"Chiến dịch Ten-Go" là một bài viết chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt. Bài viết, hoặc một phiên bản trước đây, đã được cộng đồng bình chọn là một trong những bài có chất lượng tốt và tiêu biểu của Wikipedia tiếng Việt, và được đưa lên Trang Chính từ ngày 12 đến 18 tháng 10, 2009; và từ ngày 11 đến 17 tháng 4, 2011. Nếu bạn có thể cập nhật hoặc nâng cao hơn nữa chất lượng của bài viết, xin mời bạn!
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhật Bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhật Bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Quân sự, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Quân sự. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Chiến tranh thế giới thứ hai, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Thành viên:Paris đọc chưa kỹ nội dung trước khi trích dẫn. Đoạn này nói đến ý nghĩa của chiến dịch trong cách nhìn của người Nhật được phản ảnh trong văn hóa đại chúng, như thế trích dẫn trực tiếp nội dung những phim nói lên điều đó là trích dẫn đúng rồi. Dieu2005 (thảo luận) 07:35, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Có lẽ các bác ít quen thuộc những từ thường dùng trong miền Nam trước 1975 nên có cảm giác vậy thôi. "Hành quân" hay "Chiến dịch" là vạch trước một kế hoạch tác chiến với ý định tấn công hay phòng thủ, không nhất thiết phải di chuyển hay tấn công mới gọi là cuộc hành quân hay chiến dịch. Khi hai bên có đụng độ, giáp chiến cùng nhau mới gọi là trận đánh. Trong bài này hạm đội Nhật đã có chủ định khi di chuyển lực lượng đến Okinawa. Theo tôi cả hai từ này đều tương đương có thể thay thế lẫn nhau; lý do chính đáng đề nghị đổi tên bài là vì hôm nay chữ "chiến dịch" thông dụng và quen thuộc hơn với nhiều người so với từ "hành quân". Mời các bác cho ý kiến. Dieu2005 (thảo luận) 13:19, ngày 14 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Thông thường khi nghe đến chiến dịch, chúng ta thường nghĩ đây là một chuỗi các trận đánh (như chiến dịch nước Nga 1812 của Napoleon) hay chí ít cũng phải là một trận đánh kéo dài (như Chiến dịch Điện Biên Phủ). Riêng trận đánh này chỉ kéo dài trong vòng có 2 giờ, tôi thấy dùng chiến dịch nghe không ổn nên tôi mới gọi tên là "Cuộc hành quân Ten-Go".--Prof MK (thảo luận) 10:53, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bác Prof MK lại mâu thuẩn với nội dung của bài rồi. Kế hoạch ("kế hoạch" của Hải quân Nhật, chứ không phải trong thực tế) là đưa được Yamato đến vùng biển ngoài khơi Okinawa để thu hút lực lượng Mỹ, trong khi sẽ tung ra các đợt tấn công kamikaze, chứ không phải chỉ trong hai giờ.Dieu2005 (thảo luận) 01:19, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chiến dịch này bao gồm 4 phần. Ten là tên chiến dịch và ám chỉ lực lượng không quan (Ten = thiên = trời = "không quân"), Go là số hiệu. Phần số 1 thực hiện ở Okinawa, phần số 2 thực hiện ở Đài Loan, phần số 3 ở biển Nam Trung Hoa, phần số 4 ở Đông Dương và các nước hải đảo phía Nam Đông Nam Á. Cả 4 đều theo cách dùng kamikaze tấn công vào chiến hạm của đối phương.--Krazy Kat (thảo luận) 01:49, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi tra từ điền Oxford, 1995 và Webster (3.1913) từ operation, Oxford diễn nghĩa có thể hiểu là hành quân; trong khi webster lại hơi thiên về chiến dịch. Theo tôi, chiến dịch phải có quy mô lớn hơn, mục đích rõ ràng hơn nên tôi ủng hộ giữ nguyên là "hành quân". Vietbook (thảo luận) 16:57, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đồng ý Bài này chủ yếu đề cập đến hoạt động của Hạm đội Liên hợp với tàu Yamato làm chủ lực. Còn hoạt động kamikaze (đặc công không quân) thì không đề cập mấy. Nếu đề cập đầy đủ cả hải-không quân thì hãy gọi là chiến dịch như Crazy Kat giải thích ở trên. Còn nếu đề cập riêng hải quân thì gọi Cuộc hành quân Ten-Go phù hợp hơn.--Khốttabít (thảo luận) 09:00, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đồng ý Ban đầu tôi cũng thắc mắc về tên bài, nhưng thấy Prof MK có tham khảo các sách vở tiếng Việt nên nghĩ tên Cuộc hành quân Ten-Go đã được sử dụng trong các tài liệu đó. Nếu không phải như vậy, tôi ủng hộ tên Chiến dịch Ten-Go và đồng ý với những ý kiến của Dieu2005.--Paris (thảo luận) 17:00, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Không muốn chê nhưng mà tên bài mà theo biểu quyết thế này thì toang mất. Đi trên biển, bay trên không vù vù thế mà ghi là "hành quân" cũng chịu. Cách mà Nhật Bản gọi cái Ten-Go này cũng là "tác chiến" chứ không phải là hành quân. Tranh cãi nữa chỉ mất thời gian nên tôi không cãi làm gì. Chỉ là thấy dịch "operation" thành "cuộc hành quân" (tiếng Anh rõ ràng có từ tương đương là "march") nó khá buồn cười thôi. 𝕲𝖗𝖎𝖒 𝕾𝖈𝖞𝖙𝖍𝖊05:58, ngày 29 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời
Cuộc biểu quyết này không đi đến kết luận để phản ánh sự đồng thuận nên bài chỉ đang giữ tạm thời tên này. Bạn hoàn toàn có thể mở thảo luận tìm đồng thuận mới, vì sau ngần ấy thời gian có những quan điểm đã thay đổi. --minhhuy(thảo luận)06:20, ngày 29 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời
Không hải
Bình luận mới nhất: 15 năm trước3 bình luận3 người đã thảo luận
Cái này là không quân trên máy bay tức là máy bay từ các tàu sân bay nên không phải là không quân thông thường. Do đó, dùng đụng độ không quân - hải quân không chính xác bằng. Chưa kể, trận này Nhật Bản không có không quân.--Prof MK (thảo luận) 03:27, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 3 năm trước18 bình luận12 người đã thảo luận
Theo thảo luận gần đây nhất về cách dịch từ operation thì phần lớn ý kiến đều thiên về dịch từ này thành "Chiến dịch". Như đã đề xuất trong thảo luận, tôi đề nghị đổi tên 3 bài cuối cùng trong loạt bài này là:
Bản dịch cuốn Đoạn kết của Hải quân đế quốc (nhan đề tiếng Việt là Yamamoto và những trận đánh lịch sử trên Thái Bình Dương) của đại tá Hara Tameichi (người trực tiếp tham gia vào trận chiến), do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1974, trang 322, dịch tên chiến dịch này "Cuộc hành quân Ten-Go", đó có vẻ là nguồn tham khảo chính khiến các tác giả đầu tiên của bài chọn tên này. --minhhuy(thảo luận)06:45, ngày 29 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời
Kiểu gì cũng không thể dịch là hành quân (march), hành động cũng tầm bậy vì "action" mới là hành động (chi tiết xem Koli Point Action). Operation cũng là một dạng chiến dịch thôi, tức là tập hợp một đống trận chiến, trận giao tranh các kiểu, có nhiều lực lượng, binh chủng tham gia. – 𝕲𝖗𝖎𝖒 𝕾𝖈𝖞𝖙𝖍𝖊06:49, ngày 29 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời
Theo lời của Dieu2005, "Hành quân" trong tiếng Việt không phải luôn tương đương với "March" trong tiếng Anh, mà mang nghĩa "vạch trước một kế hoạch tác chiến với ý định tấn công hay phòng thủ, không nhất thiết phải di chuyển hay tấn công mới gọi là cuộc hành quân hay chiến dịch.", và là "từ thường dùng trong miền Nam trước 1975" (xem #Tên bài (1)). Lời này cũng trùng khớp với bản dịch năm 1974 của cuốn Đoạn kết của Hải quân đế quốc. --minhhuy(thảo luận)06:53, ngày 29 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thế là theo một nguồn tiếng Việt năm 1974 thì "hành quân" với "chiến dịch" trong một số trường hợp còn có nghĩa tương đương nhau, nhưng tôi không chắc là tác giả quyển sách đó tự chế ra định nghĩa hay dựa trên nguồn tài liệu nào về từ nguyên. Cứ cho cả 2 từ đều đúng, nhưng theo thời gian thì từ "chiến dịch" có thể lại trở thành cách gọi phổ biến hơn như những gì đã xảy ra ở Thảo luận:Hoạt động quân sự. Thế thì có thể phải theo đề nghị của minhhuy về việc mở lại biểu quyết về tên gọi hành quân-chiến dịch như trên, nhưng quy mô lần này là nên áp dụng cho tất cả những bài mang định nghĩa "operation" theo Wiki Eng. – 𝕲𝖗𝖎𝖒 𝕾𝖈𝖞𝖙𝖍𝖊07:34, ngày 29 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời
Không, tôi chỉ đơn giản nêu ra những lý do dẫn đến việc bài có tên là "Cuộc hành quân" ngay từ đầu, dựa trên những tài liệu nào, chứ không phải là hoàn toàn dịch sai. Cá nhân tôi nếu phải đưa ra quan điểm về tên bài mới thì tôi sẽ chọn "Chiến dịch" vì nó thông dụng hơn, như Dieu2005 từng nói. --minhhuy(thảo luận)07:40, ngày 29 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.
Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.