Lương hoàng hậu (Hán Thuận Đế)

Thuận Liệt Lương Hoàng hậu
順烈梁皇后
Hán Thuận Đế Hoàng hậu
Nhiếp chính nhà Hán
Tại vị144 - 150
(6 năm)
Quân chủHán Xung Đế Lưu Bỉnh
Hán Chất Đế Lưu Toản
Hán Hoàn Đế Lưu Chí
Tiền nhiệmDiêm Thái hậu
Kế nhiệmĐậu Thái hậu
Hoàng hậu nhà Hán
Tại vị131 - 144
Tiền nhiệmAn Tư Diêm hoàng hậu
Kế nhiệmÝ Hiến Lương Hoàng hậu
Hoàng thái hậu nhà Hán
Tại vị144 - 150
Tiền nhiệmAn Tư Diêm Thái hậu
Kế nhiệmHoàn Tư Đậu Thái hậu
Thông tin chung
Sinh116
Ô Thị, An Định
Mất22 tháng 2, 150
Lạc Dương
An tángHiến lăng (憲陵)
Phối ngẫuHán Thuận Đế
Lưu Bảo
Tên thật
Lương Nạp (梁妠)
Thụy hiệu
Thuận Liệt Hoàng hậu
(順烈皇后)
Hoàng tộcNhà Đông Hán
Thân phụLương Thương
Thân mẫuÂm phu nhân

Thuận Liệt Lương Hoàng hậu (chữ Hán: 順烈梁皇后; 116 - 150), hay còn được gọi là Đông Hán Lương Thái hậu (東漢梁太后), là hoàng hậu của Hán Thuận Đế Lưu Bảo - vị Hoàng đế thứ 8 của Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Hán Thuận Đế niên thiếu giá băng, Lương hậu đăng vị Hoàng thái hậu, thực hiện lâm triều nhiếp chính liên tiếp dưới thời Hán Xung Đế, Hán Chất ĐếHán Hoàn Đế. Trong thời gian nắm quyền, bà được đánh giá là uyên bác, lễ độ nhưng lại sai lầm khi trọng dụng anh trai là Lương Ký, dẫn đầu thế lực ngoại thích của họ Lương khiến triều chính rối ren tranh chấp.

Thân thế

Thuận Liệt Lương hoàng hậu, húy Nạp (妠), sinh năm Diên Bình nguyên niên (106) [cần dẫn nguồn]thời Hán Thương Đế, quê quán ở Ô Thị, An Định (安定乌氏; nay là Bình Lương, tỉnh Cam Túc). Lương Nạp xuất thân danh môn, là gia tộc họ Lương hiển hách ở Ôn Thị, cũng là mẫu tộc của Cung Hoài hoàng hậu, sinh mẫu của Hán Hòa Đế. Tằng tổ Bao Thân Mẫn hầu Lương Tủng (梁竦) là sinh phụ của Cung Hoài hoàng hậu, tổ phụ Thừa Thị hầu Lương Ung (梁雍) là em trai của Cung Hoài hậu, do quan hệ thân thích nên làm đến chức Thiếu phủ (少府). Phụ thân Lương Thương (梁商), lãnh chức Hoàng môn Thị lang (黄门侍郎), kế vị tập tước Thừa Thị hầu (乘氏侯)[1][2].

Trong nhà có 3 anh trai là Lương Ký, Lương Bất Nghi (梁不疑) cùng Lương Mông (梁蒙); ngoài ra bà còn 3 chị em gồm còn chị cả Lương Điền (梁田), em gái Lương Nữ Oánh cùng Lương A Trọng (梁阿重)[3]. Từ nhỏ, Lương Nạp giỏi về làm nữ công, yêu thích đọc sách sử, khi 9 tuổi đã ngâm nga Luận ngữ, nghiên cứu Kinh Thi, đại nghĩa trong sách đều có thể lĩnh hội được.

Tương truyền, Lương Nạp thường xuyên lấy "Liệt nữ đồ" mang theo bày biện bên cạnh, tự mình giám sát hành trạng. Lương Thương thấy con gái như vậy kinh ngạc, lén nói với các anh em của bà rằng:"Chúng ta theo nghiệp của tổ tiên, cứu tế Hà Tây, cứu được rất nhiều bá tánh. Dù Hoàng đế chưa từng hỏi qua, nhưng tích âm đức tất nhiên sẽ có điềm tốt báo đáp. Giả như may mắn ân huệ hậu thế, hoặc là sẽ khiến đứa nhỏ này thành người tôn quý!"[4].

Nhập cung Hán

Năm Vĩnh Kiến thứ 3 (128), Lương Nạp cùng cô cô được chọn vào dịch đình, lúc này bà chỉ 13 tuổi. Sau đó Hán Thuận Đế thấy bà vừa ý, phong làm Quý nhân.

Lương Quý nhân rất được sủng ái, thường được triệu hạnh vào hầu Thuận Đế trong tẩm điện, thế nhưng bà lại hay nói với Thuận Đế rằng:"Đế vương đem hạnh phúc ấm no ban bố thiên hạ, ấy mới là đức. Hậu phi noi theo Chung tư, không đố kỵ ân sủng hoặc cầu mong chuyên phòng, ấy mới là nghĩa. Hậu tự đông đảo, ấy mới là phúc của hoàng thất. Hy vọng Bệ hạ mưa móc đều rơi, để chúng tần phi đều hưởng phúc phận, đó mới là điều đúng đắn của quân vương, mà thiếp thân cũng không bị tội chuyên sủng đố kỵ!". Bởi vậy Hán Thuận Đế đối với Lương Quý nhân rất kính trọng[5].

Năm Vĩnh Kiến thứ 6, tức Dương Gia nguyên niên (131), ngày 28 tháng 1, quan viên đại thần tấu xin lập Lương Quý nhân làm Hoàng hậu, vì thế Lương Nạp ở Thọ An điện (壽安殿) tiến hành đại lễ lập Hậu[6].

Không như các Hoàng hậu trước đó, Lương hoàng hậu không chủ trương xen vào việc triều chính của Hán Thuận Đế. Lương hậu trời thông minh hiền huệ, biết rõ mình được lập nhờ vào đức độ, nên không dùng sự hống hách đàn áp cung tần, ngược lại lại càng cẩn trọng tỉ mỉ. Mỗi khi có nhật thực hay nguyệt thực, bà đều thay áo, kiểm điểm tội lỗi, vì khi ấy những hiện tượng này bị xem là tai dị, không may mắn[7]. Việc này khiến Hán Thuận Đế càng tin tưởng bà và dòng họ bà, nên cha bà là Lương Thương nhanh chóng được thăng làm đại thần trong triều.

Thường Thị hầu Lương Thương là một vị quan thanh liêm, dưới quyền hạn của ông mọi việc kiện tụng, oan khuất đều được giãi bày, sau khi Lương hậu tiến cung đã được thăng đến chức Thị trung (侍中), kiêm Truân kỵ Giáo úy (屯骑校尉)[8]. Khi Lương hậu được lập Hậu, Lương Thương được ban Đặc tiến, sang năm bái Chấp kim ngô (执金吾). Năm Dương Gia thứ 2 (133), Thuận Đế muốn phong con trưởng của Lương Thương là Lương Ký - anh ruột của Lương hậu tước vị Tương Ấp hầu (襄邑侯), nhưng Lương Thương kiên quyết chối từ[9]. Năm sau (134), Thuận Đế mệnh Lương Thương nhận chức Đại tướng quân (大将军), Lương Thương cáo bệnh không vào triều[10].

Năm Dương Gia thứ 4 (135), Hán Thuận Đế phái sứ giả đến tận phủ nhà họ Lương, Lương Thương mới miễn cưỡng nhậm chức. Sang năm, Phu nhân Âm thị qua đời, triều đình tặng làm Khai Phong quân (開封君), ban cho ấn tín cùng dây triện[11]. Bản thân Lương Thương rất thận trọng, ông cho rằng vì có con gái làm Hoàng hậu, ông mới có thân phận ngoại thích được phong Đại tướng quân, nên hết sức khiêm nhường, cực lực tiến hiền tài phục vụ triều đình[12]. Tuy nhiên, ông cũng là người khá nhu nhược, để con trai Lương Ký phán đoán gần hết sự việc, Lương Ký vốn kiêu ngạo và tàn độc, lại thù hằn rất dai, do duyên cố của gia tộc mà dần lên đến chức Chấp kim ngô khi còn rất trẻ[13].

Năm Vĩnh Hòa thứ 6 (141), Lương Thương qua đời, Hán Thuận Đế cùng Lương hậu đích thân tới dự tang nghi, ban cho 18 kiện phẩm khác nhau cùng tiền hai trăm vạn, bố ba ngàn thất. Khi lễ đưa ma diễn ra, Lương hậu đích thân đi tiễn, quan viên trong triều thương tiếc rất đông đảo, ông được ban thụy là Trung (忠)[14][15]. Sau khi Lương Thương mất, con trai Lương Ký lên thay chức vụ Đại tướng quân của ông. Từ đây, quyền hành đều rơi trong tay Lương Ký, em trai Lương Bất Nghi được phong làm Hà Nam doãn[16].

Lâm triều xưng chế

Thời kỳ Xung Đế và Chất Đế

Năm Kiến Khang nguyên niên (144), ngày 6 tháng 8, Hán Thuận Đế băng hà, năm 30 tuổi[17]. Khi ấy, quốc gia đang có nạn ở Dương Châu cùng Từ Châu, Lương hậu sợ phát tang sẽ gây đại loạn, nên triệu Trung thường thị là Lý Cố (李固) thương nghị. Lý Cố quả quyết nên phát tang, tránh làm việc như An Tư Diêm hoàng hậu khi xưa, Lương hậu nghe theo nên cho phát tang ngay trong đêm[18][19]. Lương hậu không có con, do vậy lập Lưu Bỉnh là con của Ngu mỹ nhân nối ngôi, tức Hán Xung Đế. Hoàng đế chỉ mới 1 tuổi, nên Lương hậu trở thành Hoàng thái hậu. Do Xung Đế lên ngôi năm 2 tuổi, Lương Thái hậu lâm triều thực hiện nhiếp chính[20][21]. Hoàng thái hậu mệnh Đại tướng quân Lương Ký, với Thái úy Lý Cố cùng Thái phó Triệu Tuấn (赵峻) 3 người tổng lãnh sự vụ triều đình[22][23].

Lương Thái hậu nắm đại quyền nhiếp chính, bà tỏ ra là người uyên bác khi tin tưởng nhiều đại thần trụ cột liêm chính, khiến nền chính trị nhà Hán yên ổn. Tuy nhiên, bà cũng trọng dụng anh trai là Lương Ký, người mà chỉ lợi dụng địa vị của bà để trục lợi cho riêng mình. Lương Ký chức vụ Đại tướng quân quyền to, lại là anh trai của Hoàng thái hậu nên rất chuyên quyền, với sự độc đoán đó ông còn gạt Lương Thái hậu qua một bên, tự mình mở ra một thời kỳ ngoại thích họ Lương nắm đại quyền.

Hán Xung Đế ở ngôi chỉ được một thời gian thì lâm trọng bệnh. Lương Thái hậu biết Hoàng đế sẽ không qua khỏi, bèn cùng anh trai Lương Ký quyết định triệu tập cháu 4 đời của Hán Chương Đế là Thanh Hà vương Lưu Toán (劉蒜) cùng con của Bắc Hải vương Lưu Hồng (劉鴻) là Lưu Toản (劉纘) về Lạc Dương[24]. Năm Vĩnh Hy nguyên niên (145), ngày 6 tháng 1, Xung Đế băng thệ, năm 3 tuổi[25]. Các đại thần như Thái úy Lý Cố khuyên nên lập Thanh Hà vương kế vị, nhưng Lương Ký chủ trương lập Lưu Toản vì Lưu Toản còn nhỏ, như thế sẽ có lợi cho họ Lương khống chế triều đình[26]. Ngày 18 tháng 1, Lương Ký cầm cờ Tiết, lấy xa Vương Thanh nghênh đón Lưu Toản mới 8 tuổi nhập Nam Cung. Cùng ngày 19 tháng 1, phong Lương Toản làm Kiến Bình hầu (建平侯), sau tức Hoàng đế vị, sử gọi Hán Chất Đế[27]. Lương Thái hậu lại nắm quyền nhiếp chính[28].

Thuận-Xung nhị Đế lần lượt qua đời, Dương Châu cùng Từ Châu liên tục sinh biến, Lương Thái hậu toàn gặp chuyện không may nên tâm tình dao động, bà ủy thác toàn bộ công việc triều chính cho Tam vị phụ chính đại thần, trong đó Thái úy Lý Cố là người được bà tín nhiệm nhất, mỗi khi ông ta đưa ra kiến nghị thì bà đều tiếp thu, do có Lý Cố gánh vác mà tình hình trong nước rất tiến triển. Phàm là những quan lại làm chuyện ác, Lý Cố đều trừng trị cả, tông miếu và xã tắc an ninh[29]. Đại tướng quân Lương Ký đối với việc này rất bất mãn, vì em gái cùng người mà ông ta không ưa đều liên kết lại để khống chế quyền lực của ông[30][31]. Khi đó, Hán Xung Đế qua đời, tang nghi chưa định thế nào việc xây cất lăng tẩm, Lý Cố khuyên Thái hậu nên theo Khang lăng của Hán Thương Đế khi xưa để tiết kiệm quốc khố, Lương Thái hậu cũng đáp ứng[32]. Lý Cố nắm quyền, từng bước bãi miễn một lượng lớn quan chức hơn 100 người, bọn họ cực hận Lý Cố, đều quay ra theo phe cánh Lương Ký để chống lại Lý Cố, đều viết thư nặc danh kể tội Lý Cố. Lương Ký đem những lá thư ấy trình lên Lương Thái hậu, nhưng bà kiêng quyết không nghe theo anh trai mà bảo vệ Lý Cố[33]. Thế nhưng, Lương Thái hậu tâm tính cũng dễ mềm lòng, bà không có biện pháp ngăn chặn Lương Ký, lại quá tin dùng các hoạn quan, những tay chân do anh trai bà thu dụng, nên sĩ phu thiên hạ đối với Lương Thái hậu cũng có phần thất vọng[34].

Hán Chất Đế tuy nhỏ tuổi nhưng khá thông minh. Biết sự chuyên quyền của Lương Ký, ông từng chỉ tay vào mặt Ký nói trước mặt quần thần:"Ngươi là ông tướng ngang ngược!". Lương Ký nghe vậy rất tức giận, âm mưu trả thù. Năm Bản Sơ nguyên niên (146), tháng 6, Lương Ký sai người đầu độc vào bát mỳ nước rồi dâng cho Chất Đế ăn. Khi dược tính phát tác, Chất Đế khó chịu lắm, phái người cấp tốc truyền triệu Lý Cố. Khi Lý Cố đến, đi đến ngự sàn hầu Chất Đế, dò hỏi nguyên nhân. Chất Đế khi ấy còn gượng được, nói:"Trẫm ăn qua bát canh, bụng khó chịu, cho Trẫm uống nước có thể khỏi". Lương Ký ở ngay bên cạnh liền nói:"Bây giờ cho uống nước, có thể nôn mửa". Khi dứt câu, Chất Đế giá băng. Lý Cố khóc rống lạy Chất Đế. Lương Ký sợ sự việc bại lộ, nên rất thống hận Lý Cố lắm[35][36].

Tôn lập Hán Hoàn Đế

Năm Bản Sơ nguyên niên (146), tháng 6, Hán Chất Đế bị giết hại, năm đó 9 tuổi[37]. Trước đó, Lương Thái hậu vào đầu năm ấy, mùa xuân đã triệu Lễ Ngô hầu Lưu Chí về Lạc Dương. Lưu Chí là tằng tôn của Hán Chương Đế, cháu nội Hà Gian Hiếu vương Lưu Khai (劉開) và là con của Lễ Ngô hầu Lưu Dực (劉翼); Lương Thái hậu dự định gả em gái Lương Nữ Oánh cho Lưu Chí để tăng quan hệ hôn nhân, nào ngờ Lương Ký lại đột ngột độc chết Hán Chất Đế.

Sau khi Hán Chất Đế giá băng, Thái úy Lý Cố, Tư đồ Hồ Quảng (胡廣) cùng Tư không Triệu Giới (赵戒) viết thư báo cho Lương Ký, ông ta liền triệu tập Tam công, các Liệt hầu hưởng 2.000 thạch thực ấp cùng chúng quan viên thương nghị chọn người kế vị. Đám người Lý Cố đề nghị Thanh Hà vương Lý Toán (劉蒜) kế vị, còn Lương Ký đòi lập Lễ Ngô hầu Lưu Chí, ý kiến này liền bị bãi bỏ. Lương Ký giận mà không có lý do, đương đêm về phủ thì gặp Trung thường thị Tào Đằng bất mãn với Lưu Toán, nên hiến kế cho Lương Ký áp chế các quan viên. Ngày hôm sau, Lương Ký đem binh sĩ bao vây điện nghị sự, khiến cả phe của Lý Cố cũng hoảng sợ, không thể không đồng ý lập Lưu Chí. Lương Ký vào cung nói với Lương Thái hậu, vốn là Lương Thái hậu biết chuyện Lương Ký độc chết Chất Đế nhưng không thể để lộ ra, cũng không thể kết tội chính anh trai mình, Lương Thái hậu nghe theo Lương Ký để bảo toàn gia tộc, lập Lễ Ngô hầu Lưu Chí đăng vị, tức Hán Hoàn Đế. Lương Thái hậu tiếp tục lâm triều[38][39].

Năm Kiến Hòa nguyên niên (147), Hán Hoàn Đế lập Lương Nữ Oánh làm Hoàng hậu. Lương Ký cùng đợt được gia tặng thêm thực ấp 13.000 hộ, gia tăng số người được đề cử từ Đại tướng quân phủ, ngoài ra số quan lại phục vụ trong Đại tướng quân phủ cũng gia tăng hơn so với Tam công. Em trai Lương Bất Nghị được phong Dĩnh Âm hầu (潁暘侯), Lương Mông phong Tây Bình hầu (西平侯), con trai Lương Ký là Lương Dận (梁胤) cũng được phong làm Tương Ấp hầu (襄邑侯), mỗi tước có thực ấp 10.000 hộ[40].

Vào lúc này, thế lực của Lương Ký thực sự đã quá lớn, nên ông tìm cách giết Lý Cố. Cũng trong năm đó, có một đám Lưu Văn (劉文) ở Cam Lăng, Lưu Vị (劉鮪) ở quận Ngụy nổi lên tôn Lưu Toán làm Hoàng đế. Lương Ký nắm lấy thời cơ, đổ tội cho Lý Cổ dùng tà thuật phản loạn, giam vào ngục. Hoàng thái hậu Lương Nạp nghe trần tình của các môn sinh bảo vệ Lý Cố, nên phóng thích ông, khi ông ra khỏi tù thì đường sá hoan hô rung chuyển cả kinh sư. Lương Ký đối với việc này càng sợ, sau đó dùng hết mọi quan hệ và quyền lực bức chết Lý Cố trong tù[41].

Hoàn chính và băng thệ

Năm Hòa Bình nguyên niên (150), ngày 20 tháng 2, Lương Thái hậu bệnh tình nghiêm trọng, vì thế cưỡi liễn xe đến Tuyên Đức điện, triệu kiến các quan lại trong triều cùng với các thành viên trong gia tộc Lương thị đến để tuyên bố hoàn chính cho Hán Hoàn Đế. Bà hạ chiếu thư nói:

Ngày 22 tháng 2 năm ấy, Hoàng thái hậu Lương thị băng hà, tại vị 19 năm, chung niên 35 tuổi, thụy hiệuThuận Liệt hoàng hậu (顺烈皇后). Tháng 3 năm ấy, hợp táng cùng Hán Thuận Đế vào Hiến lăng (憲陵)[42][43].

Đại tướng quân Lương Ký tuy không còn Lương Thái hậu hậu thuẫn, nhưng vẫn còn em gái là Lương hoàng hậu trong cung nên Hán Hoàn Đế vẫn không thể tự tiện áp chế được, ông vì thế càng hống hách và khinh thường Thiên tử. Năm Diên Hi thứ 2 (159), Hoàng hậu Lương Nữ Oánh đột ngột qua đời. Hán Hoàn Đế như chờ thời cơ, sai người bắt Lương Ký cùng anh em họ Lương khác. Gia tộc họ Lương danh giá đều bị xử tử, chấm dứt thế lực ngoại thích họ Lương chuyên quyền gần hơn 20 năm.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:顺烈梁皇后讳妠,大将军商之女,恭怀皇后弟之孙也。
  2. ^ 《后汉书·卷三十四·梁统列传第二十四》:商字伯夏,雍之子也。少以外戚拜郎中,迁黄门侍郎。永建元年,袭父封乘氏侯。
  3. ^ 《后汉纪校注·顺帝纪》:后,梁商女也。初,梁竦中子雍生商,商袭父爵为乘氏侯。商生三男四女:长曰冀,次曰不疑,次曰蒙;长女田,次〔妠〕(姬),即后也,次阿重。
  4. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:少善女工。好《史书》,九岁能诵《论语》,治《韩诗》,大义略举。常以列女图画置于左右,以自监戒。父商深异之,窃谓诸弟曰:"我先人全济河西,所活者不可胜数。虽大位不究,而积德必报。若庆流子孙者,倘兴此女乎?"
  5. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:永建三年,与姑俱选入掖庭,时年十三………遂以为贵人。常特被引御,从容辞于帝曰:"夫阳以博施为德,阴以不专为义,螽斯则百,福之所由兴也。愿陛下思云雨之均泽,识贯鱼之次序,使小妾得免罪谤之累。"由是帝加敬焉。
  6. ^ 《后汉书·卷六·孝顺孝冲孝质帝纪第六》:阳嘉元年春正月乙巳,立皇后梁氏。
  7. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:阳嘉元年春,有司奏立长秋宫,以乘氏侯商先帝外戚,《春秋》之义,娶先大国,梁小贵人宜配天祚,正位坤极。帝从之,乃于寿安殿立贵人为皇后。后既少聪惠,深览前世得失,虽以德进,不敢有骄专之心,每日月见谪,辄降服求愆。
  8. ^ 《后汉书·卷三十四·梁统列传第二十四》:三年,顺帝选商女及妹入掖庭,迁侍中、屯骑校尉。
  9. ^ 《后汉书·卷三十四·梁统列传第二十四》:阳嘉元年,女立为皇后,妹为贵人,加商位特进,更增国土,赐安车驷马,其岁拜执金吾。二年,封子冀为襄邑侯,商让不受。
  10. ^ 《后汉书·卷三十四·梁统列传第二十四》:三年,以商为大将军,固称疾不起。
  11. ^ 《后汉书·卷三十四·梁统列传第二十四》:四年,使太常桓焉奉策就第即拜,商乃诣阙受命。明年,夫人阴氏薨,追号开封君,赠印绶。
  12. ^ 《后汉书·卷三十四·梁统列传第二十四》:商自以戚属居大位,每存谦柔,虚己进贤,辟汉阳巨览、上党陈龟为椽属。李固、周举为从事中郎,于是京师翕然,称为良辅,帝委重焉。每有饥馑,辄载租谷于城门,赈与贫餧,不宣己惠。检御门族,未曾以权盛干法。
  13. ^ 《后汉书·卷三十四·梁统列传第二十四》:冀字伯卓。为人鸢肩豺目,洞精目党眄,口吟舌言,裁能书计。少为贵戚,逸游自恣。性嗜酒,能挽满、弹棋、格五、六博、蹴鞠、意钱之戏,又好臂鹰走狗,骋马斗鸡。初为黄门侍郎,转侍中、虎贲中郎将,越骑、步兵校尉,执金吾。
  14. ^ 《资治通鉴·卷第五十二·汉纪四十四》:秋,八月,乘氏忠侯梁商病笃,敕子冀等曰:"吾生无以辅益朝廷,死何可耗费帑藏!衣衾、饭含、玉匣、珠贝之属,何益朽骨!百僚劳扰,纷华道路,祗增尘垢耳。宜皆辞之。"丙辰,薨;帝亲临丧。诸子欲从其诲,朝廷不听,赐以东园秘器、银镂、黄肠、玉匣。及葬,赐轻车、介士,中宫亲送。帝至宣阳亭,瞻望车骑。
  15. ^ 《后汉书·卷三十四·梁统列传第二十四》:及薨,帝亲临丧,诸子欲从其诲,朝廷不听,赐以东园朱寿器、银镂、黄肠、玉匣、什物二十八种,钱二百万,布三千匹。皇后钱五百万,布万匹。及葬,赠轻车介士,赐谥忠侯。中宫亲送,帝幸宣阳亭,瞻望车骑。
  16. ^ 《后汉书·卷三十四·梁统列传第二十四》:商薨未及葬,顺帝乃拜冀为大将军,弟侍中不疑为河南尹。
  17. ^ 《后汉书·卷六·孝顺孝冲孝质帝纪第六》:庚午,帝崩于玉堂前殿,时年三十。
  18. ^ 《后汉书·卷六十三·李杜列传第五十三》:明年帝崩,梁太后以杨、徐盗贼盛强,恐惊扰致乱,使中常侍诏固等,欲须所征诸王侯到乃发丧。固对曰:"帝虽幼少,犹天下之父。今日崩亡,人神感动,岂有臣子反共掩匿乎?昔秦皇亡于沙丘,胡亥、赵高隐而不发,卒害扶苏,以至亡国。近北乡侯薨,阎后兄弟及江京等亦共掩秘,遂有孙程手刃之事。此天下大忌,不可之甚者也。"太后从之,即暮发丧。
  19. ^ [22] 《资治通鉴·卷第五十二·汉纪四十四·汉孝冲皇帝》:梁太后以扬、徐盗贼方盛,欲须所征诸王侯到乃发丧。太尉李固曰:"帝虽幼少,犹天下之父。今日崩亡,人神感动,岂有人子反共掩匿乎!昔秦皇沙丘之谋及近日北乡之事,皆秘不发丧,此天下大忌,不可之甚者也!"太后从之,即暮发丧。
  20. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:建康元年,帝崩。后无子,美人虞氏子炳立,是为冲帝。尊后为皇太后,太后临朝。
  21. ^ 《后汉书·卷六·孝顺孝冲孝质帝纪第六》:建康元年立为皇太子,其年八月庚午,即皇帝位,年二岁。尊皇后曰皇太后。太后临朝。
  22. ^ 《后汉书·卷三十四·梁统列传第二十四》:及帝崩,冲帝始在襁褓,太后临朝,诏冀与太傅赵峻、太尉李固参录尚书事。
  23. ^ 《后汉书·卷六十三·李杜列传第五十三》:及冲帝即位,以固为太尉,与梁冀参录尚书事。
  24. ^ 《后汉书·卷六·孝顺孝冲孝质帝纪第六》:孝质皇帝讳缵,肃宗玄孙。曾祖父千乘贞王伉,祖父乐安夷王宠,父勃海孝王鸿,母陈夫人。冲帝不豫,大将军梁冀征帝到洛阳都亭。
  25. ^ 《后汉书·卷六·孝顺孝冲孝质帝纪第六》:永憙元年春正月戊戌,帝崩于玉堂前殿,年三岁。
  26. ^ 《后汉书·卷六十三·李杜列传第五十三》:固以清河王蒜年长有德,欲立之,谓梁冀曰:"今当立帝,宜择长年高明有德,任亲政事者,愿将军审详大计,察周、霍之立文、宣,戒邓、阎之利幼弱。"冀不从,乃立乐安王子缵,年八岁,是为质帝。
  27. ^ 《后汉书·卷六·孝顺孝冲孝质帝纪第六》:及冲帝崩,皇太后与冀定策禁中,丙辰,使冀持节,以王青盖车迎帝入南宫。丁巳,封为建平侯,其日即皇帝位,年八岁。
  28. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:冲帝寻崩,复立质帝,犹秉朝政。
  29. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:时,杨、徐剧贼寇扰州郡,西羌、鲜卑及日南蛮夷攻城暴掠,赋敛烦数,官民困竭。太后夙夜勤劳,推心杖贤,委任太尉李固等,拔用忠良,务崇节俭。其贪叨罪慝,多见诛废。分兵讨伐,群寇消夷。故海内肃然,宗庙以宁。
  30. ^ 《后汉书·卷六十三·李杜列传第五十三》:时太后以比遭不造,委任宰辅,固所匡正,每辄从用,其黄门宦者一皆斥遣,天下咸望遂平,而梁冀猜专,每相忌疾。
  31. ^ 《资治通鉴·卷第五十二·汉纪四十四·汉孝冲皇帝》:太后委政宰辅,李固听言,太后多从之,宦官为恶者一皆斥遣,天下咸望治平;而梁冀深忌疾之。
  32. ^ 《资治通鉴·卷第五十二·汉纪四十四·汉孝冲皇帝》:将卜山陵,李固曰:"今处处寇贼,军兴费广,新创宪陵,赋发非一;帝尚幼小,可起陵于建陵茔内,依康陵制度。"太后从之。己未,葬孝冲皇帝于怀陵。
  33. ^ 《后汉书·卷六十三·李杜列传第五十三》:初,顺帝时诸所除官,多不以次,及固在事,奏免百余人。此等既怨,又希望冀旨,遂共作飞章虚诬固罪曰:臣闻君不稽古,无以承天;臣不述旧,无以奉君。昔尧殂之后,舜仰慕三年,坐则见尧于墙,食则睹尧于羹。斯所谓聿追来孝,不失臣子之节者。太尉李固,因公假私,依正行邪,离间近戚,自隆支党。至于表举荐达,例皆门徒,及所辟召,靡非先旧。或富室财赂,或子婿婚属,其列在官牒者凡四十九人。又广选贾竖,以补令史;募求好马,临窗呈试。出入逾侈,辎軿曜日。大行在殡,路人掩涕,固独胡粉饰貌,搔头弄姿,槃旋偃仰,从容冶步,曾无惨怛伤悴之心。山陵未成,违矫旧政,善则称已,过则归君,斥逐近臣,不得侍送,作威作福,莫固之甚。臣闻台辅之位,实和阴阳,璇机不平,寇贼奸轨,则责在太尉。固受任之后,东南跋扈,两州数郡,千里萧条,兆人伤损,大化陵迟,而诋疵先主,苟肆狂狷。存无廷争之忠,没有诽谤之说。夫子罪莫大于累父,臣恶莫深于毁君。固之过衅,事合诛辟。书奏,冀以白太后,使下其事。太后不听,得免。
  34. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:而兄大将军冀鸩杀质帝,专权暴滥,忌害忠良,数以邪说疑误太后,遂立桓帝而诛李固。太后又溺于宦官,多所封宠,以此天下失望。
  35. ^ 冲帝又崩,冀立质帝。帝少而聪慧,知冀骄横,尝朝群臣,目冀曰:"此跋扈将军也。"冀闻,深恶之,遂令左右进鸩加煮饼,帝即日崩。复立桓帝,而枉害李固及前太尉杜乔,海内嗟惧,语在《李固传》。
  36. ^ 《后汉书·卷六十三·李杜列传第五十三》:冀忌帝聪慧,恐为后患,遂令左右进鸠。帝苦烦甚,促使召固。固入,前问:"陛下得患所由?"帝尚能言,曰:"食煮饼,今腹中闷,得水尚可活。"时冀亦在侧,曰:"恐吐,不可饮水。"语未绝而崩。固伏尸号哭,推举侍医。冀虑其事泄,大恶之。
  37. ^ 《后汉书·卷六·孝顺孝冲孝质帝纪第六》:闰月甲申,大将军梁冀潜行鸩弑,帝崩于玉堂前殿,年九岁。
  38. ^ 《后汉书·卷七·孝桓帝纪第七》:孝桓皇帝讳志,肃宗曾孙也。祖父河间孝王开,父蠡吾侯翼,母匽氏。翼卒,帝袭爵为侯。本初元年,梁太后征帝到夏门亭,将妻以女弟。会质帝崩,太后遂与兄大将军冀定策禁中,闰月庚寅,使冀持节,以王青盖车迎帝入南宫,其日即皇帝位,时年十五。太后犹临朝政。
  39. ^ 《后汉书·卷六十三·李杜列传第五十三》:因议立嗣,固引司徒胡广、司空赵戒,先与冀书曰:天下不幸,仍遭大忧。皇太后圣德当朝,摄统万机,明将军体履忠孝,忧存社稷,而频年之间,国祚三绝。今当立帝,天下重器,诚知太后垂心,将军劳虑,详择其人,务存圣明。然愚情眷眷,窃独有怀。远寻先世废立旧仪,近见国家践祚前事,未尝不询访公卿,广求群议,令上应天心,下合众望。且永初以来,政事多谬,地震宫庙,彗星竟天,诚是将军用情之日。传曰:‘以天下与人易,为天下得人难。’昔昌邑之立,昏乱日滋,霍光忧愧发愤,悔之折骨。自非博陆忠勇,延年奋发,大汉之祀,几将倾矣。至忧至重,可不熟虑!悠悠万事,唯此为大,国之兴衰,在此一举。冀得书,乃召三公、中二千石、列侯大议所立。固、广、戒及大鸿胪杜乔皆以为清河王蒜明德著闻,又属最尊亲,宜立为嗣。先是蠡吾侯志当取冀妹,时在京师,冀欲立之。众论既异,愤愤不得意,而未有以相夺,中常侍曹腾等闻而夜往说冀曰:"将军累世有椒房之亲,秉摄万机,宾客纵横,多有过差。清河王严明,若果立,则将军受祸不久矣。不如立蠡吾侯,富贵可长保也。"冀然其言,明日重会公卿,冀意气凶凶,而言辞激切。自胡广、赵戒以下,莫不慑惮之。皆曰:"惟大将军令。"而固独与杜乔坚守本议。冀厉声曰:"罢会。"固意既不从,犹望众心可立,复以书劝冀。冀愈激怒,乃说太后先策免固,竟立蠡吾侯,是为桓帝。
  40. ^ 《后汉书·卷三十四·梁统列传第二十四》:建和元年,益封冀万三千户,增大将军府举高第茂才,官属倍于三公。又封不疑为颍阳侯,不疑弟蒙西平侯,冀子胤襄邑侯,各万户。
  41. ^ 《后汉书·卷六十三·李杜列传第五十三》:后岁余,甘陵刘文、魏郡刘鲔各谋立蒜为天子,梁冀因此诬固与文、鲔共为妖言,下狱。门生勃海王调贯械上书,证固之枉,河内赵承等数十人亦要鈇锧诣阙通诉,太后明之,乃赦焉。及出狱,京师市里皆称万岁。冀闻之大惊,畏固名德终为己害,乃更据奏前事,遂诛之,时年五十四。
  42. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:和平元年春,归政于帝,太后寝疾遂笃,乃御辇幸宣德殿,见宫省官属及诸梁兄弟。诏曰:"朕素有心下结气,从间以来,加以浮肿,逆害饮食,浸以沉困,比使内外劳心请祷。私自忖度,日夜虚劣,不能复与群公卿士共相终竟。援立圣嗣,恨不久育养,见其终始。今以皇帝、将军兄弟委付股肱,其各自勉焉。"后二日而崩。在位十九年,年四十五。合葬宪陵。
  43. ^ 《后汉书·卷七·孝桓帝纪第七》:甲寅,皇太后梁氏崩。三月,车驾徙幸北宫。甲午,葬顺烈皇后。
  • Nguyễn Tôn Nhan (1997), Hậu phi truyện, Nhà xuất bản Phụ nữ
  • Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng
  • Đặng Huy Phúc (2001), Các hoàng đế Trung Hoa, Nhà xuất bản Hà Nội