Thủ tướng Thụy Điển
Thủ tướng Chính phủ (tiếng Thụy Điển: statsminister, nghĩa là "Bộ trưởng của Nhà nước") là người đứng đầu chính phủ ở Thụy Điển. Trước khi lập chức vụ Thủ tướng vào năm 1876, nhà vua đứng đầu. Louis De Geer Gerhard, kiến trúc sư của cuộc cải cách Nghị viện năm 1876, đã trở thành Thủ tướng đầu tiên của Thụy Điển. Thủ tướng Chính phủ hiện tại của Thụy Điển là Stefan Löfven, lãnh tụ của Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển[3]. Lịch sửTrước năm 1876, khi Văn phòng của Thủ tướng Chính phủ được lập ra, Thụy Điển không có một ''người đứng đầu chính phủ'' mà người đứng đầu cao nhất là Vua, nắm toàn quyền. Kể từ sau khi vị vua "Hùng sư phương Bắc" Karl XII băng hà, quyền lực nhà vua bị suy yếu đáng kể; và ''Hội đồng Cơ mật Thụy Điển'' (xem danh sách đính kèm) chính là cơ quan nắm quyền cao nhất trong nhà nước vào "Thời đại Tự do" 1718 - 1772. Trong cuộc cải cách chính phủ năm 1809, hai chức vụ Tổng trưởng Chính phủ về Công lý (Thụy Điển: ''justitiestatsminister)'' và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (Thụy Điển: ''utrikesstatsminister'') đã được tạo ra, nhưng quyền lực không mạnh bằng các Bộ thời sau này. Đến cuộc cải cách năm 1876, hai chức vụ này được nâng lên thành Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao. Không giống như Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao được quyền giao thiệp với Thủ tướng Chính phủ[4]. Từ năm 1917, quốc vương Thụy Điển đã dùng quyền lập hiến của mình để tự nhà vua trực tiếp bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ và Nghị Viên (Bộ trưởng Nội các) theo ý mình. Thủ tướng được thừa nhận đầy đủ (de facto) các đặc quyền hoàng gia; người dân sẽ gọi Chính phủ với cái tên là Kungl. Maj:t, viết tắt của Kunglig Majestät (tương đương trong tiếng Anh: Royal Majesty; hiểu là Tể tướng Hoàng gia). Cho đến cải cách 1974 đã tước bỏ quyền thành lập chính phủ của vua mà thay vào đó, Nghị viện là cơ quan duy nhất lập chính phủ mới và không cần thông qua nhà vua[5]. Nhiệm vụBất cứ khi Thủ tướng từ chức (chết, bị buộc từ chức), Nghị viện sẽ cử Phó Thủ tướng lên thành lập chính phủ lâm thời cho đến khi Nghị viện có Thủ tướng mới. Các thành viên của Nghị viện sẽ tận dụng thời gian gấp rút ấy để tham vấn ý kiến các lãnh đạo của các chính đảng để bầu ra Thủ tướng mới cho Nghị viện xem xét. Nếu Thủ tướng mới được bầu (làm lễ nhậm chức tại Cung điện Hoàng gia) và Nghị viện đã chuẩn y, ông có quyền bổ nhiệm các thành viên của nội các mới và thống kê có bao nhiêu Bộ trưởng trong tân chính phủ[6] Với ngoại lệ của Thủ tướng, Bộ trưởng Nội các (Thụy Điển: ''statsråd'') không cần sự chấp thuận của Nghị viện nhưng có thể bị buộc phải từ chức bởi một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Nếu Thủ tướng Chính phủ bị buộc chấp nhận một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm - với tổng phiếu bất tin nhiệm là 175 phiếu hoặc hơn - ông và toàn bộ nội các phải từ chức và quá trình bầu cử Chính phủ mới được diễn ra. Về nhiệm vụ, Chính phủ mới sẽ "chịu trách nhiệm trước Nghị viện" (điều 12, chương 1 của Hiến pháp[7]) về việc quản lý các thành viên, các Bộ của mình. Các Bộ trưởng không chịu trách nhiệm trước Bộ mà chỉ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng; thậm chí các Bộ bị "cấm can thiệp" vào các cơ quan khác trong chính phủ và Nghị viện. Chính phủ được thay mặt vua ký kết các văn kiện với đại diện nước ngoài và các tổ chức quốc tế (điều 10, chương 1 của Hiến pháp[8]). Chương 6, Điều 7 quy định rằng chính phủ được quyền ban hành pháp luật và công bố trước toàn dân.[9] Tiện nghiVăn phòng và nhà ởCác văn phòng chính phủ, bao gồm cả văn phòng Thủ tướng Chính phủ, tọa lạc tại Rosenbad ở trung tâm Stockholm, trên hồ nước Helgeandsholmen Năm 1991, tòa nhà Sager (hoặc "Sager Palace" như nó được gọi trước đây) đã được mua lại, và từ năm 1995 nó đã phục vụ như nhà riêng của Thủ tướng Chính phủ. Các Sager House nằm liền kề với Rosenbad và tòa nhà Quốc hội. Harpsund, một thái ấp trong Flen Municipality, Södermanland County, đã phục vụ như một nơi cư trú trước của Thủ tướng Chính phủ từ năm 1953. Nơi này cũng thường được sử dụng cho các hội nghị chính phủ và hội nghị thượng đỉnh không chính thức giữa chính phủ, ngành công nghiệp và các tổ chức tại Thụy Điển. Mức lươngMức lương của các bộ trưởng nội các, trong đó có Thủ tướng Chính phủ, được quyết định bởi ''Statsrådsarvodesnämnden'' ("Ủy ban Lương Nội Bộ trưởng") của Nghị viện. Từ 01 tháng 7 năm 2014, mức lương hàng tháng Thủ tướng Chính phủ là 156.000 SEK (€ 17,034 / $ 23,304 / £ 13,594) hoặc 1.872.000 SEK (€ 204.411 / 279.653 $ / £ 163.123) mỗi năm.[10] Danh sách chủ tịch Hội đồng Cơ mật Thụy Điển
Danh sách Thủ tướng Chính phủChú thích
Danh sách Thủ tướng Chính phủ theo Liên hiệp Vương quốc Na Uy và Thụy Điển (1876-1905)
Thủ tướng thuộc Vương quốc Thụy Điển (1905-nay)
Tham khảo
|
Portal di Ensiklopedia Dunia