Trịnh Xuân Thanh
Trịnh Xuân Thanh (sinh ngày 13 tháng 2 năm 1966 tại Hà Nội) từng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, giữ chức Tỉnh ủy viên (từ năm 2015), Phó Chủ tịch phụ trách công nghiệp - thương mại Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang và Đại biểu Quốc hội khóa XIV cho đến khi bị cắt hết mọi chức vụ khi bị điều tra tham nhũng vào năm 2016. Ông đắc cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV được 198.392 phiếu, đạt tỷ lệ 75,28% số phiếu hợp lệ và trở thành người trúng cử với số phiếu được bầu chọn cao nhất tại Hậu Giang.[1] Năm 2016, ông bị Hội đồng bầu cử Quốc gia không công nhận tư cách Đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong buổi họp thứ 4 và thứ 5 dưới sự chủ trì của Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo chỉ đạo của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, với lý do là có nhiều khuyết điểm, vi phạm nghiêm trọng trong thời gian công tác tại Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam.[1][2][3][4] Ngày 6 tháng 9 năm 2016, ông Thanh đã gửi đơn xin ra khỏi Đảng đến báo Thanh niên và blog Người Buôn Gió với lý do ra khỏi Đảng là "không còn tin vào sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư", còn bản thân ông đã trốn đi đâu không rõ.[5] Ngày 16 tháng 9 năm 2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Xuân Thanh về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; đồng thời ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh. Sau khi xác định Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn, Bộ Công an ra Quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh.[6] Ngày 31 tháng 7 năm 2017, Bộ Công an cho biết nghi can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, sau gần một năm trốn lệnh truy nã quốc tế.[7] Tiểu sửTrịnh Xuân Thanh quê quán tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ông có trình độ học vấn Cử nhân Kỹ thuật môi trường và đô thị.[1][8][9] Năm 1990, ông tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội. Năm 1995 sau một thời gian làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức ông Thanh trở về Việt Nam.[10] Giai đoạn 1996 - 2000, ông đảm nhiệm chức vụ phó giám đốc Công ty phát triển kinh tế kĩ thuật Detesco của Trung ương Đoàn. Và từ 2000 - 2004 là phó giám đốc chi nhánh Hà Nội của Tổng công ty Sông Hồng, rồi lên chức phó tổng giám đốc rồi tổng giám đốc của tổng công ty Sông Hồng trong giai đoạn 2005 - 2007.[11] Năm 2007, ông Thanh được điều về làm Phó tổng giám đốc Tổng công ty CP xây lắp dầu khí VN (PVC) - Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, đến năm 2009 được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT PVC.[9] Khi PVC rơi vào tình cảnh thua lỗ trầm trọng và có nguy cơ mất vốn, ông Thanh được Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng Bộ - Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng vào tháng 9.2013. Tháng 2 năm 2014, Thanh được Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm lên chức vụ Vụ trưởng - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương. Ngày 13/5/2015, tại kỳ họp thứ 13 khóa VIII Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang, nhiệm kỳ 2011-2016, ông Trịnh Xuân Thanh đã trúng cử chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, nhiệm kỳ 2011-2016 với 43/47 phiếu tán thành;[8] Vì bị điều tra về vụ Biển xanh và việc công ty PVC dưới thời ông quản trị thua lỗ trầm trọng, ngày 15.6.2016, ông Thanh cho biết, ông đã chính thức viết đơn gửi Tỉnh ủy và HĐND tỉnh xin không tái cử vào chức danh Phó chủ tịch tỉnh, khóa 9, nhiệm kỳ 2016 - 2021.[12] Vinh danh
Các vụ bê bốiChạy xe tư nhân biển số xanhNgày 3.6.2016, báo Thanh Niên khui ra việc ông Trịnh Xuân Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, sử dụng xe cá nhân Lexus gắn biển số xanh.[9] Theo giấy tờ, chủ xe là ông Nguyễn Đặng Toàn, hộ khẩu ở số 50 Lương Ngọc Quyến, Hàng Buồm, Hà Nội. Theo lãnh đạo tỉnh Hậu Giang, do địa phương thiếu xe nên ông Thanh mượn xe của ông Toàn đưa vào Hậu Giang để tiện công tác. Phòng CSGT (PC67) Công an Hậu Giang cấp biển số xanh 95A-0699 cho xe tư nhân nhằm phục vụ việc đi lại của Phó chủ tịch UBND tỉnh này là ông Trịnh Xuân Thanh.[14] Ngày 18-7, Văn phòng Trung ương Đảng đã gửi văn bản truyền đạt ý kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc cấp biển số xe công trái quy định, rà soát, thu hồi biển số xe công (biển xanh) đã được cấp và sử dụng trái quy định.[15] Xử lýNgày 23-9, nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết công an tỉnh Hậu Giang vừa triển khai quyết định kỷ luật hình thức “khiển trách” đối với đại tá Võ Chí Thanh, trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt (PC67-Công an tỉnh Hậu Giang) do cấp biển số xanh sai quy định.[16] Vấn đề đề bạt, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộBài báo trên cũng nêu vấn đề, mặc dù ông khi là Chủ tịch HĐQT PVC, công ty này thua lỗ trầm trọng đến cả trên 3.274 tỷ đồng năm 2013, nhưng vẫn tiếp tục được thăng chức.[9] Bộ Công thương “bỏ qua” trách nhiệm của ông ThanhNgày 12-7, ông Phùng Đình Thực - nguyên chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) - cho biết việc ông Trịnh Xuân Thanh về làm phó chánh văn phòng Bộ Công thương là do Bộ Công thương tự làm văn bản nêu sẽ điều động về bộ (chứ không phải PVN đề nghị, giới thiệu). PVN vào thời điểm đó đánh giá khá rõ trách nhiệm ông Thanh trong việc để Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) thua lỗ khi làm chủ tịch tổng công ty này.[17] Chức Phó chủ tịch tỉnh Hậu GiangÔng Huỳnh Minh Chắc - nguyên bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang - cho biết, việc bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh làm phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách mảng công nghiệp là có sự chấp thuận của Ban Tổ chức trung ương.[17] Về việc bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh làm phó chủ tịch UBND, ông Lê Phước Thọ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương (nhiệm kì 1991-1996), vào ngày 3.8 cho rằng "Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương vẫn còn “chưa dám nói sai phạm đó thuộc về ai”." Nguyên văn:
Ngày 4/8, tại hội trường Thành ủy Cần Thơ, trong buổi tiếp xúc với cử tri, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, nói về vụ ông Trịnh Xuân Thanh, khẳng định đây không thuộc diện luân chuyển. Trách nhiệm thuộc về Ban Tổ chức Trung ương.[19] Việc thăng chức con ông ThanhCon trai ông Thanh, Trịnh Hùng Cường sinh năm 1992, tốt nghiệp tại Queen Mary, London vào năm 2014, bắt đầu làm việc tại Halico từ cuối năm 2015. Chỉ trong vòng 5 tháng làm việc, ông Cường được thăng chức Phó phòng phụ trách truyền thông và thị trường, thuộc Phòng truyền thông Marketing của Halico. Ông Mai Văn Lợi, Chủ tịch HĐQT Halico, vào giai đoạn 2011-2013, là Giám đốc Khách sạn Lam Kinh, một đơn vị kinh doanh thua lỗ nặng, lên tới 200 tỷ đồng. Sau khi Khách sạn Lam Kinh được PVC của ông Trịnh Xuân Thanh (lúc đó là Chủ tịch HĐQT) mua lại, ông Lợi được điều về làm Giám đốc Halico vào tháng 11/2014. 5 tháng sau đó, ông Lợi được thăng chức Chủ tịch HĐQT Halico. Từ một DN làm ăn có lãi tới hơn 200 tỷ hồi năm 2012, năm 2015 Halico lỗ tổng cộng 21 tỷ đồng. Riêng quý I năm 2016, DN này lỗ 10 tỷ đồng.[20] Việc thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng tại PVCNgày 18-7, Tổng bí thư giao Ban Thường vụ Đảng ủy Công an T.Ư chỉ đạo các cơ quan chức năng của ngành công an điều tra làm rõ vi phạm để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng (giai đoạn 2011 - 2013) ở Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.[15] Ngày 29 tháng 8, theo tin báo Lao động, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an đã vào cuộc điều tra vụ thua lỗ “khủng” hơn 3.200 tỉ đồng ở TCty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh.[21] Chiều 3-10, Bộ Thông tin và Truyền thông loan báo hai quyết định về việc thu hồi thẻ nhà báo đối với ông Nguyễn Như Phong và đình bản tạm thời báo điện tử tin nhanh Năng lượng mới (Petrotimes.vn báo điện tử của tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)).[22] Nguyễn Như Phong bị cách chức Tổng biên tập báo vì một bài trích đăng lại từ báo hải ngoại thoibao.de có tựa "Trịnh Xuân Thanh sẽ làm gì với những "Lá bùa cứu mạng" tại Đức?." về một cuộc phỏng vấn blogger Người Buôn Gió, người được Trịnh Xuân Thanh nhờ đưa một số thông tin tới dư luận. Bài báo đăng trên mạng Petrotimes ngày 30/9, ngay sau đó bị xóa.[23] Sau đó ông Thanh đã bỏ trốn. Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, Ban thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh từ 29/9/2016, sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan điều tra Việt Nam.[24] Phản ứngTổng bí thưNgày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng đã có Văn bản gửi các cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ, kết luận về thông tin đăng tải liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh. Văn bản nêu rõ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Công an, Ban Cán sự đảng các bộ, cơ quan: Công thương, Tài chính, Kiểm toán Nhà nước; Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Tỉnh ủy Hậu Giang và Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận vụ việc.[14] Thủ tướngNgày 10/6, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công an, Bộ Công thương và Tập đoàn Dầu khí VN khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin báo chí phản ánh việc ông Trịnh Xuân Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang sử dụng xe cá nhân gắn biển số xanh, báo cáo Thủ tướng trước ngày 25/6.[25] Quốc hộiNgày 15.7, Hội đồng bầu cử quốc gia không công nhận tư cách Đại biểu Quốc hội của ông Thanh theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho là có nhiều khuyết điểm, vi phạm.[4] Ngày 4.8, trong hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ nhất, quốc hội khóa XIV Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: "Khi ứng cử đại biểu quốc hội, ông Thanh do tỉnh Hậu Giang giới thiệu chứ không phải do Trung ương. Đối với vụ ông Trịnh Xuân Thanh, ngành chức năng đang tiếp tục làm công tác cán bộ và làm rõ trách nhiệm thua lỗ ở PVC. Tổng Bí thư đã chỉ đạo sẽ làm tới nơi tới chốn, ai sai cũng sẽ bị xử lý".[26] Bộ Công thươngNgày 12-7, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định bộ này đã tiến hành rà soát công tác cán bộ và khẳng định sẽ không né tránh mà kiên quyết xử lý dứt điểm các vấn đề trong công tác tổ chức cán bộ, đặc biệt là các vấn đề về quy hoạch, luân chuyển, đề bạt cán bộ.[17] Ngày 2.8, ông Anh cho biết sau khi rà soát quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm, luân chuyển ông Trịnh Xuân Thanh: "Sơ bộ thì có thể khẳng định vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh được điều động, bổ nhiệm có nhiều dấu hiệu cho thấy có sai phạm, vi phạm trong chính sách cán bộ của Đảng, Nhà nước." [27] Xin ra khỏi ĐảngChiều 6 tháng 9 năm 2016, ông Thanh đã chủ động gọi điện thoại cho phóng viên Báo Thanh Niên khẳng định lại việc đã gửi đơn xin ra khỏi Đảng đến các cơ quan chức năng ở Trung ương cũng như Tỉnh ủy Hậu Giang.[28] Cùng ngày, Trịnh Xuân Thanh đã liên hệ với blogger Người Buôn Gió để nhờ đưa đơn xin ra khỏi Đảng lên mạng Internet, với nội dung "như trên tôi đã báo cáo toàn bộ sự việc, tôi không còn tin vào sự chỉ đạo nữa nên tôi làm báo cáo gửi các đồng chí, kính mong các đồng chí có trách nhiệm, ý thức được việc mình kết luận ngày hôm nay một cách chính xác, khách quan không chịu áp lực. Tôi xin ra khỏi đảng vì không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí tổng bí thư."[5] Ngày 7 tháng 9 Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang Bùi Văn Sáu cho biết chưa nhận được đơn xin ra khỏi Đảng của ông Trịnh Xuân Thanh.[29][30][31] Ngày 8 tháng 9 năm 2016, Ban bí thư Trung ương Đảng biểu quyết bằng phiếu kín, với 100% phiếu đồng ý kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng với ông Trịnh Xuân Thanh.[32] Tỉnh ủy Hậu Giang phát công văn triệu tập ông Trịnh Xuân Thanh,[33] nhưng gia đình ông không liên lạc được và cũng không rõ ông đã đi đâu.[34] Kỷ luật cán bộ liên can đến vụ Trịnh Xuân ThanhỦy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong thông báo về kết quả kỳ họp thứ 8 diễn ra từ ngày 28/11 đến ngày 30/11/2016 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của ông Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cho biết, đã xem xét, xử lý và đề nghị đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên và tổ chức đảng như sau:[35]
Kỷ luật cán bộ tỉnh Hậu GiangNgày 28-12, ông Cam Quang Vinh, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hậu Giang, cho biết UBKT Trung ương đã công bố quyết định kỷ luật:
Liên quan đến việc cấp biển số xanh sai quy định, công an tỉnh Hậu Giang cũng đã triển khai quyết định kỷ luật với hình thức “khiển trách” đối với đại tá Võ Chí Thanh, trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt.[36] Kỷ luật các thứ trưởngThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định kỷ luật hai thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng và Trần Thị Hà bằng hình thức khiển trách vì vụ Trịnh Xuân Thanh. Ông Nguyễn Duy Thăng bị nói là đã "có vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện việc thẩm định, đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016 đối với Trịnh Xuân Thanh". Bà Trần Thị Hà bị khiển trách vì "có vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc thẩm định quy trình, thủ tục, điều kiện và tiêu chuẩn để trình cấp có thẩm quyền tặng thưởng Huân chương và danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC); tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân chương cho Trịnh Xuân Thanh".[37] Nhận xét
Nghi vấn bị bắt cóc từ Đức về Việt NamNgày 31 tháng 7Ngày 31 tháng 7 năm 2017, Các báo tại Việt Nam đều đăng tin, Bộ Công an cho biết nghi can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, sau gần một năm trốn lệnh truy nã quốc tế.[7] Cùng ngày, nhà báo Lê Trung Khoa, Chủ biên báo mạng Thờibáo.de từ CHLB Đức nói trong chương trình đài BBC được phát trực tuyến lúc 20h30 ngày thứ Hai, 31 tháng 7 năm 2017 theo giờ Việt Nam: "Ngày 23 tháng 7 năm 2017 tại Berlin, lúc 10 giờ 30 ông Trịnh Xuận Thanh cùng 1 nữ cán bộ Bộ Công thương đã bị nhóm đối tượng người Việt Nam dùng vũ lực khống chế bắt cóc tại công viên Tiergarten, đưa lên một chiếc xe đợi sẵn." Ông Khoa cho biết chính ông đã nói chuyện trực tiếp với cán bộ điều tra Đức cũng như với luật sư của ông Thanh.[42][43] Báo thoibao.de ngày 3 tháng 8 thêm chi tiết, chiếc xe này có biển số Séc. Sự việc xảy ra ở phía trước của khách sạn Sheraton ở quận Tiergarten Berlin.[44] Ngày 1 tháng 8Tờ báo Đức TAZ được cảnh sát và công tố viên Đức cung cấp thông tin rằng ông Thanh vào đầu thập niên 1990 đã từng làm đơn xin tị nạn chính trị ở Đức, nhưng sau đó lại tình nguyện trở về Việt Nam. Từ tháng 9 năm 2016, một lệnh bắt giam được gửi tới Europol, nhưng ông Thanh không bị truy nã ở Đức với lý do: các cáo buộc "vi phạm luật lệ Việt Nam" là không cụ thể.[45] Ngày 2 tháng 8Ngày 2 tháng 8, bộ Ngoại giao Đức cáo buộc Việt Nam vi phạm luật Đức và luật quốc tế khi cho người bắt cóc ông Thanh, một người đã xin tị nạn tại Đức và đang được xem xét. Bộ ngoại giao Đức đã triệu tập đại sứ Việt Nam tại Đức vào ngày 1 tháng 8 và tuyên bố tùy viên tình báo của tòa đại sứ, Nguyễn Đức Thoa, cán bộ Tổng cục Tình báo Việt Nam [44], là "persona non grata". Ông ta phải rời khỏi Đức trong vòng 48 tiếng. Ngoài ra, Đức sẽ xem xét về các biện pháp chính trị, kinh tế và viện trợ phát triển.[46][47][48][49] Theo luật sư của ông Thanh, việc ông Thanh tình nguyện ra đầu thú là nói dối. Bên lề cuộc họp G-20 ở Hamburg vào ngày 7 và 8 tháng 7, các viên chức cao cấp của Đức đã nói chuyện với phía Việt Nam phải làm thế nào để có thể cho dẫn độ ông Thanh về Việt Nam theo đúng pháp quyền. Bộ Ngoại giao Đức cho biết, họ đã nói rõ ràng với đại sứ Việt Nam tại Đức rằng ông Thanh phải được đưa trở lại Đức để họ có thể xem xét đơn dẫn độ cũng như đơn xin tị nạn theo luật pháp Đức.[50] Ngày 3 tháng 8Ngày 03/08/2017, trả lời các câu hỏi của phóng viên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng nói: "Liên quan đến phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh, tôi lấy làm tiếc về phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức ngày 2-8...Tôi hiểu vụ việc Trịnh Xuân Thanh được rất nhiều người quan tâm..." Khi phóng viên AFP (Pháp) hỏi: "Việt Nam có xác nhận lời cáo buộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh không? Và liệu bà có nghĩ vụ việc này có ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao hai nước không? Hiện giờ ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu?" và phong viên hãng DPA (Đức) hỏi: "Bà phản ứng như thế nào về thông tin của luật sư ông Trịnh Xuân Thanh cho biết ông này đang xin tị nạn ở Đức?", bà Hằng trả lời: "Theo thông báo ngày 31-7 của Bộ Công an Việt Nam thì ông Trịnh Xuân Thanh đã ra trình diện và đầu thú. Hiện nay các cơ quan chức năng Việt Nam đang tiến hành điều tra" và cũng nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức.[51] Cùng ngày cho biết trên buổi bàn luận với đài BBC, Nhà báo Lê Trung Khoa của thoibao.de cho biết, chính quyền Đức có bằng chứng là có cơ quan đại diện ngoại giao VN đã thuê một chuyên cơ để chở bệnh nhân từ một nước Đông Âu về Việt Nam (tuy nhiên, ông Khoa không nói là mình đã lấy thông tin này ở đâu). Ông cho biết thêm là tòa đại sứ Đức ở Hà Nội đã đóng cửa bộ phận lãnh sự và trợ giúp pháp lý, như vậy sẽ ảnh hưởng tới việc làm thị thực để sang Đức, ngoài ra chính phủ Đức đang họp với bộ ngoại giao và các cơ quan khác để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng quan hệ này.[52] Trong chương trình thời sự 19 giờ của Đài truyền hình Việt Nam, đã phát đoạn phim ghi cảnh ông Trịnh Xuân Thanh nói về việc đầu thú của mình tại Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an. Theo đó, trong đơn xin đầu thú của Trịnh Xuân Thanh có đoạn: "Tôi thấy lo sợ trước kết luận về vi phạm của tôi và phải chịu trách nhiệm là người đứng đầu trong thua lỗ của PVC. Do lo sợ, suy nghĩ không hết, tôi đã quyết định trốn tại Đức. Trong thời gian này, cuộc sống trốn tránh, bấp bênh, luôn lo sợ. Được sự động viên của gia đình, bạn bè, tôi đã về Việt Nam và ra đầu thú tại cơ quan an ninh điều tra để được hưởng sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước và pháp luật". Trong khi trả lời phóng viên báo chí, Trịnh Xuân Thanh đã khẳng định: "Trong quá trình trốn chạy tôi nghĩ mình đã làm điều rất nông nổi, anh ạ. Suy nghĩ nó không chín chắn, quyết định đi trốn. Trong quá trình như thế thì thấy là mình cần phải về để đối diện với sự thật. Và cái thứ hai nữa là về để gặp lại mọi người. Đặc biệt đối với lãnh đạo, báo cáo, minh nhận khuyết điểm, xin lỗi. Được gia đình động viên, tôi cũng xin về tự thú trước cơ quan".[53] Ngày 4 tháng 8Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel hôm thứ Sáu 4/8, trong một cuộc họp báo, tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp trả đũa Việt Nam vì cáo buộc Hà Nội bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin, nói là sẽ không dung thứ và không thể dung thứ việc đó. Nói về việc một tùy viên tình báo Việt Nam bị đuổi về nước, ông Gabriel cho biết: "Chúng tôi đòi hỏi ông ta ra đi vì chúng tôi rất tin rằng ông ta liên quan vụ bắt cóc." "Không có chi tiết gì trái ngược giả thuyết này. Mọi thứ đều ủng hộ giả thiết rằng ông ta, cùng sự giúp đỡ của mật vụ Việt Nam và dùng nơi ở của ông ta tại sứ quán Việt Nam tại Đức, đã bắt cóc một người đã xin tị nạn," [54][55][56] Ngày 10 tháng 8Ngày 10.8 các báo lớn Đức đều đưa tin là tổng công tố viện liên bang nhận trách nhiệm điều tra mà cho tới bây giờ thuộc quyền thành bang Berlin, và viện này cho biết theo kết quả điều tra hiện thời, Thanh đã được đưa vào tòa đại sứ trước khi được đưa về Việt Nam.[57] Ngoài ra Spiegel Online cho hay chuyên gia luật Hồ Ngọc Thắng, làm việc cho sở tị nạn Berlin từ năm 1991 đã bị cho ngưng việc, vì bài viết của ông trên Facebook. Vì sợ ông có thể đã xem được các hồ sơ tị nạn, cơ quan này cũng đã yêu cầu Cục tình báo Liên bang Đức (BND) vào cuộc điều tra. Ông Thắng là người viết trên trang Facebook của giám đốc truyền thanh Việt Nam cho là "các cơ quan Đức không có thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc“." và "Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức chủ yếu dựa vào phát biểu của bà LS đại diện cho Trịnh Xuân Thanh" cũng như "Tôi tin rằng, vài ngày nữa, chậm nhất vài tuần, sự kiện Trịnh Xuân Thanh sẽ chìm trong sự lãng quên. Cũng chẳng hay ho gì cho Nhà nước Đức, nếu ai đó nhắc lại vụ việc này." [58] Bắt giam phó thủ tướng SlovakiaNgày 20 tháng 4 năm 2022, báo chí Slovakia đưa tin cơ quan an ninh của nước này đã bắt giữ ông Robert Kaliňák, cựu Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ông ta bị cáo buộc đã giúp đỡ phía công an Việt Nam trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh khi đang xin tị nạn chính trị tại Đức hồi năm 2017. [59] [60] Thêm một nghi phạm bị dẫn độ sang ĐứcMột nghi phạm mang quốc tịch Việt Nam với tên Anh T.L. được trao cho cơ quan chức năng Đức vào thứ tư 1/6/2022 sau khi bị bắt tại Prague tháng 4 cùng năm. Người này phải đối mặt với những cáo buộc gồm hoạt động gián điệp, giúp đỡ và hỗ trợ việc tước đoạt tự do của người khác. Một năm sau vụ bắt cóc, công dân Việt Nam có tên Long N.H. đã bị tòa Berlin kết án ba năm 10 tháng tù tội danh hoạt động gián điệp và hỗ trợ mật vụ Việt Nam đột nhập lãnh thổ Đức để bắt cóc người.[61][62] Gia đình
Xem thêm
Chú thích
Liên kết ngoài
|
Portal di Ensiklopedia Dunia