Tường vi

Rosa multiflora
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Rosaceae
Chi (genus)Rosa
Loài (species)R. multiflora
Danh pháp hai phần
Rosa multiflora
Thunb., 1784

Tường vi (danh pháp khoa học:Rosa multiflora), còn gọi là hồng nhiều hoa, tường vi Nhật, dã tường vi[1] là loài thực vật có hoa trong họ Hoa hồng. Tên gọi tường vi thường xuyên bị nhầm lẫn với một loài hoa khác là tử vi.[2] Đây là một giống hồng cổ, hoa nhiều, có mùi thơm dịu dàng.

Nguồn gốc và phân bố

Tường vi là loài hoa hồng bản địa của Đông Á mặc dù hoa hồng không có nguồn gốc từ châu Á. Loài hoa này xuất hiện nhiều ở Trung Quốc (tường vi là tên gọi trong tiếng Hán), Nhật Bản, Ấn Độ. Ở Việt Nam, hoa được trồng tại Hà NộiĐà Lạt.

Đặc điểm

Quả giả của cây dã tường vi

Tường vi là cây bụi cao 1–2 m; nhánh nâu đậm, gai cong. Lá mang 5-9 lá chét bầu dục, dài 1,5–3 cm, rộng 0,8–2 cm, chóp tù, gốc tròn, gân bên 8-10 đôi, mép có răng nằm; cuống bên 1-1,5m; lá kèm có rìa lông và dính trọn vào cuống. Chùy ở ngọn nhánh; hoa rộng 3 cm, cánh hoa 1x1,5 cm, màu trắng, có hương thơm. Quả giả đen hoặc đỏ, nhăn, tròn, dài 7–8 mm.[3]

Cây mọc hoang ở các bụi cây thứ sinh vùng thấp và được trồng làm cây cảnh. Ra hoa tháng 2 đến tháng 5, có quả tháng 9 đến tháng 12.

Công dụng

Tầm xuân nhiều hoa được trồng như một loại cây cảnh, và cũng được sử dụng như một gốc ghép để ghép giống hoa hồng trang trí. Ở vùng Đông Bắc Mỹ, tầm xuân nhiều hoa hiện nay thường được coi là một loài xâm lấn, mặc dù nó đã được du nhập từ châu Á như một biện pháp bảo vệ đất, với mục đích tạo ra một hàng rào tự nhiên để đánh dấu khu vực chăn nuôi và thu hút động vật hoang dã. Tầm xuân nhiều hoa có một điểm dễ phân biệt với hoa hồng bản địa Mỹ bởi cụm hoa lớn của nó và mật độ dày đặc của hoa và quả, thường hơn một chục, trong khi các loài hoa hồng Mỹ chỉ có một hoặc một vài hoa trên một cành.

Ở một số nơi người ta phân loại dã tường vi là "cỏ dại gây hại".[4] Trong khu vực chăn thả gia súc, hoa hồng này thường được coi là một loài gây hại nghiêm trọng, mặc dù nó là thức ăn rất tốt cho dê.

Quả thường được dùng để chữa phong thấp nhức mỏi, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng. Ở Trung Quốc, rễ được dùng chữa chảy máu cam, phong thấp, bán thân bất toại, rễ tươi chữa đái dầm, người già đi tiểu nhiều lần. Lá dùng chữa thủng độc, mụn nhọt. Hoa trị nóng ngực oi bức và tâm phiền miệng khát.[5]

Chú thích

  1. ^ Trang 797, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2008
  2. ^ The Plant List (2010). Rosa multiflora. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.[liên kết hỏng]
  3. ^ Trang 789, Từ điển cây thuốc Việt Nam (bộ mới), Võ Văn Chi, Nhà xuất bản Y học, 2012
  4. ^ “Multiflora rose: Rosa multiflora Thunb. Rose family (Rosaceae)”. Plant Conservation Alliance, Alien Plant Working Group. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2013.
  5. ^ Trang 790, Từ điển cây thuốc Việt Nam (bộ mới), Võ Văn Chi, Nhà xuất bản Y học, 2012
  • Flora of China: Rosa multiflora
  • Carole Bergmann, Montgomery County Department of Parks, Silver Spring, MD. and Jil M. Swearingen, U.S. National Park Service, Washington, DC. “Multiflora rose”. U.S. National Park Service. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2006.

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia