Tiwanaku

Tiwanaku
Vị trí tại Bolivia
Vị trí tại Bolivia
Vị trí tại Bolivia
Tên khácTiahuanaco, Tiahuanacu
Vị tríTiwanaku, Bolivia
Tọa độ16°33′17″N 68°40′24″T / 16,55472°N 68,67333°T / -16.55472; -68.67333
LoạiKhu định cư
Lịch sử
Nền văn hóaĐế quốc Tiwanaku
Các ghi chú về di chỉ
Tình trạngTàn tích
Tên chính thứcTiwanaku: Trung tâm chính trị và tâm linh của văn hóa Tiwanaku
LoạiVăn hóa
Tiêu chuẩniii, iv
Đề cử2000 (Kỳ họp 24)
Số tham khảo567
VùngChâu Mỹ

Tiwanaku (tiếng Tây Ban Nha: Tiahuanaco hoặc Tiahuanacu) là một địa điểm khảo cổ Tiền Columbo quan trọng ở phía tây Bolivia gần hồ Titicaca, và là một trong những địa điểm khảo cổ lớn nhất ở Nam Mỹ. Bề mặt của nó vẫn còn khoảng 4 km vuông là nơi có rất nhiều đồ gốm trang trí, các cấu trúc hoành tráng và các khối đá khổng lồ. Nó đạt hưng thinh vào khoảng năm 800 sau Công nguyên với dân số khoảng từ 10.000 đến 20.000 người.[1]

Nó lần đầu được ghi nhận trong văn bản lịch sử là vào năm 1549 bởi nhà chinh phục người Tây Ban Nha Pedro Cieza de León trong quá trình ông tìm kiếm thủ đô Qullasuyu của miền nam đế quốc Inca.[2]

Một số người đã đưa ra giả thuyết rằng, tên hiện đại của Tiwanaku có liên quan đến thuật ngữ taypiqala trong tiếng Aymara, có nghĩa là "hòn đá ở trung tâm", ám chỉ niềm tin rằng nó nằm ở trung tâm của thế giới.[3] Tên mà Tiwanaku được người dân biết đến có thể đã bị mất vì khi đó họ không có ngôn ngữ viết.[4][5] Heggarty và Beresford-Jones cho rằng, tiếng Puquina rất có thể ngôn ngữ nói của người Tiwanaku.[6]

Mô tả

Vùng Trung tâm Horizon

Khu vực xung quanh Tiwanaku có thể đã có người cư trú vào đầu những năm 1500 trước Công nguyên (TCN) và là một làng nông nghiệp nhỏ.[7] Hầu hết các nghiên cứu cho rằng Tiwanaku IV và V phát triển trong thời gian giữa năm 300 tới 1000 và Tiwanaku tăng đáng kể về quyền lực. Trong khoảng thời gian từ 300 TCN và 300 sau, Tiwanaku được cho là đã trở thành một trung tâm lý luận và vũ trụ mà nhiều người hành hương biết đến. Những ý tưởng về vũ trụ là điềm báo trước của đế quốc hùng mạnh Tiwanaku.[2] Năm 1945, Arthur Posnansky [8] sử dụng kỹ thuật thiên văn ước tính Tiwanaku có tuổi lên tới 15.000 năm. Sau đó, như một kết quả của việc đánh giá lại các kỹ thuật mà Posnansky sử dụng, chuyên gia khảo cổ học thiên văn kết luận rằng điều đó là không hợp lý.[9]

Vị trí Tiwanaku nằm giữa hồ và vùng cao nguyên khô cằn cung cấp nguồn lực quan trọng về cá, chim tự nhiên, cây trồng và chăn thả gia súc, đặc biệt là lạc đà không bướu.[10] Titicaca là hồ nước điều tiết môi trường hiệu quả nhất trong khu vực với lượng mưa phong phú mà văn hóa Tiwanaku sử dụng khai thác và phục vụ trong canh tác nông nghiệp. Đi xa hơn về phía đông, Altiplano là một vùng đất cực kỳ khô cằn.[2] Độ cao của hồ Titicaca cần thiết cho sự phát triển kỹ thuật canh tác đặc biệt được gọi là suka kollus (trồng trọt tại các vùng sườn dốc cao).Kỹ thuật nông nghiệp chiếm phần đáng kể của họ, cùng với các lĩnh vực trong tưới tiêu, chăn thả, ruộng bậc thangqochas (hồ nhân tạo) [2]. Gò trồng nhân tạo lớn tạo từ việc ngăn cách bởi kênh rạch đầy nước. Các kênh rạch này cung cấp độ ẩm cho cây trồng phát triển, nhưng nó cũng hấp thụ nhiệt từ bức xạ mặt trời vào ban ngày. Nhiệt độ ban ngày tuy cao nhưng đêm ở đây lại rất lạnh lẽo khi sương xuống. Dấu vết của quá trình quản lý sử dụng cũng được tìm thấy trong khu vực Llanos de Moxos (đồng bằng lương thực Amazon của Moxos).[11] Theo thời gian, các kênh rạch cũng được sử dụng để nuôi cá, và ống dẫn bùn được dùng để nạo vét làm phân bón.

Suka kollus sản xuất được sản lượng lương thực cực kỳ ấn tượng. Trong khi nông nghiệp truyền thống trong khu vực thường mang lại 2,4 tấn khoai tây mỗi hecta, và nông nghiệp hiện đại (với phân hoá học và thuốc trừ sâu) sản lượng cũng chỉ khoảng 14,5 tấn mỗi hecta thì với kỹ thuật canh tác suka kollus sản lượng trung bình khoảng 21 tấn mỗi ha.[2]

Đáng chú ý, các lĩnh vực thử nghiệm tái tạo vào những năm 1980 bởi Alan Kolata và Oswaldo Rivera thuộc trường Đại học Chicago [12] 10% sản lượng bị đóng băng trong mùa đông năm 1988 đã làm giảm 70-90% sản lượng sản xuất cho thấy việc giống cây trồng chống lại sương bị chết đã làm một nền văn minh bị diệt vong. Với những lý do này, tầm quan trọng của suka kollus là không hề được phóng đại.

Dân số tăng lên, mỗi thành viên của xã hội đã được phân công một chức năng nhiệm vụ cụ thể. Tiwanaku cũng có vài tổ chức thương mại thị trường dựa trên phân phối.[13] Đó là, các tầng lớp thượng lưu của đế chế kiểm soát cơ bản tất cả sản lượng lương thực trong nền kinh tế, cung cấp cho mỗi người bình thường các nguồn lực cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Một số ngành nghề bao gồm nông nghiệp, chăn nuôi gia súc cũng có sự tách biệt này tạo ra một sự phân chia giai cấp trong đế chế.[14] Tiwanaku được bao bọc bởi bốn bức tường và bao quanh là một con hào. Con hào này được tin là tạo ra hình ảnh của một hòn đảo thiêng. Bên trong các bức tường có nhiều hình ảnh về nguồn gốc của con người chỉ có giới thượng lưu là có đặc quyền, bất chấp thực tế là đại diện cho sự khởi đầu không chỉ riêng gì tầng lớp thượng lưu. Dân thường chỉ có thể vào trong cấu trúc này cho các mục đích nghi lễ vì đó là quê hương của linh thiêng nhất của đền thờ.[2]

Tham khảo

  1. ^ Janusek, John (2004). Identity and Power in the Ancient Andes: Tiwanaku Cities through Time. New York: Routledge. ISBN 978-0415946346.
  2. ^ a b c d e f Kolata, Alan L. (1993). The Tiwanaku: Portrait of an Andean Civilization. Wiley-Blackwell. ISBN 978-1-55786-183-2.
  3. ^ Kelley, David H.; Milone, Eugene F. (ngày 19 tháng 11 năm 2004). Exploring Ancient Skies: An Encyclopedic Survey of Archaeoastronomy. Springer. ISBN 978-0-387-95310-6. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2009.
  4. ^ Hughes, Holly (ngày 20 tháng 10 năm 2008). Frommers 500 Places to See Before They Disappear (500 Places). Frommers. tr. 266. ISBN 978-0-470-18986-3. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2009.
  5. ^ “Profile: Fabricio R. Santos - The Genographic project”. Genographic Project. National Geographic. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2009.
  6. ^ Heggarty, P.; Beresford-Jones, D. (2013). “Andes: linguistic history”. Trong Ness, I. (biên tập). The Encyclopedia of Global Human Migration. Oxford: Wiley-Blackwell. tr. 401–409. doi:10.1002/9781444351071.wbeghm852. ISBN 978-1-44435-107-1.
  7. ^ Fagan, Brian M. The Seventy Great Mysteries of the Ancient World: Unlocking the Secrets of Past Civilizations. New York: Thames & Hudson, 2001.
  8. ^ Posnansky, A. (1945), Tihuanacu, the Cradle of American Man, Vols. I - II (Translated into English by James F. Sheaver), J. J. Augustin, Publ., New York, 1945; Vols. III - IV, Minister of Education, La Paz, Bolivia.
  9. ^ Kelley, D. H., and E. F. Milone (2002) Exploring Ancient Skies An Encyclopedic Survey of Archaeoastronomy. Springer Science+Business Media, Inc., New York, NY 616 pp.
  10. ^ Bruhns, K., 1994, Ancient South America. Cambridge University Press, 424 p.
  11. ^ Kolata, Alan L. 'The Agricultural Foundations of the Tiwanaku State: A View from the Heartland'. American Antiquity 51, 1986: 748-762
  12. ^ Kolata, Alan L. Valley of the Spirits: A Journey into the Lost Realm of the Aymara. John Wiley and Sons, Hoboken, 1996.
  13. ^ Smith, Michael E. (2004), The archaeology of ancient economies, Annu. Rev. Anthrop. 33: 73-102.
  14. ^ Bahn, Paul G. Lost Cities. New York: Welcome Rain, 1999.
  • Stone-Miller, Rebecca, Art of the Andes: from Chavin to Inca, Thames and Hudson Ltd., London, c. 1995 and 2002
  • Bruhns, Karen Olsen, Ancient South America, Cambridge University Press, Cambridge, UK, c. 1994
  • Goldstein, Paul, "Tiwanaku Temples and State Expansion: A Tiwanaku Sunken-Court Temple in Moduegua, Peru", Latin American Antiquity, Vol. 4, No. 1 (March 1993), pp. 22–47, Published by: Society for American Archaeology
  • Kolata, Alan L., "The Technology and Organization of Agricultural Production in the Tiwanaku State", Latin American Antiquity, Vol. 2, No. 2 (June 1991), pp. 99–125, Published by: Society for American Archaeology
  • Protzen, Jean-Pierre and Stella E. Nair, "On Reconstructing Tiwanaku Architecture", The Journal of the Society of Architectural Historians, Vol. 59, No., 3 (September 2000), pp. 358–371, Published by: Society of Architectural Historians
  • Hoshower, Lisa M., Jane E. Buikstra, Paul S. Goldstein, and Ann D. Webster, "Artificial Cranial Deformation at the Omo M10 Site: A Tiwanaku Complex from the Moquegua Valley, Peru", Latin American Antiquity, Vol. 6, No. 2 (June, 1995) pp. 145–164, Published by: Society for American Archaeology
  • Kolata, Alan L., "The Agricultural Foundations of the Tiwanaku State: A View from the Heartland", American Antiquity, Vol. 51, No. 4 (October 1986), pp. 748–762, Published by: Society for American Archaeology.
  • Bermann, Marc Lukurmata Princeton University Press (1994) ISBN 978-0-691-03359-4
  • Reinhard, Johan, "Chavin and Tiahuanaco: A New Look at Two Andean Ceremonial Centers." National Geographic Research 1(3): 395-422, 1985.
  • Reinhard, Johan, "Tiahuanaco, Sacred Center of the Andes." An Insider's Guide to Bolivia. Peter McFarren (ed.). pp. 151–181. La Paz, 1990.
  • Reinhard, Johan, "Tiwanaku: Ensayo sobre su cosmovisión." Revista Pumapunku 2: 8-66, 1992.

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia