Thanh Thủy (diễn viên sinh năm 1937)

Nghệ sĩ ưu tú
Thanh Thủy
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Phạm Thanh Thủy
Ngày sinh
1937 (87–88 tuổi)
Nơi sinh
Hải Phòng, Liên bang Đông Dương
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên điện ảnh
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1961 – 2014
Đào tạoTrường Điện ảnh Việt Nam
Giải thưởng
Giải Cánh diều 2006
Nữ diễn viên phụ xuất sắc
Website

Thanh Thủy (sinh năm 1937) là một diễn viên điện ảnh người Việt Nam. Bà từng giành giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc tại Giải Cánh diều 2006.[1][2]

Cuộc đời

Thanh Thủy, tên đầy đủ là Phạm Thanh Thủy,[a] sinh năm 1937 tại Hải Phòng. Năm 17 tuổi, bà sinh sống tại khu xóm của công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng và làm hợp đồng tại nhà máy xay xát gạo. Cùng với Thúy Vinh, bà được đánh giá là 2 trong số 3 cô gái xinh đẹp nhất thành đoàn Hải Phòng. Năm 1959, Trường Điện ảnh Việt Nam được thành lập,[3] khóa đầu tiên của trường được giảng dạy bởi một số chuyên gia đến từ Khối phía Đông, 2 người được thành đoàn giới thiệu lên Hà Nội và được tuyển vào khóa diễn viên này, cùng với Trà Giang, Tuệ Minh, Thụy Vân, Lâm Tới, Ngọc Lan, Minh Đức,... Sau khi tốt nghiệp, Thanh Thủy về công tác tại Xưởng phim truyện Việt Nam. Trong sự nghiệp của mình, bà chỉ có 1 vai diễn chính trong bộ phim Câu chuyện quê hương của đạo diễn Hoàng Thái.[2] Những năm 1970, bà tham gia bộ phim Độ dốc của đạo diễn Lê Đăng Thực, vì bối cảnh phim chủ yếu là rừng núi nên đoàn làm phim đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình quay phim và nguồn thức ăn, diễn viên Huy Công từng phải bắt rắn để cải thiện bữa ăn.[4]

Sau khi nghỉ hưu, Thanh Thủy làm thêm tại một ngân hàng, bà hoàn thành hai bằng A chứng chỉ tiếng Anh và cũng tham gia vào một số bộ phim truyền hình. Gia đình của bà đã từng sinh sống cùng gia đình nghệ sĩ Lịch Du.[2]

Tác phẩm

Điện ảnh

Năm Phim Vai diễn Đạo diễn Ghi chú Nguồn
1961 Câu chuyện quê hương Chị Mẫn Hoàng Thái [5]
1962 Hai người lính Chị Tư Vũ Sơn [6]
Một ngày đầu thu Chị Dần Huy Vân
1970 Ga Vợ Hỗ NSND Trần Đắc [7]
1972 Vĩ tuyến 17 ngày và đêm Hường NSND Hải Ninh [b] [8]
1973 Độ dốc Đội trưởng sản xuất NGND Lê Đăng Thực [7]
1975 Vùng trời Vợ chiến sĩ lái máy bay NSND Huy Thành [9]
1976 Sao tháng Tám NSND Trần Đắc [c]
Ngày lễ Thánh Vợ Quản Ngật NSND Bạch Diệp [d] [10]
1977 Bức tường không xây Chị Tuấn NSND Nguyễn Khắc Lợi [11]
Chuyến xe bão táp Chị bán vé xe NSND Trần Vũ [e] [12]
1982 Cuộc chia tay mùa hạ Mẹ Soan NSƯT Nguyễn Ngọc Trung
Ngày ấy bên sông Lam Vợ Lý Khánh [13]
1986 Thị trấn yên tĩnh Mẹ Sẫm NSƯT Lê Đức Tiến [14]
1988 Dịch cười Vợ Trí Đỗ Minh Tuấn [15]
1989 Phận đời không muốn nhớ Mẹ Khoái Trần Quốc Huấn
Người cầu may Bà Góa Tự Huy
1995 Hoa của trời Đỗ Minh Tuấn
2006 Sinh mệnh Mẹ Linh Đào Duy Phúc

Truyền hình

Năm Phim Vai diễn Đạo diễn Kênh Ghi chú Nguồn
1995 Đón khách Hạnh Phương Đỗ Minh Tuấn
2009 Ngõ lỗ thủng Bà điếc NSƯT Trần Quốc Trọng VTV1 [16]
2010 Bí thư Tỉnh ủy Bà Ngật [17]
2014 Nỗi đau giấu kín Bà Lương NSƯT Trần Vịnh
2015 Mưa bóng mây Mẹ Nga NSND Trọng Trinh [18]

Giải thưởng

Năm Lễ trao giải Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
2007 Giải Cánh diều 2006 Nữ diễn viên phụ xuất sắc Sinh mệnh Đoạt giải [19]

Chú thích

Tham khảo

  1. ^ P.T (5 tháng 5 năm 2007). “Toàn bộ danh sách giải thưởng Cánh diều vàng 2006”. Thanh Niên. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ a b c Thế giới điện ảnh (23 tháng 12 năm 2014). “NSƯT Thanh Thủy tự nhận mình là "gà đàn"... một phút thành sao”. Dân Việt. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2024.
  3. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 68.
  4. ^ Thảo Duyên (8 tháng 6 năm 2009). “NSƯT Thanh Thủy: Gừng càng già càng cay”. Báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2024.
  5. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 210.
  6. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 807.
  7. ^ a b Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 72.
  8. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 68.
  9. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 67.
  10. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 158.
  11. ^ Hồng Lực (2000), tr. 58.
  12. ^ Nguyễn Thụ (1984), tr. 85.
  13. ^ Lê Sỹ Tứ (7 tháng 8 năm 2012). “Từ nét mộc mạc đến "Ngày ấy bên sông Lam"...”. An ninh Thủ đô. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2024.
  14. ^ Hoàng Lê (6 tháng 1 năm 2013). “Gặp NSND Trịnh Thịnh trong Thị trấn yên tĩnh”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2024.
  15. ^ “Những vai diễn để đời của NSND Trịnh Thịnh”. Tiền phong. Lao Động. 13 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2024.
  16. ^ Trần Linh (8 tháng 2 năm 2009). "Ngõ Lỗ thủng": Từ tiểu thuyết đến phim”. Hànộimới. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2024.
  17. ^ Minh Ngọc (21 tháng 9 năm 2010). “Phát sóng bộ phim "Bí thư tỉnh ủy". Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2024.
  18. ^ Chi Mai (14 tháng 9 năm 2014). “NSƯT Trọng Trinh: Có thể lạc quan về phim truyền hình”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2024.
  19. ^ Lê Bảo (6 tháng 5, 2007). “Hai tác phẩm cùng đoạt Cánh Diều Vàng 2006”. VnExpress. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.

Nguồn