Thành phố cổ Damascus

Thành phố cổ Damascus
Di sản thế giới UNESCO
Vị tríDamascus, Syria
Bao gồm
Tiêu chuẩnVăn hóa: (i), (ii), (iii), (iv), (vi)
Tham khảo20bis
Công nhận1979 (Kỳ họp 3)
Mở rộng2011
Bị đe dọa2013–nay
Diện tích86,12 ha (0,3325 dặm vuông Anh)
Vùng đệm42,60 ha (0,1645 dặm vuông Anh)
Tọa độ33°30′41″B 36°18′23″Đ / 33,51139°B 36,30639°Đ / 33.51139; 36.30639
Thành phố cổ Damascus trên bản đồ Syria
Thành phố cổ Damascus
Vị trí của Thành phố cổ Damascus tại Syria

Thành phố cổ Damascus là trung tâm của thành phố Damascus, Syria. Đây là một trong những thành phố cổ có người ở liên tục lâu đời nhất thế giới,[1] là nơi chứa nhiều di tích khảo cổ, bao gồm một số nhà thờ và giáo đường lịch sử. Nhiều nền văn hóa đã để lại dấu ấn nơi này, đặc biệt là Hy Lạp, La Mã, Byzantine và Hồi giáo. Năm 1979, trung tâm lịch sử của thành phố được bao quanh bởi những bức tường thời kỳ La Mã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Vào tháng 6 năm 2013, toàn bộ các Di sản thế giới được công nhận tại Syria đều bị liệt vào Danh sách di sản thế giới bị đe dọa để cảnh báo về những rủi ro mà chúng phải đối mặt vì cuộc Nội chiến Syria.[2]

Nguồn gốc và thành lập

Nằm ở bờ nam sông Barada, thành phố cổ được thành lập vào thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên (TCN). Đường kính ngang có hình bầu dục khoảng 1,5 km (0,9 mi) được gọi là Phố đường thẳng Damascus trong khi đường kính dọc có chiều dài 1 km (0,6 mi). Với diện tích xấp xỉ 86,12 hecta (212,8 mẫu Anh; 0,86 km2), thành phố cổ được bao bọc trong một bức tường lịch sử dài 4,5 km (2,8 mi) chủ yếu được xây dựng bởi người La Mã, sau đó được củng cố bởi AyyubidMamluk.[2]

Lần đầu tiên nhắc đến Damascus là "Ta-ms-qu" trong thiên niên kỷ thứ 2 TCN, nó nằm ở vùng Amorite ở giữa khu vực xung đột của người HittiteAi Cập. Thành phố đã thực hiện việc cống nạp cho đến khi có sự xuất hiện của hải nhân vào năm 1200 TCN, những cuộc tấn công đã giúp làm suy yếu các cung thủ đối địch. Do đó, liên minh bộ lạc Semit Aramea đã thành lập nhà nước độc lập Aram-Damascus (thế kỷ 11 đến năm 733 TCN) đặt tên thành phố chính là "Dimashqu" hoặc "Darmeseq".[3]

Điểm tham quan chính

Damascus có vô số di tích lịch sử có từ nhiều thời kỳ khác nhau trong lịch sử thành phố. Thành phố được xây dựng khi trải qua mọi sự chiếm đóng, gần như không thể khai quật tất cả các tàn tích của Damascus ở dưới độ sâu 2,4 m (8 ft) so với bề mặt hiện tại. Thành cổ Damascus nằm ở góc phía tây bắc của thành phố cổ. Phố đường thẳng Damascus (được nhắc đến trong Sự cải đạo của Phaolô của Sách Công vụ Tông đồ 9:11) còn được gọi là Via Recta được mệnh danh là Decumanus Maximus (đường chính đông-tây) của La Mã Damascus và kéo dài hơn 1.500 m (4.900 ft). Ngày nay, nó bao gồm đường phố Bab Sharqi và Souk Medhat Pasha, một khu chợ có mái che. Bab Sharqi có rất nhiều cửa hàng nhỏ và dẫn đến khu phố cổ Bab Tuma (Cổng Thánh Thomas). Medhat Pasha Souq cũng là một khu chợ chính ở Damascus được đặt theo tên của Midhat Pasha, thống đốc Ottoman tại Syria, người đã cải tạo khu chợ. Ở cuối đường Bab Sharqi, một khoảng là Nhà Ananias, một nhà nguyện dưới lòng đất lòng đất là khu hầm của ngôi nhà. Nhà thờ Hồi giáo Umayyad còn được gọi là Đại giáo đường Damascus là một trong những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là một trong những địa điểm cầu nguyện liên tục lâu đời nhất kể từ khi Hồi giáo trỗi dậy. Một ngôi đền trong nhà thờ Hồi giáo được cho là chứa thi hài của Thánh Gioan Baotixita. Trong khi đó, Lăng mộ Saladin là nơi chôn cất Saladin nằm trong khu vườn ngay bên ngoài nhà thờ Hồi giáo. Nhà thờ Hồi giáo Sayyidah Ruqayya là đền thờ Hussein ibn Ali, con trai của nhà tiên tri Muhammad cũng có thể được nhìn thấy gần Nhà thờ Hồi giáo Umayyad. Khu phố cổ Amara cũng nằm trong khoảng cách đi bộ từ các địa điểm này. Một địa điểm cũng được ghé thăm rất nhiều là nhà thờ Hồi giáo Sayyidah Zaynab, nơi đặt lăng mộ của Zaynab bint Ali.

Chợ và nhà khách lữ hành

Al-Hamidiyah Souq

Tòa nhà lịch sử

  • Đền thờ Jupiter được xây dựng bởi người La Mã bắt đầu từ thời hoàng đế Augustus[6] và hoàn thành trong thời cai trị của Constantius II.[7] Trước đây nó là một đền thờ dành riêng cho Hadad-Ramman, thần mưa bão và sấm sét.
  • Thành cổ Damascus được xây dựng trong hai giai đoạn 1076–1078 và 1203–1216 bởi lãnh chúa người Turkmen Atsiz ibn UvaqAl-Adil I.
  • Bệnh viện Hồi giáo Nur al-Din là một bệnh viện Hồi giáo (Bimaristan) thời Trung Cổ được xây dựng và đặt theo tên của sultan Zengid Nur ad-Din năm 1154.
  • Lăng mộ Saladin được xây dựng vào năm 1196, là nơi an nghỉ của sultan Saladin.
  • Cung điện Azm được xây dựng vào năm 1750 như là nơi ở cho thống đốc Ottoman của Damascus As'ad Pasha al-Azm.
  • Maktab Anbar là một tư dinh Do Thái thế kỷ 19 được Bộ Văn hóa Syria phục hồi vào năm 1976 để phục vụ như một thư viện, trung tâm triển lãm, bảo tàng và xưởng thủ công.[8]
  • Beit al-Mamlouka là một khách sạn cổ điển sang trọng thành lập vào năm 2005. Trước đây nó là một ngôi nhà với những bức tranh gốc thế kỷ 18, cổng vòm thế kỷ 16 và một bức bích họa 200 năm.

Tham khảo

  1. ^ Eldredge, Niles và Horenstein, Sidney (2014). Concrete Jungle: New York City and Our Last Best Hope for a Sustainable Future. Berkeley, California: University of California Press. tr. 21. ISBN 978-0-520-27015-2.
  2. ^ a b “Ancient City of Damascus”. UNESCO. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2017.
  3. ^ Ross Burns (2005). Damascus: A History. Routledge. tr. 4–8. ISBN 0-203-93995-6.
  4. ^ a b c d سوق الحميدية - اكتشف سورية
  5. ^ “Al-Hamidiyah Souk, main Damascus shopping centre - The Arab Weekly”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2020.
  6. ^ Burns, 2005, p. 61.
  7. ^ Finegan, 1981, pp. 58–60.
  8. ^ Archnet, Maktab Anbar Restoration