Shimakaze (tàu khu trục Nhật) (1942)

Shimakaze trên đường.
Lịch sử
Đế quốc Nhật Bản
Tên gọi Shimakaze (島風?) (Đảo Phong)
Xưởng đóng tàu Xưởng hải quân Maizuru
Đặt lườn 8 tháng 8 năm 1941
Hạ thủy 18 tháng 7 năm 1942
Nhập biên chế 10 tháng 5 năm 1943
Xóa đăng bạ 10 tháng 1 năm 1945
Số phận Bị đánh chìm ởTrận chiến vịnh Ormoc Gần Cebu, Philippines, 11 tháng 11 năm 1944
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Shimakaze (1942)
Kiểu tàu Khu Trục Hạm
Trọng tải choán nước
  • 2.570 tấn Anh (2.610 t) (standard)[1]
  • 3.300 tấn Anh (3.400 t) (full load)[1]
Chiều dài
  • 129,5 m (424 ft 10 in) o/a
  • 126 m (413 ft 5 in) w/l
Sườn ngang 11,2 m (36 ft 9 in)
Mớn nước 4,15 m (13 ft 7 in)[1]
Công suất lắp đặt 75.000 shp (56.000 kW)
Động cơ đẩy
Tốc độ 40,9 kn (75,7 km/h; 47,1 mph)
Tầm xa 6.000 nmi (11.000 km; 6.900 mi) at 18 kn (33 km/h; 21 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa 267 (May 1943)
Vũ khí

Shimakaze (島風?) (Đảo Phong) là một siêu khu trục đóng bởi Hải quân Đế quốc Nhật Bản được sử dụng trong Thế chiến thứ 2. Được trang bị 6 khẩu 12,7 cm đa dụng và vũ khí phòng không, chông ngầm hiện đại nhất của Hải Quân Nhật. Nhưng quan trọng nhất, chính là việc Shimakaze là khu trục duy nhất của Nhật được trang bị 15 ống phóng lôi với khả năng phóng ngư lôi 610mm Ngư lôi Loại 93 Long Lance bậc nhất của Nhật. Con tàu còn đóng vai trò thử nghiệm cho loại động cơ hơi nước nhiệt độ cao, áp suất cao với mã lực 79.240 shp (59.090 kW). Động cơ này giúp nó trở thành một trong những chiếc khu trục nhanh nhất thế giới với tốc độ thử nghiệm 40,9 knot (hải lý trên giờ) và tốc độ chuẩn 39 knot.

Đóng Tàu

Đặt hàng năm 1939 dưới kế hoạch bổ sung quân bị Hải quân thứ tư, Shimakaze được đặt lườn tại Xưởng hải quân Maizuru vào tháng 8 năm 1941 và hoàn thành vào ngày 10 tháng 5 năm 1943. Chính phủ Nhật định đặt thêm 16 chiếc nữa và cùng với kế hoạch bổ sung quân bị Hải quân thứ năm nâng tổng số tàu lên 32 nhằm trang bị thêm 4 hải đội khu trục nhưng thiếu tài nguyên công nghiệp cần để thực hiện kế hoạch.

Lịch sử hoạt động

Tháng 6 1943, Shimakaze tham đợt di tán lực lượng Nhật từ đảo Kiska vào cuối chiến dịch Aleutian. Shimakaze còn có mặt trong trận biển Philippine. Tháng 10 1944, em có mặt trong trận vịnh Leyte nhưng chỉ đóng vai trò cứu vớt thủy thủ của chiếc Musashi bị đánh chìm. Trong lúc đóng vai trò kì hạm của Thủy lôi hạm đội 2 dưới quyền chỉ huy của chuẩn đô đốc Hayakawa Mikio, Shimakaze bị đánh chìm bởi máy bay của Hạm đội 38 vào ngày 11 tháng 11 năm 1944 trong trận Trận vịnh Ormoc

Thử nghiệm tốc độ

Shimakaze được cung cấp năng lượng nhờ một Tuabin hơi nước thử nghiệm mới của Nhật. Vào cuộc thử nghiệm tốc độ vào ngày 7/4/1943,Shimakaze đạt được tốc độ tối đa 40,9 hải lý với công suất 79.240 shp (59.090 kW).

Danh sách tàu

Tàu Số hiệu. Số phận
Shimakaze (島風?) 125 Xóa đăng bạ vào 10 tháng 1 năm 1945
16 Khu Trục
Lớp Shimakaze cải tiến
733-748 Hủy bỏ vào 30/4/1942 và chuyển đổi thành:
8 × Lớp Yūgumo (Tàu # 5041-5048)
7 × Lớp Akizuki cải tiến (Tàu # 5077-5083)

Chú thích

  1. ^ a b c d e f Ford, Roger (2001) The Encyclopedia of Ships, pg. 403-404. Amber Books, London. ISBN 978-1-905704-43-9

Nguồn

  • Whitley, M.J. (1988). Destroyers of World War 2. Cassell Publishing. ISBN 1-85409-521-8.
  • Collection of writings by Sizuo Fukui Vol.5, Stories of Japanese Destroyers, Kōjinsha (Japan) 1993, ISBN 4-7698-0611-6
  • The Maru Special, Japanese Naval Vessels No.41 Japanese Destroyers I, Ushio Shobō (Japan), July 1980, Book code 68343-42
  • Ford, Roger; Gibbons, Tony; Hewson, Rob; Jackson, Bob; Ross, David (2001). The Encyclopedia of Ships. London: Amber Books, Ltd. tr. 403–404. ISBN 978-1-905704-43-9.

Liên kết Ngoài