Phan Đình Niệm

Phan Đình Niệm
Chức vụ

Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh
Nhiệm kỳ4/1972 – 4/1975
Cấp bậc-Đại tá
-Chuẩn tướng (11/1972)
-Thiếu tướng (4/1975)
Tư lệnh phó
Tham mưu trưởng
-Đại tá Lều Thọ Cường
-Đại tá Vũ Đình Chung
Tiền nhiệm-Đại tá Lê Đức Đạt
Kế nhiệmSau cùng
Vị tríQuân khu 2
Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đức
Nhiệm kỳ1/1972 – 4/1972
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệmTrung tá Cao Văn Chơn
Kế nhiệmĐại tá Nguyễn Hậu Thiện
Vị tríVùng 2 chiến thuật
Chỉ huy trưởng
Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Lam Sơn
Nhiệm kỳ1/1971 – 1/1972
Cấp bậc-Đại tá
Kế nhiệm-Chuẩn tướng Võ Văn Cảnh
Vị tríQuân khu II

Tư lệnh phó Sư đoàn 10 Bộ binh
(tiền thân của Sư đoàn 18 Bộ binh)
Nhiệm kỳ12/1966 – 1/1971
Cấp bậc-Đại tá
Tư lệnh-Đại tá Đỗ Kế Giai
Vị tríVùng 3 chiến thuật

Trung đoàn trưởng Trung đoàn 49
thuộc Sư đoàn 25 Bộ binh
Nhiệm kỳ6/1965 – 12/1966
Cấp bậc-Trung tá
-Đại tá (11/1965)
Vị tríVùng 3 chiến thuật

Trung đoàn trưởng
Trung đoàn 135 Địa phương
Nhiệm kỳ11/1963 – 6/1965
Cấp bậc-Trung tá
Vị tríVùng 3 chiến thuật

Trung đoàn trưởng Trung đoàn 47
thuộc Sư đoàn 16 Khinh chiến
(tiền thân của Sư đoàn 23 Bộ binh)
Nhiệm kỳ1/1956 – 11/1963
Cấp bậc-Thiếu tá (1/1956)
-Trung tá (11/1963)
Tư lệnh-Đại tá Phan Đình Thứ
Vị tríĐệ tứ Quân khu
(Cao nguyên Trung phần)
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
SinhTháng 6, 1931
Thừa Thiên, Việt Nam
Nơi ởVirginia, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
Họ hàngPhan Đình Tùng (em)
Học vấnTú tài bán phần
Alma mater-Trường Quốc học Khải Định, Huế
-Võ bị Liên quân Đà Lạt
Quê quánTrung Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1951-1975
Cấp bậc Thiếu tướng
Đơn vị Sư đoàn 16 Khinh chiến
Sư đoàn 25 Bộ binh
Sư đoàn 18 Bộ binh
Huấn khu Dục Mỹ
Sư đoàn 22 Bộ binh
Chỉ huy QĐ Liên hiệp Pháp
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam

Phan Đình Niệm (1931), nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Thiếu tướng.[1] Ông xuất thân từ những khóa đầu tiên tại trường Võ bị Liên quân được Chính phủ Quốc gia mở ra tại nam Cao nguyên Trung phần dưới sự cố vấn và huấn luyện của Quân đội Pháp. Ra trường ông được chọn về đơn vị Bộ binh. Ông đã tuần tự giữ những chức vụ từ Trung đội trưởng cho đến Chỉ huy cấp Sư đoàn. Trong thời gian tại ngũ, ông còn được bổ nhiệm vào các chức vụ thuộc lĩnh vực Quân huấn[2] và Hành chính Quân sự[3]

Tiểu sử & Binh nghiệp

Ông sinh vào tháng 6 năm 1931 trong một gia đình trung lưu tại Thừa Thiên, miền Trung Việt Nam. Thời niên thiếu, ông học Tiểu và Trung học tại Huế. Năm 1950, ông tốt nghiệp Trung học Phổ thông chương trình Pháp tại Huế với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).

Quân đội Liên hiệp Pháp

Tháng 3 năm 1951, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 51/201.530. Theo học khóa 4 Lý Thường Kiệt[4] tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 2 năm 1951. Ngày 1 tháng 12 cùng năm, mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ra trường, ông được điều động về Tiểu đoàn Bộ binh Việt Nam, giữ chức vụ Trung đội trưởng.

Quân đội Quốc gia Việt Nam

Năm 1952, Quân đội Quốc gia Việt Nam thành lập Bộ Tổng Tham mưu, ông chuyển sang phục vụ Quân đội Quốc gia, được thăng cấp Trung úy giữ chức vụ Đại đội trưởng. Đến tháng 10 năm 1953, ông được thăng cấp Đại úy và được chỉ định làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 708 khinh quân.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

Đầu năm 1956, sau 2 tháng chuyển sang phục vụ Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp Thiếu tá và được cử giữ chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 47 thuộc Sư đoàn Khinh chiến số 16[5] do Đại tá Phan Đình Thứ làm Tư lệnh.

Tháng 11 năm 1963, sau cuộc đảo chính chế độ Đệ Nhất Cộng hòa (ngày 1 tháng 11). Ngày 4 tháng 11, ông được thăng cấp Trung tá, giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 135 Địa phương, đồn trú tại Công trường Cò Mi, Thủ Đức.

Giữa năm 1965, ông thuyên chuyển về Sư đoàn 25 Bộ binh chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 49 đóng tại Bến Lức, Long An. Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Cuối năm 1966, ông được chuyển về Sư đoàn 10 Bộ binh[6] giữ chức vụ Tư lệnh phó Sư đoàn do Đại tá Đỗ Kế Giai làm Tư lệnh.

Đầu năm 1971, ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Lam Sơn kiêm Chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ. Tháng Giêng năm 1972, ông được lệnh bàn giao Quân trường Lam Sơn và Huấn khu Dục Mỹ lại cho Chuẩn tướng Võ Văn Cảnh.[7] Cuối tháng, ông được bổ nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Quảng Đức thay thế Trung tá Cao Văn Chơn. Tháng 4 cùng năm, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh thay thế Đại tá Lê Đức Đạt[8], sau khi bàn giao tỉnh Quảng Đức lại cho Đại tá Nguyễn Hậu Thiện. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm.

  • Sư đoàn 22 Bộ binh vào thời điểm tháng 3/1975, nhân sự của Bộ tư lệnh Sư đoàn và Chỉ huy các Trung đoàn được phân bổ trách nhiệm như sau:

-Tư lệnh - Thiếu tướng Phan Đình Niệm
-Tư lệnh phó - Đại tá Lều Thọ Cường[9]
-Tham mưu trưởng - Đại tá Vũ Đình Chung[10]
-Chỉ huy Pháo binh - Trung tá Lê Đình Ninh[11]
-Trung đoàn 40 - Trung tá Nguyễn Thanh Danh[12]
-Trung đoàn 41 - Đại tá Nguyễn Thiều[13]
-Trung đoàn 42 - Đại tá Nguyễn Hữu Thông[14]
-Trung đoàn 47 - Đại tá Lê Cầu[15]

1975

Ngày 31 tháng 3, cùng với các quân nhân thuộc đơn vị di chuyển ra khơi và được Bệnh viện hạm Hát Giang HQ-400 cứu vớt, được điều trị bệnh trên tàu khi đang trên hải trình về Sài Gòn.

Ngày 24 tháng 4, ông được Tổng thống Trần Văn Hương thăng cấp Thiếu tướng đặc cách tại mặt trận.

Ngày 30 tháng 4, ông di tản ra khỏi Việt Nam. Sau đó, định cư tại Tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.[16]

Gia đình

Chú thích

  1. ^ Trong những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, ngoài tướng Phan Đình Niệm, còn 2 Chuẩn tướng nữa được thăng cấp Thiếu tướng là Bùi Thế LânLê Minh Đảo
  2. ^ Quân huấn là Trường Quân sự và Trung tâm Huấn luyện.
  3. ^ Hành chính Quân sự là Tiểu khu (Tỉnh) và Chi khu (Quận), Phân chi khu (Xã).
  4. ^ Tốt nghiệp khóa 4 Lý Thường Kiệt Võ bị Đà Lạt, sau này lên tướng còn có các Trung tướng Nguyễn Văn MinhNguyễn Viết Thanh, các Thiếu tướng Đào Duy ÂnNguyễn Cao, Chuẩn tướng Đỗ Kiến Nhiễu.
  5. ^ Sư đoàn Khinh chiến số 16 là tiền thân của Sư đoàn 23 Bộ binh sau này
  6. ^ Sư đoàn 10 về sau đổi tên thành Sư đoàn 18 Bộ binh.
  7. ^ Tướng Võ Văn Cảnh nguyên Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh.
  8. ^ Đại tá Lê Đức Đạt đã anh dũng hy sinh tại mặt trận Tân Cảnh, Dakto, Kontum "Mùa hè đỏ lửa 1972", ông được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng và truy tặng Đệ tam đẳng Bảo quốc Huân chương).
  9. ^ Đại tá Lều Thọ Cường sinh năm 1930 tại Hà Nội, tốt nghiệp trường Võ khoa Nam Định
  10. ^ Đại tá Vũ Đình Chung sinh năm 1929 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 8 Võ bị Đà Lạt
  11. ^ Trung tá Lê Đình Ninh sinh năm 1932, tốt nghiệp khóa 4 Võ khoa Thủ Đức
  12. ^ Trung tá Nguyễn Thanh Danh tốt nghiệp khóa 19 Võ bị Đà Lạt
  13. ^ Đại tá Nguyễn Thiều sinh năm 1941 tại Tuy Hòa, tốt nghiệp khóa 16 Võ bị Đà Lạt
  14. ^ Đại tá Nguyễn Hữu Thông sinh năm 1939 tại Quảng Trị, tốt nghiệp khóa 16 Võ bị Đà Lạt
  15. ^ Đại tá Lê Cầu sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp khóa 18 Võ bị Đà Lạt
  16. ^ Sau này không có tư liệu nào nói và viết về tướng Niệm nữa, nên không biết hiện nay ông còn sống hay đã từ trần.
  17. ^ Đại tá Phan Đình Tùng sinh năm 1933 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp Võ bị Đà Lạt K5. Chức vụ sau cùng: Phụ tá Chỉ huy trưởng tại Bộ chỉ huy Pháo binh Trung ương QL VNCH.

Tham khảo

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.