Pachira
Pachira là một chi thực vật bao gồm các loài cây gỗ nhiệt đới phân bố trong khu vực Trung và Nam Mỹ, châu Phi và Ấn Độ. Chúng được phân loại trong phân họ Bombacoideae của họ Malvaceae. Trước đây chi này được gán vào họ Bombacaceae.[1][2] Trước đó nữa thì nó thuộc họ Sterculiaceae (nay được coi là lỗi thời). Các tác giả khác nhau coi họ này chứa 50-80 loài.[3][4][5] Chúng là các loại cây gỗ to hay nhỏ với các lá hình ngón tay gồm 5-7 lá phụ hình bầu dục không lông, quả là quả nang một ngăn hình ôvan (trái xoan) dạng gỗ mở bởi một lượng các vách ngăn và chứa nhiều hạt. Tên chi bắt nguồn từ ngôn ngữ sử dụng tại Guyana.[6] Lịch sửMặc dù được Jean Baptiste Aublet đặt tên ban đầu là Pachira vào năm 1775, nhưng do không biết đến điều này nên năm 1782 Carl Linnaeus Con đã gọi chi này là Carolinea theo tên của nữ công tước (hoặc nữ hầu tước) "Sophia Caroline xứ Baden" năm 1782.[7][8][9][10] Quy tắc quyền ưu tiên đặt độ ưu tiên cao hơn cho Pachira. Hầu tước Baden là Karl Wilhelm (1709 – 1738) đã thiết lập lâu đài Karlsruhe (Karlsruher Schloß) năm 1715. Ông quan tâm đáng kể tới thực vật học, cụ thể là các loại cây kì dị, và có một lượng lớn các cây gỗ nhập khẩu để trồng trong các khu vườn của lâu đài (Schloßgarten). Cháu nội ông là Karl Friedrich (1738 - 1811) cưới Nữ công tước Karoline Luise von Hessen-Darmstadt (1723 - 1783) năm 1751. Karoline Luise là một nhà thực vật học có tiếng tăm. Bà từng trao đổi thư tín với Carl von Linné (Carl Linnaeus), gieo trồng nhiều loại cây trong các khu vườn của lâu đài, có các bản chạm khắc của chúng để viết thành sách và phân loại chúng theo hệ thống phân loại của Linnaeus. Con trai của Linnaeus là Carl Linnaeus Con đã ghi nhận các đóng góp của bà bằng việc đặt tên cho một loài cây gỗ (Pachira aquatica, tên tiếng Đức glückskastanie) là Carolinea princeps theo tên và tước hiệu của bà.[11] Sử dụngCác loài cây gỗ trong chi này cung cấp gỗ, thừng chão và hạt để nhồi gối và đệm.[12] Các loài
Chuyển đi
Tham khảo
Đọc thêmWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Pachira. Wikispecies có thông tin sinh học về Pachira |
Portal di Ensiklopedia Dunia