Kinh điển Pali
Kinh điển Pāli là bộ tổng tập kinh điển tiêu chuẩn trong truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, được bảo tồn bằng ngôn ngữ Pāli.[1] Đây là bộ kinh điển Phật giáo sơ kỳ hoàn chỉnh nhất còn tồn tại.[2][3] Nó có nguồn gốc chủ yếu từ trường phái Tamrashatiya.[4] Trong Đại hội kết tập thứ nhất, ba tháng sau khi Thích-ca Mâu-ni nhập niết bàn ở Rajgir, Ananda đã đọc Kinh tạng, và Upali đã đọc Luật tạng. Các A-la-hán có mặt đã chấp nhận các bài tụng, và từ đó trở đi, các giáo lý được Tăng đoàn bảo tồn bằng phương thức truyền khẩu. Tam tạng Kinh điển được truyền đến Sri Lanka dưới triều đại của hoàng đế Asoka ban đầu qua truyền khẩu, sau đó được viết ra trên lá bối trong kỳ kết tập thứ tư vào năm 29 TCN, khoảng 454 năm sau khi Đức Phật qua đời.[a][6] Lời khẳng định rằng các bản kinh văn được "nói bởi Đức Phật" không có nghĩa hoàn toàn theo nghĩa đen này.[7] Sự tồn tại của truyền thống bhanaka cho đến các thời kỳ sau, cùng với các nguồn tài liệu khác, cho thấy truyền thống truyền khẩu tiếp tục tồn tại song song với kinh văn tự trong nhiều thế kỷ. Như vậy, cái gọi là viết ra kinh điển[8] chỉ là bước khởi đầu của một hình thức mới, và sự đổi mới này có lẽ đã bị các nhà sư bảo thủ hơn phản đối. Cũng như nhiều đổi mới khác, chỉ sau một thời gian, nó mới được chấp nhận rộng rãi. Do đó, rất lâu sau đó, các ghi chép về sự kiện này mới được kết tập bởi một "hội đồng" (sangayaana hoặc sangiti), được tổ chức dưới sự bảo trợ của vua Vattagamani. Các đoạn kinh văn tương tự đã được tìm thấy trong các bộ agama của những trường phái lớn khác ở Ấn Độ. Tuy nhiên, chúng được viết ra chủ yếu bằng các dạng tiếng Prakrit khác nhau, ngoài tiếng Pali cũng như tiếng Phạn. Một số trong đó về sau đã được dịch sang chữ Hán (có niên đại sớm nhất là vào cuối thế kỷ thứ 4). Phiên bản Sri Lanka còn sót lại là phiên bản đầy đủ nhất,[9] nhưng là phiên bản đã được biên tập lại rộng rãi khoảng 1.000 năm sau khi Đức Phật qua đời, vào thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6.[10] Những đoạn kinh văn sớm nhất bằng tiếng Pali được tìm thấy ở các thành bang Pyu (Miến Điện) chỉ có niên đại từ giữa thế kỷ thứ 5 đến giữa thế kỷ thứ 6.[11] Kinh điển Pāli được chia thành ba loại chung, được gọi là pitaka.[12] Và, theo truyền thống, kinh điển được gọi là Tipiṭaka ("ba giỏ"). Ba pitaka như sau:
Luật tạng và Kinh tạng tương tự một cách đáng kể với các tác phẩm của các trường phái Phật giáo sơ khai, thường được gọi là Kinh điển Phật giáo sơ kỳ. Tuy nhiên, phần Luận tạng lại là một tuyển tập nghiêm ngặt của truyền thống Thượng tọa bộ và có rất ít điểm chung với các tác phẩm Vi diệu pháp được các trường phái Phật giáo khác công nhận.[13] Kinh điển truyền thốngTheo truyền thống Thượng tọa bộ, kinh điển Pali được mô tả là Lời của Đức Phật (buddhavacana), mặc dù điều này không nhằm mục đích hiểu theo nghĩa đen, mà còn bao gồm cả những lời dạy của các đệ tử Ngài. [14] Cách giải thích truyền thống của Theravādin (chính xác hơn là phái Mahavihārin) về kinh điển Pali được đưa ra trong một loạt các bài luận gần như toàn bộ Kinh điển, được biên soạn bởi Buddhaghosa (thế kỷ thứ 4-thứ 5) và các đại sư hậu thế, chủ yếu dựa trên cơ sở các tài liệu trước đó hiện đã bị thất lạc. Các chú giải, luận giải được viết về sau, đã được bổ sung vào Kinh điển. Những quan điểm truyền thống của Theravādin được tóm tắt trong Visuddhimagga của Buddhaghosa.[15] Một quan điểm chính thức được đưa ra bởi một phát ngôn viên của Hội đồng Buddha Sasana của Miến Điện:[16] Kinh điển chứa đựng mọi thứ cần thiết để chỉ ra con đường dẫn đến niết-bàn; các chú giải và tiểu chú giải đôi khi bao gồm nhiều suy đoán, nhưng trung thành với giáo lý của nó và thường đưa ra những minh họa rất sáng tỏ. Ở Sri Lanka và Thái Lan, Phật giáo "chính thức" phần lớn đã chấp nhận cách giải thích của các học giả phương Tây.[17] Mặc dù Kinh điển đã tồn tại ở dạng văn tự trong hai thiên niên kỷ, nhưng bản chất truyền khẩu trước đó của nó vẫn không bị lãng quên trong thực hành Phật giáo truyền thống: việc ghi nhớ và đọc thuộc lòng vẫn phổ biến. Ngay cả các cư sĩ cũng thường thuộc lòng ít nhất một vài đoạn kinh văn ngắn và thường xuyên tụng đọc chúng; đây được coi là một hình thức thiền định, ít nhất là nếu người ta hiểu ý nghĩa của đoạn kinh văn đó. Tất nhiên, các nhà sư được kỳ vọng sẽ biết nhiều hơn một chút (xem ví dụ về Kinh Pháp cú). Một nhà sư Miến Điện tên là Vicittasara thậm chí đã thuộc lòng toàn bộ Kinh điển cho kỳ kết tập thứ sáu (theo cách tính của hệ phái Theravada). [18] [19] Nguồn gốcTruyền thống Theravadin tin rằng Đức Phật đã dạy đủ cả ba tạng kinh điển Pali và hầu hết chúng đều bắt nguồn từ Đức Phật và các đệ tử trực tiếp của Ngài. Theo kinh điển, một hội đồng được tổ chức ngay sau khi Đức Phật nhập diệt để thu thập và bảo tồn giáo lý của Ngài. Truyền thống Theravada cho rằng kinh điển đã được truyền khẩu từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, cho đến khi kinh điển được lập thành văn tự.[20] Việc ghi nhớ được thực thi bằng cách tụng đọc thường xuyên của cộng đồng tăng-già. Chỉ có một số bổ sung sau này được thực hiện. Các pitaka Theravādin đầu tiên được viết ra ở Sri Lanka tại chùa Alu Viharaya không sớm hơn 29–17 TrCN.[21] Bối cảnh địa lý trong các kinh văn có thể xác định tương ứng với các địa điểm ở vùng sông Hằng phía đông bắc Ấn, bao gồm các tiểu quốc Kosala, Kasi, Vajji và Magadha.[22] Truyền thống Theravada thường xem tiếng Pali đồng nghĩa với ngôn ngữ Magadha mà Đức Phật thường sử dụng, nhưng các nhà ngôn ngữ học lại xác định tiếng Pali có liên quan chặt chẽ hơn với các ngôn ngữ prakrit khác ở miền tây Ấn và nhận thấy sự không tương thích đáng kể với một số ví dụ được bảo tồn giữa tiếng Magadha và các ngôn ngữ prakrit đông bắc khác.[23] Nghiên cứu ngôn ngữ học cho thấy rằng những lời dạy của Đức Phật có thể ban đầu được ghi lại bằng ngôn ngữ đông Ấn, nhưng đã được chuyển sang ngôn ngữ Pali, tiền thân của ngôn ngữ tây Ấn vào khoảng trước thời kỳ Asoka.[22] Phần lớn tài liệu trong Kinh điển không phải đặc thù của Theravādin, mà là bộ sưu tập các giáo lý mà phái này bảo tồn từ phần giáo lý ban đầu, trước thời kỳ Bộ phái. Theo Peter Harvey, nó chứa đựng những tài liệu mâu thuẫn với quan điểm Theravādin chính thống sau này. Ông cho rằng "Các Theravādin có thể đã thêm các kinh văn vào Kinh điển một thời gian sau đó, nhưng dường như họ không can thiệp vào những gì họ đã có từ thời kỳ trước." [24] Các học giả có sự khác nhau về quan điểm của họ về nguồn gốc cuối cùng của Kinh điển Pali, nhưng nhìn chung tin rằng Kinh điển bao gồm một số tầng văn bản tương đối sớm và muộn, nhưng có rất ít sự đồng thuận về niên đại tương đối của các phần khác nhau của Kinh điển hoặc văn bản nào thuộc về phần nào của niên đại.[22] Tác giảTruyền thống TheravadinPrayudh Payutto lập luận Kinh điển Pali đại diện cho những lời dạy của Đức Phật, về cơ bản không thay đổi, ngoại trừ những sửa đổi nhỏ. Ông cho rằng nó cũng kết hợp những lời dạy trước thời Đức Phật, và những lời dạy sau này đã được các đệ tử của Đức Phật ghi nhớ khi Ngài còn tại thế. Lập luận của ông dựa trên nghiên cứu về các tiến trình của kỳ đại kết tập đầu tiên, và các phương pháp ghi nhớ được các nhà sư sử dụng, có từ thời Đức Phật còn tại thế. Nó cũng dựa trên khả năng của một vài nhà sư hiện đại ghi nhớ toàn bộ kinh điển.[25] Tỳ kheo Sujato và Tỳ kheo Brahmali cho rằng có khả năng phần lớn kinh điển Pali có từ thời Đức Phật. Họ căn cứ điều này trên nhiều bằng chứng bao gồm cả kỹ thuật thời bấy giờ được mô tả trong kinh điển (ngoài các văn bản rõ ràng là sau này), và rằng nó không bao gồm những lời tiên tri được viết ngược lại của Thế tôn. Những thuật ký của vua A Dục (thường được mô tả trong các kinh điển Đại thừa) đã gợi ý rằng kinh điển nguyên thủy có trước thời đại của ông, rằng trong các mô tả về địa lý chính trị, nó trình bày Ấn Độ vào thời của Đức Phật, đã thay đổi ngay sau khi ông qua đời, rằng nó không đề cập đến các địa điểm ở Nam Ấn Độ, vốn đã được người Ấn Độ biết đến không lâu sau khi Đức Phật qua đời và nhiều dòng bằng chứng khác xác định niên đại của tài liệu từ thời của Ngài.[7] Theo các học giả hàn lâmQuan điểm của các học giả liên quan đến tác giả Kinh điển Pali có thể được phân thành ba loại:
Các học giả vừa ủng hộ vừa phản đối các quan điểm hiện có theo những cách khác nhau. Quan điểm tác giả là chính Đức PhậtMột số học giả về Phật giáo sơ kỳ cho rằng cốt lõi của giáo lý Phật giáo trong Kinh điển Pali có thể bắt nguồn từ chính Đức Phật, nhưng một phần của nó cũng được phát triển sau khi Đức Phật nhập diệt bởi những môn đồ đầu tiên của Ngài. Richard Gombrich cho rằng những lời thuyết giảng chính của Đức Phật (như trong Luật tạng và Kinh tạng) là mạch lạc và chặt chẽ, và phải là công việc của một người duy nhất: chính Đức Phật, chứ không phải là một nhóm hậu thế sau khi Ngài qua đời. [b] [27] Các học giả khác thận trọng hơn, quy một phần kinh điển Pali cho những môn đệ đầu tiên của Đức Phật. Peter Harvey [28] cho rằng "phần lớn" kinh điển Pali phải bắt nguồn từ Đức Phật, đồng thời với "các phần của kinh điển Pali rõ ràng có nguồn gốc sau thời Đức Phật." [c] AK Warder thì tuyên bố không có bằng chứng cho thấy rằng giáo lý chung của các bộ phái sơ khai được hình thành bởi bất kỳ ai khác ngoài Đức Phật và các đệ tử trực tiếp của Ngài. [d] JW de Jong cho rằng sẽ là "đạo đức giả" nếu khẳng định chúng ta không thể nói gì về những giáo lý sơ khai. Ông lập luận "những ý tưởng cơ bản của Phật giáo được tìm thấy trong các tác phẩm kinh điển, rất có thể đã được tuyên bố bởi Ngài [Đức Phật], được truyền thừa và phát triển bởi các đệ tử của Ngài, và cuối cùng, được hệ thống hóa trong các công thức cố định." [30] Alex Wynne đã nói rằng một số văn bản trong Kinh điển Pali có thể có từ thuở sơ khai Phật giáo, có lẽ bao gồm nội dung giáo lý của Đức Phật và trong một số trường hợp, có thể cả những lời của Ngài. Từ một số tài liệu cổ xưa, có thể xác định được những bản kinh có từ thời sơ khai của Phật giáo, có lẽ bao gồm nội dung giáo lý của Đức Phật, và trong một số trường hợp, có thể xác định được những từ ngữ của Ngài". Ông gợi ý rằng kinh điển đã được biên soạn từ rất sớm ngay sau khi Đức Phật nhập niết bàn, nhưng sau một thời gian tự do ứng biến, những giáo lý cốt lõi được lưu giữ gần như nguyên văn bằng trí nhớ.[31] Hajime Nakamura viết rằng, mặc dù không có gì có thể chắc chắn coi Gautama là một nhân vật lịch sử, nhưng một số câu nói hoặc cụm từ phải bắt nguồn từ ông. [32] Quan điểm tác giả phái triển trong thời kỳ Phật giáo tiền bộ pháiHầu hết các học giả đều đồng ý rằng có một phần lớn kinh điển nguyên thủy đã một cộng đồng tương đối sớm duy trì và truyền bá. [33] [e] Phần lớn nội dung kinh điển Pali cũng được tìm thấy trong kinh điển của các trường phái sơ khai khác. Một số phiên bản được bảo tồn, chủ yếu bằng chữ Hán. Nhiều học giả đã lập luận rằng tài liệu được chia sẻ này có thể từ thời kỳ Phật giáo tiền bộ phái. Đây là giai đoạn trước khi các bộ phái đầu tiên phân chia vào khoảng thế kỷ thứ IV hoặc thứ III trước Công nguyên. Quan điểm về thuyết bất khả triMột số học giả xem Kinh điển Pali đã được mở rộng và thay đổi từ một hạt nhân chưa biết.[34] Các lập luận quan điểm bất khả tri gồm bằng chứng cho là những lời dạy của Đức Phật có từ (rất lâu) sau khi Ngài qua đời. Một số học giả về Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Tây Tạng sau này nói rằng rất ít hoặc không có gì có thể liên quan đến thời kỳ Đức Phật. Ronald Davidson [35] tin rằng phần lớn, nếu có, kinh điển còn sót lại thực sự là lời dạy của Đức Phật lịch sử. [33] Geoffrey Samuel [36] cho biết Kinh điển Pali phần lớn bắt nguồn từ công trình của Buddhaghosa và các cộng sự vào thế kỷ thứ 5. [37] Gregory Schopen lập luận [38] phải đến thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 6, chúng ta mới có thể biết bất cứ điều gì chắc chắn về nội dung của Kinh điển. Lập luận này đã bị chỉ trích bởi A. Wynne. [5] Quyền tác giả của Abhidhamma PitakaCác học giả phương Tây gợi ý rằng phần Vi diệu pháp tạng có khả năng bắt đầu được biên soạn vào khoảng năm 300 TrCN, nhưng có thể nó đã dựa trên một truyền thống trước đó về các danh sách và chữ đánh giá được gọi là 'matrika' (mẫu đề). [12] [39] Các tài liệu truyền thống bao gồm nó trong số các văn bản được tụng đọc tại kỳ Đại kết tập đầu tiên và quy sự khác biệt về hình thức và phong cách đối với sáng tác của nó bởi Sariputra.[40][41] Những kinh sách đầu tiên của kinh điển PaliCác góc nhìn khác nhau đã được đưa ra về những kinh sách đầu tiên của Kinh điển. Phần lớn các học giả phương Tây coi lớp sớm nhất có thể xác định được chủ yếu là các tác phẩm văn xuôi,[42] Luật tạng (không bao gồm Parivāra)[43] và bốn nikāya đầu tiên của Kinh tạng, [44] [45] và có lẽ cũng có một số tác phẩm ngắn, kệ[46] chẳng hạn, trong Kinh Tập (Sutta-nipata). [43] Tuy nhiên, một số học giả, đặc biệt là ở Nhật Bản, cho rằng Kinh tạng là kinh điển sớm nhất trong tất cả các kinh điển Phật giáo, tiếp theo là Itivuttaka và Udāna. [47] Tuy nhiên, một số sự phát triển trong giáo lý có thể chỉ phản ánh những thay đổi trong giáo lý mà chính Đức Phật đã áp dụng, trong suốt 45 năm Đức Phật thuyết pháp. [f] Các học giả thường đồng ý rằng những kinh sách ban đầu, về sau bao gồm cả một số bổ sung.[48] Các bổ sung muộn này có thể từ một thời kỳ sớm hơn nhiều. [49] [50] [51] Các khía cạnh khác của Kinh điển Pali, chẳng hạn như thông tin về xã hội và lịch sử Nam Á, đang bị nghi ngờ vì Kinh điển đã được biên tập lại vào thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6 sau Công nguyên, gần một nghìn năm sau khi Đức Phật nhập diệt.[10] Hơn nữa, bản thân kinh điển Pali của Sri Lanka đã đề cập việc biên soạn được thực hiện vào cuối thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên. Theo học giả Phật giáo Nguyên thủy Lars Fogelin, Kinh điển Pali của Tích Lan là một kinh điển đã được sửa đổi và "không có lý do chính đáng nào để cho rằng Phật giáo Tích Lan giống với Phật giáo Nguyên thủy ở đại lục, và có nhiều lý do để tranh luận rằng nó không giống với Phật giáo Nguyên thủy"." [52] Tiến sĩ Peter Masefield MPTS từng công bố nhiều công trình nghiên cứu về một dạng tiếng Pali được gọi là tiếng Pali Đông Dương hay 'Kham Pali'. Đây vẫn được xem là một biến thể của tiếng Pali, nhưng Tiến sĩ Masefield cho rằng việc kiểm tra thêm một kho văn bản rất đáng kể có thể sẽ cho thấy rằng đây là một phương ngữ Pali thực thụ. Ông bổ sung rằng vào lần tái du nhập thứ ba của Phật giáo Nam truyền vào Sri Lanka (trường phái Xiêm La), các ghi chép ở Thái Lan cho biết một số lượng lớn các kinh văn cũng đã được lấy đi. Dường như khi giới tu sĩ không còn ở Sri Lanka, nhiều kinh văn cũng bị thất lạc. Do đó, Kinh tạng Pali Sri Lanka trước tiên đã được dịch sang tiếng Pali Trung-Ấn, và sau đó, ít nhất một phần, được dịch ngược lại sang tiếng Pali.[53] Theo tài liệu Mahavamsa của Sri Lanka, Kinh điển Pali được viết ra dưới triều đại của vua Vattagāmini (Vaṭṭagāmiṇi) (thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên) ở Sri Lanka, tại kỳ kết tập thứ tư. Hầu hết các học giả cho rằng rất ít nếu có bất cứ điều gì được thêm vào Kinh điển sau này, [54] [55] [56] mặc dù Schopen đặt câu hỏi về điều này. Kinh vănBản thảoKhí hậu của các quốc gia có truyền thống Theravāda là chủ yếu lại không thuận lợi cho sự tồn tại của các bản thảo. Ngoài những trích dẫn ngắn gọn trong các bản khắc và một đoạn hai trang từ thế kỷ thứ VIII hoặc thứ IX được tìm thấy ở Nepal, những bản thảo cổ nhất được biết đến là từ cuối thế kỷ XV, [57] và không có nhiều từ trước thế kỷ XVIII.[58] Phiên bản in và phiên bản số hóaBản in đầy đủ đầu tiên của Kinh điển được xuất bản ở Miến Điện vào năm 1900, gồm 38 tập. [59] Các phiên bản khác của Kinh điển Pali đã có mặt ở phương Tây:
Bản dịchPali Canon in English Translation, 1895-, vẫn đang tiến hành, 43 tập cho đến nay, Pali Text Society, Bristol. Năm 1994, Chủ tịch Hiệp hội Văn bản Pali khi đó tuyên bố rằng hầu hết các bản dịch này đều không đạt yêu cầu.[72] Phong cách của nhiều bản dịch từ Kinh điển đã bị chỉ trích là "tiếng Anh lai Phật giáo", một thuật ngữ do Paul Griffiths phát minh ra cho các bản dịch từ tiếng Phạn. Ông mô tả nó là "đáng trách", "chỉ những người mới bắt đầu mới hiểu được, được viết bởi và cho các nhà Phật học". [73] Một bản dịch Trung Bộ kinh của Tỳ kheo Nanamoli và Tỳ kheo Bodhi đã được Nhà xuất bản Wisdom xuất bản năm 1995. Các bản dịch Tương ưng Bộ kinh và Tăng chi Bộ kinh của Tỳ khưu Bodhi đã được Nhà xuất bản Wisdom xuất bản lần lượt vào năm 2003 và 2012. Năm 2018, các bản dịch mới của toàn bộ năm bộ kinh đã được Tỳ kheo Sujato người Úc cung cấp miễn phí trên trang web suttacentral, các bản dịch cũng đã được phát hành vào Phạm vi công cộng. Bản dịch tiếng Nhật do Takakusu Junjiro biên tập, đã được xuất bản thành 65 tập từ năm 1935 đến năm 1941 với tên gọi Đại tạng kinh của Nam truyền (南伝大蔵経, Nanden daizōkyō). Một bản dịch tiếng Trung của bản dịch tiếng Nhật nói trên đã được thực hiện từ năm 1990–1998 và sau đó được in dưới sự bảo trợ của chùa Yuan Heng ở Cao Hùng. Phiên bản tiếng Việt của 5 tạng kinh Nikaya kinh điển Pali hều hết được thực hiện bởi Hòa thượng Thích Minh Châu dịch trực tiếp từ tiếng Pali. Một phần trong phần Tiểu bộ được giáo sư Trần Phương Lan dịch từ tiếng Anh. Phần 5 tạng Nikaya này được tập hợp cùng với 4 tạng kinh Agama do Hòa thượng Thích Thiện Siêu dịch từ Hán văn để xuất bản thành bộ Đại tạng kinh Việt Nam (thực tế chỉ mới là phần Kinh tạng song song Nikaya và Agama) Nội dung của kinh điểnNhư đã nêu trên, Kinh điển bao gồm ba pitaka. [74] [75] Luật tạngTheo truyền thống Thượng tọa bộ, Luật tạng được xếp là tạng đầu tiên, chủ yếu liên quan đến các quy tắc của tăng đoàn, quy định cho cả tăng ni. Chúng được bắt đầu bằng những câu chuyện kể về việc Đức Phật đã đặt ra chúng như thế nào, và tiếp theo là những lời giải thích và phân tích. Theo những câu chuyện, các quy tắc được đặt ra trên cơ sở đặc biệt khi Đức Phật gặp phải nhiều vấn đề về hành vi hoặc tranh chấp giữa các đệ tử của Ngài. Tạng Luật có thể được chia thành ba phần:
Kinh tạngTạng thứ hai là Kinh tạng, bao gồm chủ yếu các tường thuật về giáo lý của Đức Phật. Kinh tạng có 5 phần nhỏ, hay các nikaya :
Luận tạngTạng thứ ba, Luận tạng, còn được gọi là Vi diệu pháp tạng (nghĩa đen là "vượt ngoài pháp", "pháp cao hơn" hoặc "pháp đặc biệt"), là một bộ sưu tập các kinh văn giải thích kinh viện về các học thuyết Phật giáo, đặc biệt là về tâm, và đôi khi được gọi là rổ "triết học có hệ thống". [12] [39] Có bảy bộ kinh sách trong Vi diệu pháp tạng:
Quan điểm truyền thống cho rằng các abhidhamma đề cập đến giáo lý tuyệt đối, trong khi các bài kinh được điều chỉnh cho phù hợp với người nghe. Hầu hết các học giả mô tả a-tì-đạt-ma như một nỗ lực nhằm hệ thống hóa những lời dạy của kinh điển: [49] [78] Cousins nói rằng nhưng phần nào các bài kinh trình bày theo trình tự thì a-tì-đạ-ma trình bày theo các sự kiện cụ thể. [79] Sử dụng ngôn ngữ Bà-la-môn giáoKinh điển Pali sử dụng nhiều thuật ngữ và khái niệm Bà-la-môn giáo. Động cơ sử dụng các thuật ngữ Bà-la-môn giáo này đôi khi được đưa ra để "thiết lập mối liên hệ với những việc làm và niềm tin của những người Bà-la-môn", ám chỉ "những ý tưởng được chia sẻ" vốn là một phần của văn hóa Ấn Độ cổ đại. [80] Trong nhiều trường hợp khác, chúng được giới thiệu để thiết lập những so sánh bất lợi với giáo lý hoặc thực hành Phật giáo- sau khi xác định lễ tế bằng lửa là tế lễ quan trọng nhất trong số các lễ tế Bà-la-môn, Đức Phật tiếp tục giải thích làm thế nào nó vượt trội hơn so với việc đốt lửa. "ánh sáng bên trong" mà Ngài đã thực hành như một A-la-hán.[81] So sánh với các kinh điển Phật giáo khácHai hệ kinh điển Phật giáo chính khác được sử dụng ngày nay là Đại tạng kinh Hán văn và Kangyur Tạng văn. Phiên bản hiện đại tiêu chuẩn của Kinh điển Hán văn là Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, với một trăm phần chính, tổng cộng hơn 80.000 trang. Nó bao gồm các ghi chép Vinaya của các trường phái Dharmaguptaka, Sarvāstivāda, Mahīśāsaka và Mahāsaṃghika. Phân Kinh tạng bao gồm 4 bộ Āgama chính, tương tự như các bộ Nikaya của kinh điển Pali. Cụ thể, chúng là Saṃyukta Āgama, Madhyama Āgama, Dīrgha Āgama, và Ekottara Āgama. Ngoài ra còn có Kinh Pháp cú, Udāna, Itivuttaka, và Milindapanha. Nó cũng có thêm các kinh văn bổ sung, bao gồm cả lịch sử ban đầu, được bảo tồn từ các trường phái Phật giáo đầu tiên nhưng không được tìm thấy bằng tiếng Pali. Kinh điển bao gồm các tác phẩm đồ sộ về Vi Diệu Pháp, đặc biệt là từ trường phái Sarvāstivāda. Các tác phẩm của Ấn Độ được lưu giữ trong kinh điển Hán văn hầu hết được dịch từ tiếng Phạn lai Phật giáo, tiếng Phạn cổ điển, hoặc từ tiếng Prakrit trong khu vực. Người Trung Quốc thường gọi chúng đơn giản là "tiếng Phạn". Bản in khắc gỗ đầu tiên của toàn bộ Đại tạng kinh được thực hiện dưới thời nhà Tống vào năm 971; kinh điển Phật giáo được in sớm nhất là Kinh Kim cương được in vào năm 868 (do một cư sĩ in để phát miễn phí); mặc dù việc in ấn các kinh điển Phật giáo riêng lẻ và các tài liệu liên quan có thể đã bắt đầu từ thế kỷ thứ 7.[82] Kangyur Tây Tạng bao gồm khoảng một trăm tập và bao gồm các phiên bản của Luật tạng, Kinh Pháp cú (dưới tiêu đề Udanavarga) và các phần của một số sách khác. Do được biên soạn muộn hơn, nó chứa ít kinh văn Phật giáo sơ khai hơn so với kinh điển tiếng Pali và chữ Hán. Các kinh điển Hán văn và Tạng văn không phải là bản dịch của tiếng Pali và khác nó ở những mức độ khác nhau, nhưng chứa đựng một số tác phẩm ban đầu giống nhau có thể nhận ra. Tuy nhiên, các sách Vi Diệu Pháp về cơ bản là những tác phẩm khác với các tác phẩm Vi Diệu Pháp Pali. Kinh điển Hán văn và Tạng văn bao gồm các phần Mahāyāna Sūtra và Vajrayāna tantra, những kinh điển này có ít điểm tương đồng trong Kinh điển Pali. [g] Chú thích
Tham khảo
Thư mục
Đọc thêm
Liên kết ngoài
Bản dịch tiếng anh
Kinh điển Pali trực tuyến
Từ điển Pali |
Portal di Ensiklopedia Dunia