Tư tưởng Mao Trạch Đông
Tư tưởng Mao Trạch Đông (Trung văn phồn thể: 毛澤東思想; Trung văn giản thể: 毛泽东思想; âm Hán Việt: Mao Trạch Đông tư tưởng), hay còn gọi là chủ nghĩa Mao (Anh: Maoism), là kết quả của sự kết hợp lý luận cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin với thực tiễn cụ thể của cách mạng Trung Quốc, là thành quả lý luận trọng đại nhất của quá trình Trung Quốc hoá chủ nghĩa Marx-Lenin [1]. Tư tưởng Mao Trạch Đông là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin tại Trung Quốc, là nguyên tắc lý luận và sự tổng kết kinh nghiệm chính xác đã được thực tiễn chứng minh là thích hợp với cách mạng và kiến thiết Trung Quốc, là kết tinh trí tuệ tập thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc [2]. Một số bài viết của Mao Trạch Đông cũng được Nhà Xuất Bản Ngoại Ngữ Bắc Kinh, Trung Quốc dịch ra tiếng Anh và xuất bản thành sách.[3] Nguồn gốcLưu Thiếu Kỳ (劉少奇) là người đầu tiên đề xuất khái niệm "tư tưởng Mao Trạch Đông" [4]. Sau khi trở thành nhân vật số hai trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, Lưu Thiếu Kỳ ngày càng cảm thấy đã đến lúc phải chỉnh lý một cách có hệ thống và toàn diện đường lối của Đảng, tổng kết thành kinh nghiệm đấu tranh và phương pháp tư tưởng. Lưu Thiếu Kỳ đã đặt cho bộ phương pháp này một cái tên thông tục dễ hiểu là "tư tưởng Mao Trạch Đông". Ngày 23 tháng 4 năm 1945, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức ở Đại lễ đường trung ương Dương Gia Lĩnh (楊家嶺), khi đọc "Báo cáo về việc sửa đổi Chương trình Đảng" (关于修改党章的报告), Lưu Thiếu Kỳ đã lần đầu trình bày một cách có hệ thống về "tư tưởng Mao Trạch Đông". Đại hội VII đã thông Chương trình Đảng mới, xác định lấy tư tưởng Mao Trạch Đông tức là tư tưởng thống nhất giữa chủ nghĩa Marx-Lenin với thực tiễn cách mạng Trung Quốc làm kim chỉ nam cho mọi công tác của toàn đảng [5]. Bản thân Mao Trạch Đông lúc đầu không muốn sử dụng khái niệm "tư tưởng Mao Trạch Đông" [6]. Trước khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Mao Trạch Đông đã yêu cầu trong các xuất bản phẩm và văn kiện của Đảng không được dùng cách gọi "tư tưởng Mao Trạch Đông" nữa. Do Mao Trạch Đông nhiều lần phản đối nên Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức quyết định không sử dụng khái niệm tư tưởng Mao Trạch Đông nữa. Ngày 5 tháng 12 năm 1954, Ban Tuyên truyền Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc theo chỉ thị của Ban Thư ký Trung ương Đảng đã ra "Thông tri về việc nên hiểu thế nào về tư tưởng Mao Trạch Đông" (关于毛泽东思想应如何解释的通知) yêu cầu các đảng viên từ nay không dùng cách gọi "tư tưởng Mao Trạch Đông" nữa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức vào tháng 9 năm 1956 đã quyết định thay cách diễn đạt "tư tưởng Mao Trạch Đông" trong Chương trình Đảng bằng "Đảng Cộng sản Trung Quốc lấy chủ nghĩa Marx-Lenin làm kim chỉ nam cho hành động của mình". Đến đầu niên đại 60 thế kỷ XX Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc mới quyết định khôi phục lại cách gọi "tư tưởng Mao Trạch Đông". Năm 1982, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Trung Quốc lại đưa tư tưởng Mao Trạch Đông vào trong Chương trình Đảng, xác định rõ: "Đảng Cộng sản Trung Quốc lấy chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam cho hành động của mình". Tháng 4 năm 1969, Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, một khối lượng lớn văn kiện cần phải được phiên dịch sang tiếng nước ngoài. Trong quá trình phiên dịch phát sinh một vấn đề là cách dịch nào thì chuẩn và hay cho tên gọi "tư tưởng Mao Trạch Đông" bởi vì từ "tư tưởng" trong ngoại văn có nhiều phương thức lý giải và biểu đạt khác nhau, có người còn chủ trương dịch thành "Maoism". Người có trách nhiệm dịch thuật xin ý tưởng thủ tướng Chu Ân Lai, thủ tướng Chu Ân Lai lại đi xin ý kiến Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông sau khi xem xét đã chọn cách dịch "Mao Zedong Thought", không dùng những cách dịch như "Mao Zedong Idea" hay "Maoism".[7]. Ở bên ngoài Trung Quốc đại lục tư tưởng Mao Trạch Đông có thể bị đồng nhất và dùng lẫn lộn với "chủ nghĩa Mao". Đảng Cộng sản và nhà nước Trung Quốc chưa từng chính thức sử dụng tên gọi "chủ nghĩa Mao" làm tên gọi khác của tư tưởng Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông không hề đề xuất hệ thống giá trị độc lập của riêng mình, Mao Trạch Đông chỉ đi theo chủ nghĩa Marx-Lenin, luôn phản đối chủ nghĩa Xét lại. Nhiều người cho rằng Mao Trạch Đông có quan niệm tương đối sâu về chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa dân tuý nhưng tư tưởng Mao Trạch Đông không bao gồm những nguyên tố đó. Chủ nghĩa Mao là thể hỗn hợp của các nguyên tố đó. Nhận xétTheo Tô Duy Hợp, Giám đốc Trung tâm Khoa học Tư duy ở Hà Nội thì:[8]
Nhà phê bình Lại Nguyên Ân góp ý về Chủ thuyết Mao và văn nghệ là:[8]
Ngay việc kiểm soát báo chí tại Á châu cũng là di sản của tư tưởng Mao.[8] Các tác phẩm tham khảo
Xem thêm
Chú thích
|