
Tranh cãi về hợp đồng tài trợ
Sau khi Hsieh cùng với bạn đánh cặp là Peng Shuai giành chiến thắng nội dung đôi nữ tại giải Wimbledon 2013. Một công ty rượu vô danh đã đề nghị một hợp đồng trị giá 1.63 triệu đô/năm để cô đại diện cho đoàn thể thao Thanh Hải, một tỉnh nghèo ở phía Bắc, thi đấu tại Đại hội thể thao toàn Trung Hoa. Tuy nhiên để thực hiện hợp đồng này cô buộc phải chuyển quốc tịch để trở thành công dân Trung Quốc. Đứng trước tình cảnh khó khăn của các vận động viên tại Đài Loan, bố của Hsieh nói rằng ông và con gái có thể buộc lòng chấp nhận lời đề nghị. Bởi vì trên thực tế Hsieh chỉ nhận được chừng 50.000 đô tiền trợ cấp từ Đài Loan, trong khi đó chi phí đi lại và luyện tập vào khoảng 166.000 đô (Thậm chí có thời điểm China Times tiết lộ rằng Hsieh đã phải rút toàn bộ 3 thẻ tín dụng để trả lương cho huấn luyện viên). Phát biểu này của ông Hsieh đã dấy lên một cuộc tranh cãi thời bấy giờ ở Đài Loan[5].
Lee Ying-yuan, một nhà lập pháp đến từ Đảng Dân chủ tiến bộ - chủ trương phản đối Trung Quốc - ủng hộ Tổng thống Đài Loan Ma Ying-jeou làm mọi cách để giữ chân Hsieh tránh khỏi việc di cư. Bởi vì sự ra đi của cô ấy, trích lời Lee, có thể làm phát sinh "hiệu ứng domino" trong giới vận động viên của Đài Loan. Xung quanh những tranh luận, về phía Hsieh cô thể hiện quan điểm của mình thông qua mạng xã hội Facebook: "Tôi không chơi trò chơi chính trị với các bạn, thể thao là thể thao", cô viết. Động thái này của Hsieh cũng được cho là nhắm đến Peng Shuai, trong khi các phóng viên hỏi Hsieh rằng chiến thắng (Wimbledon) có ý nghĩ như thế nào với Đài Loan, Peng ngắt lời và nói rằng Đài Loan không phải là một quốc gia[5].
Một kế hoạch của Đài Loan đã bắt đầu thực hiện ngay sau các báo cáo về hợp đồng đại diện của Hsieh, cụ thể chính quyền này dự định sẽ chi ít nhất 1 tỷ Tân Đài tệ (khoảng 33 triệu đô) trong vòng 5 năm với mục đích chấm dứt việc các vận động viên chuyển quốc tịch sang Trung Quốc, bằng cách huy động nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp nội địa.
"Đón nhận những sự ủng hộ nhiệt tình đến từ các doanh nhân địa phương, chắc chắc [việc gây quỹ] sẽ không phải là vấn đề", trích lời Wang Jin-pyne, phát ngôn viên của Cơ quan lập pháp Đài Loan[6].
Lối chơi
Hsieh sở hữu một phong cách rất riêng biệt, không giống với bất kì tay vợt nào. Cô sử dụng hai tay để đánh bóng, cả phía thuận lẫn trái, vì thế những cú đánh của cô bóng đi rất thấp. Lối chơi không chính thống giúp cô có khả năng mở được nhiều góc đánh rộng và khiến các hướng đi của bóng trở nên khó đoán. Cô từng nói đùa ở giải Úc mở rộng rằng: "Thực ra, bạn trai của tôi đã quan sát game thi đấu của cô ấy [Kerber] hồi sáng. Nhưng tôi đã quên không hỏi cô ấy chơi như thế nào, thế nên, tôi bước vào sân đấu mà không có bất cứ chiến lược nào. Do vậy tôi đã phải lôi ra lối chơi Su-wei, bạn biết đấy."[7]
Hsieh, không giống như các tay vợt khác, cô có khả năng chơi bỏ nhỏ (drop shot) và cắt bóng trên sân đất nện rất hiệu quả.
Nhiều tay vợt hàng đầu đã từng khen ngợi lối chơi khác thường của Hsieh. Maria Sharapova, sau trận thắng vòng 3 trước Hsieh tại giải Wimbledon năm 2012 đã nói: "Tôi gặp cô ấy nhiều lần khi còn thi đấu ở các giải trẻ. Cô ấy từng là một cơn ác mộng bởi vì cô sử dụng các cú cắt và bỏ nhỏ trên sân đất nện. Tôi mới há hốc, 'Họ học lối chơi đó ở đâu vậy?' Cô ấy đánh bằng hai tay, chuyển vợt. Trong từng game đấu, cô cắt bóng và thực hiện drop shots rất nhiều, nó khiến cho người ta phát cáu. Chúng tôi đã từng có nhiều trận đấu nảy lửa khi còn thiếu niên. Tôi hiểu khá rõ game đấu của cô ấy và tôi không nghĩ cô ấy chơi đúng sức ngày hôm nay trên mặt sân cỏ. Nếu tôi chơi bóng nhanh và nặng, tôi không nghĩ cô ấy có thời gian để thực hiện những miếng đánh ưa thích của mình."[8]
Sự nghiệp
Những năm đầu
Trong suốt giải Úc mở rộng năm 2011 dành cho các tay vợt trẻ, Hsieh lọt đến vòng tứ kết nội dung đơn nữ[9] và vòng 4 nội dung đôi nữ cùng với Natalie Ko,[9] thất bại sau hai set đấu trước cặp đôi sau đó lên ngôi vô địch, Petra Cetkovská và Barbora Strýcová.[9] Hsieh thể hiện một màn trình diễn xuất sắc trong mùa giải 2001 khi 15 tuổi. Thi đấu ở hệ thống ITF Women's Circuit, và giành chiến thắng tất cả năm giải đấu mà cô tham sự bao gồm Wellington, Kaohsiung, Bangkok (2 lần), và Peachtree City từ tháng 1 đến tháng 11. Cô cũng đồng thời tham dự hai giải WTA Tour đầu tiên trong sự nghiệp, lọt đến vòng bán kết ở Bali và tứ kết ở Pattaya. Mặc dù thi đấu 7 trận trong năm 2001 nhưng cô có tỉ lệ thắng thua cực kì ấn tượng 41–2, trong đó cô bắt đầu sự nghiệp với 37 trận thắng liên tiếp. Cô cũng đạt được những thành công ở các nội dung đôi của ITF, lọt đến hai trận chung kết và chiến thắng một trong số đó.
(VĐ) Vô địch giải; vào tới (CK) chung kết, (BK) bán kết, (TK) tứ kết; (V#) các vòng 4, 3, 2, 1; thi đấu (RR) vòng bảng; vào tới vòng loại (Q#) vòng loại chính, 2, 1; (A) không tham dự giải; thi đấu tại (Z#) Nhóm khu vực (chỉ ra số nhóm) hoặc (PO) play-off Davis/Fed Cup; giành huy chương (G) vàng, (F-S) bạc hay (SF-B) đồng tại Olympic; Một giải (NMS) Masters Series/1000 bị giáng cấp; hoặc (NH) giải không tổ chức. SR=tỉ lệ vô địch (số chức vô địch/số giải đấu)
Để tránh nhầm lẫn hoặc tính thừa, bảng biểu cần được cập nhật khi giải đấu kết thúc hoặc vận động viên đã kết thúc quá trình thi đấu tại giải.
Singles
All results are included in Career Win–Loss records but only main-draw results in WTA Tour, Grand Slam Tournaments and Olympic Games are recorded.