Thành phố cổ Aleppo

Thành phố cổ Aleppo
Di sản thế giới UNESCO
Thành phố cổ Aleppo
Vị tríAleppo, Syria
Bao gồmThành cổ của Aleppo
Al-Madina Souq
Tiêu chuẩnVăn hóa:(iii), (iv)
Tham khảo21
Công nhận1986 (Kỳ họp 10)
Bị đe dọa2013–nay
Diện tích364 ha (1,41 dặm vuông Anh)
Tọa độ36°12′9″B 37°09′46″Đ / 36,2025°B 37,16278°Đ / 36.20250; 37.16278
Thành phố cổ Aleppo trên bản đồ Syria
Thành phố cổ Aleppo
Vị trí của Thành phố cổ Aleppo tại Syria

Thành phố cổ Aleppo là trung tâm lịch sử của thành phố Aleppo, Syria. Trước cuộc Nội chiến Syria, nhiều khu vực của thành phố cổ về cơ bản vẫn không thay đổi kể từ khi được xây dựng từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 16. Các cuộc xâm lược liên tục và bất ổn chính trị, cư dân của thành phố đã buộc phải xây dựng các khu nhà ở dạng tổ ong và các khu vực có tính độc lập về xã hội và kinh tế. Mỗi khu vực đặc trưng bởi các đặc điểm tôn giáo và dân tộc của khu dân cư đó.

Thành phố cổ Aleppo nằm trong các bức tường và các khu nhà ở cũ giống như dạng tổ ong bên ngoài các bức tường có diện tích xấp xỉ 350 hécta (860 mẫu Anh; 3,5 km2), là nơi sinh sống của 120.000 cư dân.[1] Đặc trưng bởi những khu nhà lớn, những con hẻm chật hẹp, những khu chợ Hồi giáo (souq) được bao bọc, và những quán trọ lữ hành cổ có sân trong rộng (Caravanserai). Thành phố cổ Aleppo được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1986.[2]

Al-Madina Souq là khu chợ lịch sử có mái che lớn nhất thế giới. Nhiều khu vực trong khu chợ này cùng các tòa nhà thời Trung Cổ khác trong thành phố cổ đã bị phá hủy hoặc thiêu rụi do cuộc đụng độ giữa Quân đội Syria và lực lượng phiến quân của Jabhat al-Nusra trong trận Aleppo vào ngày 25 tháng 9 năm 2012.[3] Tháng 1 năm 2014, các nhóm đối lập của Mặt trận Hồi giáo đã nhận trách nhiệm phá hủy một loạt các tòa nhà lịch sử lớn đang được Quân đội Syria sử dụng làm căn cứ bao gồm cung tòa án, khách sạn Carlton và tòa nhà cũ của hội đồng thành phố.[4][5][6] Tổng cộng có khoảng 30% thành phố cổ Aleppo đã bị phá hủy trong trận chiến.[7]

Nguồn gốc và thành lập

Nằm bên tả ngạn sông Queiq, thành phố cổ được bao quanh bởi một phạm vi gồm tám ngọn đồi bao quanh một ngọn đồi trung tâm nổi bật, trên đó là lâu đài (ban đầu là một ngôi đền có niên đại từ thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên) được xây dựng theo hình dạng của một Acropolis. Bán kính của phạm vi này là khoảng 10 km (6 mi). Các ngọn đồi lần lượt là Tell as-Sawda, Tell ʕāysha, Tell as-Sett, Tell al-Yāsmīn (Al-ʕaqaba), Tell al-Ansāri (Yārūqiyya), ʕan at-Tall, al-Jallūm, Baḥsīta.[8] Với diện tích xấp xỉ 160 hécta (400 mẫu Anh; 1,6 km2), thành phố cổ được bao bọc trong một bức tường lịch sử dài 5 km (3 mi) được xây dựng lại lần cuối bởi những người Mamluk. Bức tường đã biến mất. Nó có tổng cộng 9 cổng (5 trong số đó vẫn được bảo quản tốt) và được bao quanh bởi một con hào sâu rộng.[8]

Khu vực Al-Jdayde mới hơn của thành phố cổ được các tín đồ Kitô hữu xây dựng lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 15 ở vùng ngoại ô phía bắc của thành phố cổ sau khi vó ngựa Mông Cổ rút khỏi Aleppo. Al-Jdayde là một trong những ví dụ điển hình nhất của một khu nhà ở dạng tổ ong ở Aleppo. Do sự phát triển kinh tế, nhiều khu phố khác được thành lập bên ngoài các bức tường của thành phố cổ trong thế kỷ 15 và 16 như là điều tất yếu.

Lịch sử

Trong suốt chiều dài lịch sử, Aleppo là một phần của các vương quốc và nhà nước sau:

Thời tiền sử

Aleppo hiếm khi được các nhà khảo cổ học khám phá vì thành phố hiện đại nằm trên chính vị trí cổ xưa của nó.

Thời đại đồ đồng

Aleppo xuất hiện trong các ghi chép lịch sử như là một thành phố quan trọng, sớm hơn nhiều so với Damascus. Bản ghi chép đầu tiên về Aleppo có thể từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên nếu việc xác định Aleppo là vương quốc Armi, một thành bang có liên quan chặt chẽ với Ebla là chính xác. Armi cũng đã được xác định tại Tell Bazi ngày nay.[9] Giovanni Pettinato mô tả Armi là người đã thay đổi tiềm thức của Ebla. Naram-Sin của Akkad (hoặc Sargon của Akkad) đã tiêu diệt cả Ebla và Arman trong thế kỷ 23 trước Công nguyên.[10][11]

Trong thời kỳ Babylon cổ đại, tên của Aleppo lần đầu tiên xuất hiện là Ḥalab (Ḥalba).[11] Aleppo là thủ đô của triều đại Amorite của vương quốc Yamhad. Vương quốc Yamḥad (1800-1600 TCN) còn được gọi với tên "vùng đất Ḥalab" là nơi hùng mạnh nhất ở Cận Đông vào thời điểm đó.[12] Yamḥad đã bị người Hitti phá hủy dưới triều đại vua Mursili I thế kỷ 16 TCN. Tuy nhiên, Aleppo sớm trở lại với vai trò hàng đầu của mình ở Syria khi sức mạnh của người Hitti trong khu vực suy yếu dần bởi xung đột nội bộ.[11]

Lợi dụng quyền lực trong khu vực bị bỏ trống, Parshatatar là vua của người Hurri vương quốc Mitanni đã chinh phục Aleppo trong thế kỷ 15 TCN. Sau đó, Aleppo với vai trò quan trọng là mục tiêu của các cuộc đấu tranh giữa Mitanni, người Hitti và Ai Cập cổ đại.[11] Cuối cùng, vua Šuppiluliuma I của người Hitti đã đánh bại vĩnh viễn Mitanni và chinh phục Aleppo vào thế kỷ 14 trước Công nguyên. Aleppo có tầm quan trọng tôn giáo đối với người Hitti vì đây ​​là trung tâm thờ phụng Teshub, vị thần của bầu trời, sấm sét và bão tố.[11]

Thời đại đồ sắt

Khi vương quốc Hitti sụp đổ trong thế kỷ 12 TCN, Aleppo đã trở thành một phần của vương quốc Syro-Hittite của Palistin,[13] rồi thì người Aramea vương quốc Syro-Hittite của thành bang Bit Agusi (có kinh đô là Arpad)[14] và là một phần của vương quốc cho đến khi người Assyria chinh phục vào thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên, biến nó trở thành một phần của Đế quốc Tân Assyria cho đến cuối thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, khi nó lần lượt rơi vào tay Đế quốc Tân BabylonAchaemenes.

Thời cổ đại

Alexander Đại đế tiếp quản thành phố vào năm 333 trước Công nguyên. Seleukos I Nikator đã thiết lập một khu định cư Hy Lạp trong khu vực vào giữa 301-286 TCN. Ông gọi nó là Beroea (Βέροια) theo tên thành phố Beroea tại Macedon.

Bắc Syria là trung tâm hoạt động thuộc địa của Hy Lạp và do đó ở đây mang văn hóa Hy Lạp trong thời kỳ Vương quốc Seleukos. Cũng như các thành phố Hy Lạp hóa khác của vương quốc Seleukos, Beroea có lẽ thích sự tự trị với một hội đồng dân sự địa phương hoặc boulē.[15] Beroea vẫn nằm dưới sự cai trị của Seleukos trong gần 300 năm cho đến khi những người cai trị cuối cùng của vương quốc này trao lại cho Pompey vào năm 64 TCN, lúc này thành phố trở thành một tỉnh của La Mã. Sự hiện diện của La Mã giúp miền bắc Syria tương đối ổn định trong hơn ba thế kỷ. Mặc dù tỉnh này được quản lý bởi một Legatus (sĩ quan La Mã cao cấp) tới từ Rome nhưng Rome không áp đặt tổ chức hành chính của họ cho giai cấp thống trị nói tiếng Hy Lạp.[15]

Thời Trung Cổ

Đế quốc Sasan đã xâm chiếm Syria một thời gian ngắn vào đầu thế kỷ thứ 7. Ngay sau khi Aleppo khuất phục Ả Rập dưới thời Khalid ibn al-Walid năm 637. Năm 944, nó trở thành một Tiểu vương quốc độc lập dưới thời hoàng tử Sayf al-Dawla triều đại Hamdanid và được hưởng một thời kỳ thịnh vượng.

Vào ngày 9 tháng 8 năm 1138, một trận động đất tàn phá thành phố và khu vực xung quanh. Mặc dù ước tính thời điểm này là không đáng tin cây, nhưng người ta tin rằng đã có 230.000 người chết, khiến nó trở thành trận động đất kinh hoàng thứ năm trong lịch sử được ghi nhận.

Sau khi Timur xâm chiếm Aleppo vào năm 1400 và phá hủy nó, các Kitô hữu đã rời ra khỏi các bức tường thành phố và thành lập khu nhà ở của riêng họ vào năm 1420, tại vùng ngoại ô phía tây bắc thành phố chính là khu phố Al-Jdayde ngày nay. Cư dân của Al-Jdayde chủ yếu là các nhà môi giới giao dịch giữa thương nhân nước ngoài và thương nhân địa phương. Nhiều khu vực khác được xây dựng bên ngoài các bức tường lịch sử trong thế kỷ 15 và 16.

Điểm tham quan chính

Aleppo được đặc trưng bởi các phong cách kiến ​​trúc hỗn hợp từ La Mã, Byzantine, Seljuk, Mamluk và Ottoman.[16] Nhiều công trình được xây dựng từ thế kỷ 13, 14 như các quán trọ lữ khách có sân trong, trạm nghỉ, trường học kinh Qur'an, nhà tắm hơi và các tòa nhà tôn giáo trong thành phố cổ. Các khu nhà ở của Al-Jdayde là nơi có nhiều ngôi nhà thế kỷ 16, 17 của giai cấp tư sản ở Aleppo cùng các chạm khắc đá khác.

Souqkhan

Vị trí giao dịch chiến lược của thành phố đã thu hút những người định cư của tất cả các dân tộc và tín ngưỡng, những người muốn tận dụng những con đường thương mại giao nhau ở Aleppo từ tận Trung QuốcLưỡng Hà ở phía đông, châu Âu ở phía tây, Lưỡi liềm Màu mỡAi Cập ở phía nam. Tại đây có Al-Madina Souq là chợ có mái che lớn nhất thế giới với chiều dài xấp xỉ 13 kilômét (8,1 dặm).[17]

Al-Madina Souq được biết đến tại địa phương là một trung tâm thương mại cho hàng hóa xa xỉ nhập khẩu bao gồm lụa thô Iran, gia vị và thuốc nhuộm từ Ấn Độ và cà phê từ Damascus. Đây cũng là nơi bán các sản phẩm địa phương như len, nông sản và xà phòng Aleppo. Hầu hết các souq có từ thế kỷ 14 và được đặt theo tên của các ngành nghề và hàng thủ công khác nhau, do đó thường được gọi là souq len, souq đồng...

Ngoài giao dịch, souq cung cấp cho nghỉ các thương nhân và hàng hóa của họ trong các khan (quán trọ lữ hành có sân trong) nằm rải rác trong các souq. Các trạm nghỉ khác nhỏ hơn so với khan về kích thước và có chức năng như các xưởng cho thợ thủ công. Hầu hết các khan lấy theo tên của các souq và chức năng đặc trưng với mặt tiền đẹp và lối vào có cửa gỗ kiên cố.

Những khan đáng chú ý nhất trong khu vực Al-Madina là Khan al-Qadi (1450), Khan al-Saboun (đầu thế kỷ 16), Khan al-Nahhaseen (1539), Khan al-Shouneh (1546), Khan al-Jumrok (1574), Khan al-Wazir (1682), Khan al-Nahhaseen (1539), Khan al-Shouneh (1546), Khan al-Jumrok (1574)

Một số khu chợ nằm bên ngoài bức tường thành phố như là al-Hokedun (chuyên hàng may mặc), as-Souf (len), Bawabet al-Qasab (sản phẩm gỗ).

Tòa nhà lịch sử

Các tòa nhà lịch sử quan trọng nhất của thành phố cổ bao gồm:

  • Thành cổ của Aleppo: một pháo đài lớn được xây dựng trên một gò đất nhân tạo khổng lồ cao 50 m (164 ft) phía trên thành phố có từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Các cuộc khai quật gần đây đã phát hiện một ngôi đền và 25 bức tượng có niên đại từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên.[18] Nhiều cấu trúc hiện tại có từ thế kỷ 13. Thành cổ đã bị tàn phá nặng nề bởi trận động đất vào năm 1822.
  • Al-Matbakh al-Ajami: một cung điện đầu thế kỷ 12 nằm gần thành cổ được xây dựng bởi tiểu vương Zengid Majd ad-Din bin ad-Daya. Công trình được cải tạo trong thế kỷ 15 và từng là bảo tàng từ 1967-1975.
  • Nhà thờ Al-Shibani: một nhà thờ cũ và trường học của những người truyền giáo Phan Sinh của Maria nằm trong thành phố cổ có niên đại từ thế kỷ 12. Hiện nó được sử dụng như một trung tâm văn hóa.
  • Khanqah al-Farafira: một tu viện Sufi giáo được xây dựng vào năm 1237 bởi Dayfa Khatun.
  • Bimaristan Arghun al-Kamili: một trại tị nạn hoạt động từ năm 1354 cho đến đầu thế kỷ 20.
  • Dar Rajab Pasha: một lâu đài lớn được xây dựng từ thế kỷ 16 gần đường al-Khandaq. Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, tòa nhà đã được cải tạo và biến thành một trung tâm văn hóa quan trọng với một nhà hát lớn gần đó.
  • Beit Junblatt: một biệt thự lịch sử được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ 16 bởi tiểu vương của người Kurd ở Aleppo và người sáng lập ra gia tộc Janpolad (Jumblatt) là Janpolad bek ibn Qasim.
  • Beit Marrash: một biệt thự Aleppo cổ nằm ở khu phố al-Farafira được xây dựng vào cuối thế kỷ 18 bởi gia tộc Marrash.
  • Tháp đồng hồ Bab al-Faraj: được xây dựng vào năm 1898-1899 bởi kiến ​​trúc sư người Áo Chartier.[19]
  • Đại cung điện của Aleppo (Grand Serail of Aleppo): trụ sở làm việc cũ của thống đốc Aleppo, được xây dựng trong những năm 1920 và hoàn thành vào năm 1933.
  • Thư viện Quốc gia Aleppo: được xây dựng trong những năm 1930 và hoàn thành vào năm 1945.[20]

Các tòa nhà lịch sử quan trọng nhất của Jdeydeh bao gồm:[21]

  • Beit Wakil: một biệt thự Aleppo được xây dựng vào năm 1603, với những đồ trang trí bằng gỗ độc đáo. Một trong những đồ trang trí của nó đã được đưa đến Berlin và trưng bày trong Bảo tàng Pergamon, được gọi là Phòng Aleppo.
  • Beit Ghazaleh: một biệt thự cổ có từ thế kỷ 17 đặc trưng với những đồ trang trí tinh xảo, được chạm khắc bởi nhà điêu khắc người Armenia Khachadur Bali vào năm 1691. Nó được sử dụng như một trường tiểu học của người Armenia trong thế kỷ 20.
  • Dar Zamaria: được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 và thuộc sở hữu của gia tộc Zamaria từ đầu thế kỷ 18. Ngày nay ngôi nhà là một khách sạn cổ điển.
  • Beit Achiqbash: một ngôi nhà Aleppo cổ được xây dựng vào năm 1757. Tòa nhà này là một bảo tàng từ năm 1975 trưng bày những đồ trang trí tinh xảo của nghệ thuật Aleppo
  • Dar Basile: một ngôi nhà Aleppo đầu thế kỷ 18, hoạt động như một trường tư thục kể từ năm 2001
  • Beit Dallal hoặc Nhà Dallal được xây dựng vào năm 1826 trên địa điểm của một nhà thờ cũ và một tu viện, ngày nay hoạt động như một khách sạn cổ điển.

Cổng

Thành phố cổ được bao quanh với những bức tường dày có chiều dài 5 kilômét (3,1 mi) với 9 cổng lịch sử. Nhiều trong số chúng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Theo chiều kim đồng hồ từ phía đông bắc của thành phố cổ:

Nhà tắm hơi

Aleppo là nơi có 177 nhà tắm thời Trung Cổ cho đến khi cuộc xâm lược của người Mông Cổ khiến nhiều công trình bị phá hủy. Ngày nay, khoảng 18 nhà tắm vẫn còn hoạt động trong khu vực thành phố cổ.

Tham khảo

  1. ^ bleeker. “Alepposeife: Aleppo history”. Historische-aleppo-seife.de. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ “eAleppo:Aleppo city major plans throughout the history” (bằng tiếng Ả Rập).
  3. ^ “Fighting in Aleppo starts fire in medieval souks”. Kyivpost.com. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2013.
  4. ^ “Bombing of the justice palace”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2020.
  5. ^ Bombing of Carlton hotel
  6. ^ “Bombing of the city council”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2020.
  7. ^ https://www.usnews.com/news/world/articles/2017-01-20/unesco-30-percent-of-aleppos-ancient-city-destroyed
  8. ^ a b Alexander Russell biên tập (1856). The Natural History of Aleppo (ấn bản thứ 1). London: Unknown. tr. 266.
  9. ^ Paolo Matthiae; Nicoló Marchetti (ngày 31 tháng 5 năm 2013). Ebla and its Landscape: Early State Formation in the Ancient Near East. tr. 501. ISBN 9781611322286.
  10. ^ Pettinato, Giovanni (Johns Hopkins University Press, 1991) Ebla, a new look at history p.135
  11. ^ a b c d e Hawkins, John David (2000) Inscriptions of the iron age p.388
  12. ^ Kuhrt, Amélie (1998) The ancient Near East p.100
  13. ^ Trevor Bryce. Ancient Syria: A Three Thousand Year History. tr. 111.
  14. ^ John Boardman. The Cambridge Ancient History: The prehistory of the Balkans; and the Middle East and the Aegean world, tenth to eighth centuries B.C.. Volume 3. Part 1. tr. 389.
  15. ^ a b Phenix, Robert R. (2008) The sermons on Joseph of Balai of Qenneshrin
  16. ^ Yacoub, Khaled. “Travel Postcard: 48 hours in Aleppo, Syria”. Reuters. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2013.
  17. ^ “eAleppo: The old Souqs of Aleppo (in Arabic)”. Esyria.sy. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2013.
  18. ^ “Aleppo…Cultural Landmark, Trade Hub by the Chinese News Agency (Xinhua)”. DP-news. ngày 16 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2013.
  19. ^ eAleppo Bab al-Faraj tower (in Arabic)
  20. ^ Aleppo Culture National Library of Aleppo (in Arabic)[liên kết hỏng]
  21. ^ “Ministry of Tourism, Syria: Aleppine House (in Arabic)”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2020.
  22. ^ Carter, Terry; Dunston, Lara; Humphreys, Andrew (2004). Syria & Lebanon. Lonely Planet. tr. 186. ISBN 978-1-86450-333-3. Hammam yalbougha.

Liên kết ngoài