Thanh Phong (ca sĩ)Thanh Phong (sinh năm 1942) tên thật là Đào Công Thanh, là một nam ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng từ trước 1975 tại miền Nam Việt Nam. Đồng thời ông còn là nhạc sĩ với bút hiệu Nguyễn Đào Nguyễn, ông được biết đến nhiều nhất khi cùng với Phương Đại và Duy Mỹ tạo thành Ban Tam Ca Sao Băng rất được yêu mến trước năm 1975.
Cuộc đờiThanh Phong tên thật là Đào Công Thanh, sinh năm 1942, là 1 trong những môn sinh đầu tiên của lò nhạc Nguyễn Đức khi vừa mới mở cửa vào năm 1952, và nghệ danh Thanh Phong của ông cũng là được thầy Nguyễn Đức đặt cho. Tham gia lớp nhạc được vài năm, Thanh Phong bắt đầu cộng tác với một số vũ trường lớn ở Sài Gòn và được nhạc sĩ Võ Đức Tuyết hướng dẫn tận tình. Từ thập niên 1960, Thanh Phong hoạt động trong đoàn Văn Nghệ Bảo An và Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương. Thời điểm này Ban Thăng Long là ban hợp ca nổi tiếng nhất Sài Gòn với những màn trình diễn phối bè rất độc đáo. Thanh Phong rất hâm mộ phong cách trình diễn đó nên có ý định thành lập một nhóm 3 người tương tự để hát những bài nhạc vàng đại chúng. Tại biệt đoàn văn nghệ, Thanh Phong quen biết và chơi thân với 2 nam ca sĩ khác là Phương Đại và Duy Mỹ, 3 người thỏa thuận cùng nhau phối hợp thành một ban tam ca, và nhạc sĩ Nguyễn Đức đã đặt cho họ cái tên là Ban Tam Ca Sao Băng. Vừa xuất hiện trong làng nhạc được không lâu, cách hát phối bè mới lạ trong các bài hát như Những Bước Chân Âm Thầm, Thôi, Gót Phiêu Du, Tôi Trở Về Thành Phố… của Ban Sao Băng đã hấp dẫn được công chúng và trở thành một hiện tượng. Ba người với ba phong cách, phối hợp với nhau nhịp nhàng ăn ý cả về tiếng hát, giọng bè, lẫn cử chỉ và cách trình diễn. Ngoài ca hát, Thanh Phong còn sáng tác một số ca khúc với bút hiệu là Nguyễn Đào Nguyễn, trong đó Đào là họ của ông, còn Nguyễn là Họ của người bạn gái, cũng là ca sĩ nổi tiếng. Sau năm 1975, Thanh Phong ở lại Việt Nam và có một thời gian cộng tác với đoàn kịch nói Kim Cương, trình diễn những ca khúc nhạc cách mạng không phải sở trường của ông. Năm 1979, Thanh Phong rời Việt Nam sang Pháp định cư cùng vợ và 3 con gái. Cuối thập niên 1980, ông thu âm cho nhiều trung tâm hải ngoại là Thanh Lan, Làng Văn, Người Đẹp Bình Dương và Phượng Hoàng. Nhầm lẫnĐôi lúc có sự nhầm lẫn giữa ca nhạc sĩ Thanh Phong và nhạc sĩ Thanh Phương (tác giả của các bài như Đêm không còn tiếng súng, Một căn nhà mướn, Tròn thương,...). Sáng tác
AlbumTú Quỳnh
Thanh Lan
Giáng Ngọc
Làng Văn
Phượng Hoàng
Thúy Anh
Chương trình truyền hìnhNăm 2017 Thanh Phong lần đầu về nước làm giám khảo cuộc thi “Tình Bolero phiên bản nghệ sĩ 2017”.[7] Các tiết mục trình diễn trên sân khấuTrung tâm Thuý Nga
Trung tâm ASIA
Live show
Chú thích
Liên kết ngoài |
Portal di Ensiklopedia Dunia