Mông Cương
Mông Cương (tiếng Trung: 蒙疆; bính âm: Měngjiāng; Wade–Giles: Meng-chiang; chính tả bản đồ bưu chính: Mengkiang; Hepburn: Mōkyō), là một khu tự trị tại Nội Mông nằm dưới chủ quyền của Trung Quốc và do Đế quốc Nhật Bản kiểm soát. Khu tự trị này bao gồm các tỉnh Sát Cáp Nhĩ và Tuy Viễn, tương ứng với phần trung tâm của Nội Mông hiện nay. Đôi khi nó cũng được gọi là Mông Cổ Quốc (蒙古國) (tương tự như Mãn Châu Quốc, một chính phủ bù nhìn khác của Nhật Bản tại Mãn Châu). Thủ phủ của Mông Cương là Kalgan, và người đứng đầu là Demchugdongrub. Lịch sửMông Cương được thành lập vào ngày 12 tháng 5 năm 1936, Mông Cổ quân chính phủ (蒙古軍政府) do thân vương Yondonwangchug (Vân Đoan Vượng Sở Khắc) của Ulanqab (Ô Lan Sát bố) làm chủ tịch đầu tiên. Đến tháng 10 năm 1937, nó được đổi tên thành Mông Cổ Liên minh Tự trị Chính phủ (蒙古聯盟自治政府).[3] Vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, các chính quyền chủ yếu là người Hán ở Nam Sát Cáp nhĩ và Bắc Sơn Tây được hợp nhất với Mông Cổ Liên minh Tự trị Chính phủ, hình thành Mông Cương Liên hiệp Tự trị Chính quyền (蒙疆聯合自治政府). Thủ phủ của chính quyền này nằm gần Khách Lạp Can (Trương Gia Khẩu), quyền kiểm soát trải rộng quanh Hohhot (Hô Hòa Hạo Đặc). Vào ngày 4 tháng 8 năm 1941, nó lại được đổi tên thành: Mông Cổ Tự trị bang (蒙古自治邦). Sau khi Uông Tinh Vệ thành lập chính quyền mới của Trung Hoa Dân Quốc ở Nam Kinh, Mông Cương được đặt dưới sự kiểm soát của thế lực này mặc dù vẫn hoàn toàn tự trị. Mông Cương đã không còn tồn tại sau năm 1945 khi Hồng quân Liên Xô và Hồng quân Mông Cổ xâm chiếm, đây là một phần của chiến dịch Mãn Châu. Hầu hết các khu vực, với ngoại lệ là thủ phủ Kalgan, nay là một phần của khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc. Chính trịQuan chức của các cơ quan đầu não1, Chủ tịch Vân Đoan Vượng Sở Khắc (雲端旺楚克), Vân vương, nguyên là minh trưởng của minh Ô Lan Sát Bố, mất không lâu sau đó Các quan chức địa phương1, Trưởng quan chính thính Sát Nam Trần Ngọc Minh (陳玉銘) Kinh tếNgười Nhật lập nên Ngân hàng Mông Cương và cho phát hành tiền tệ riêng song không có ghi năm trên đó. Một số cửa hàng tiền tệ địa phương cũng sản xuất tiền có ghi hệ thống lịch Trung Quốc, như Giáp Thìn niên (甲辰年) trên tiền. Người Nhật có lợi ích về mặt khoảng sản từ nhà nước Mông Cương do họ lập ra. Một ví dụ là người Nhật đã cho khai thác mỏ sắt tại Tuyên Hóa-Long Nham với trữ lượng 91.645.000 tấn vào năm 1941; và phân tích lượng dự trữ than trong đất là 504 tấn và tiềm năng là 202.000 tấn (1934). Sắt Mông Cương được xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản. Đồng thời, Nhật Bản tìm kiếm các trữ lượng than đá tại [[Tuy Viễn (tỉnh)| (một khu vực chiếm đóng khác của Mông Cương) gồm 417 tấn và tiềm năng khai thác là 58.000 tấn vào năm 1940. Nhân khẩuDo chính sách nhập cư bình đẳng về chúng tộc tại Mông Cương, người Mông Cổ là thiểu số tại Mông Cương và phần lớn cư dân là người Hán. Ngoài ra cũng có người Triều Tiên, người Nhật, người Mãn, người Nga trắng và các nhóm thiểu số khác. Mặc dù Nhật Bản có ý định khai thác chủ nghĩa dân tộc Mông Cổ đề hỗ trợ cho các mục tiêu của mình, song vùng lãnh thổ này đã trở về Trung Quốc sau chiến dịch Mãn Châu. Liên Xô trục xuất và đưa đi giam giữ những người Triều Tiên, Nhật Bản và Nga trắng đến Siberi và bắt phải làm việc trong các trại lao động; người Hán sau đó lên tới 80%. Quân sựQuân đội Quốc gia Mông Cương là một đội quân bản địa do Nhật Bản lập ra và khác với quân đội Mông Cổ. Đây là một đội quân đặc biệt và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ đạo quân Quan Đông, có các chỉ huy bản xứ cùng với các sĩ quan Nhật, trở thành các bộ phận phụ trợ ngoại vi của quân Quan Đông. Mục đích của đội quân này là nhằm hỗ trợ các hoạt động nếu xảy ra của quân đội Đế quốc Nhật Bản chống lại Ngoại Mông (Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ) hay các khu vực phía bắc Trung Quốc, và hoạt động như một lực lượng bảo an địa phương cùng với lực lượng cảnh sát. Nó cũng có nhiệm vụ bảo vệ Đức vương, người đứng đầu nhà nước, bảo vệ tài sản của người dân Mông Cương bản địa và chính quyền địa phương. Quân đội Mông Cương được trang bị súng trường, súng ngắn, súng máy nhẹ và trung, súng cối và một số pháo binh và súng phòng không. Đội quân này được tổ chức thành một đội kị binh di động và lực lượng bộ binh hạng nhẹ được hỗ trợ thấp về pháo binh và không có xe tăng hoặc máy bay. Xem thêmWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mông Cương. Tham khảoĐọc thêm
Liên kết ngoài
|
Portal di Ensiklopedia Dunia