Tam đầu chếTam đầu chế (tiếng Anh: triumvirate, tiếng Latinh: triumvirātus), còn dịch là chế độ tam hùng, là chính thể do một ban lãnh đạo gồm ba người đứng đầu. Về mặt ý nghĩa cả ba vị này đều bình đẳng, tuy nhiên trong thực tế hiếm khi có điều đó. Thuật ngữ này cũng dùng để mô tả một nhà nước có ba vị lãnh tụ quân sự nhưng vị nào cũng tuyên xưng là nhà lãnh đạo duy nhất. Cộng hòa Nhân dân Trung HoaMao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Lưu Thiếu Kỳ là ba nhân vật có đóng góp lớn nhất cho công cuộc lập quốc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Họ được coi là ba thành viên có ảnh hưởng nhất thuộc thế hệ đầu tiên của các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc. Mao và Chu qua đời năm 1976 khi đang giữ chức vụ cao nhất trong đảng và trong các cơ quan nhà nước: Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (Mao), Thủ tướng Quốc vụ viện (Chu). Lưu là Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trên danh nghĩa là nguyên thủ quốc gia, cho đến năm 1968 thì bị hạ bệ trong Đại Cách mạng Văn hóa vô sản. Lưu qua đời vào cuối năm 1969 trong sự ngược đãi.[1] Liên XôTrong ngữ cảnh nói về Liên Xô, ba người đứng đầu thường được gọi là troika.
Xem thêmTham khảo
|
Portal di Ensiklopedia Dunia