Iod cyanide

Iod cyanide
Cấu trúc 2D của iod cyanide
Danh pháp IUPACCarbononitridic iodide[1]
Tên hệ thốngIodoformonitrile[cần dẫn nguồn]
Tên khácIodine cyanide[2]
Nhận dạng
Số CAS506-78-5
PubChem10478
Số EINECS208-053-3
Số RTECSNN1750000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • IC#N

Thuộc tính
Công thức phân tửICN
Khối lượng mol152,921 g/mol
Bề ngoàitinh thể trắng
Khối lượng riêng1,84 g/cm³
Điểm nóng chảy 146,7 °C (419,8 K; 296,1 °F)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcPhản ứng
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Iod cyanide, tiếng Anh: Cyanogen iodide với công thức hóa học ICN là một halogen giả gồm iod và nhóm cyanide. Nó là một hợp chất vô cơ bay hơi và có tính độc hại cao. Hợp chất này tồn taị dưới dạng tinh thể trắng phản ứng chậm với nước tạo thành hydro cyanide.[3][4][5]

Điều chế

Iod cyanide được điều chế bằng cách kết hợp I2 và cyanide, thường là natri cyanide trong nước đá lạnh. Sản phẩm được chiết xuất bằng ete.[3][4][5]

I2 + NaCN → NaI + ICN

Thuốc thử trong pyridin

Dung dịch iod cyanide được cho điện phân trong pyridin. Dung dịch pha loãng của ICN trong pyridin lúc đầu không màu, nhưng khi ngừng điện phân thì có thể có tạo thành các màu như màu vàng, cam, đỏ và nâu đỏ. Hiệu ứng này là do sự thay đổi độ dẫn, do sự hình thành của một chất điện phân. Khi độ dẫn điện của ICN được so sánh với dung dịch iod-pyridin, sự hình thành chất điện phân trong ICN hình thành chậm hơn nhiều. Kết quả xác nhận rằng cyanide là muối yếu hơn trong pyridin so với các iodide, mặc dù các dung dịch iod cyanide có thể được hòa tan trong dung dịch pyridin với độ dẫn điện tăng theo thời gian và kết quả là giá trị cực đại.[6]

Tham khảo

  1. ^ “Iodine cyanide - Compound Summary”. PubChem Compound. USA: National Center for Biodechnology Information. ngày 27 tháng 3 năm 2005. Identification. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2012.
  2. ^ The Merck Index (ấn bản thứ 10). Rahway, NJ: Merck & Co. 1983. tr. 385.
  3. ^ a b Bak, B.; Hillebert, A. (1952). “CYANOGEN IODIDE”. Organic Syntheses. 32: 29.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết); Collective Volume, 4, tr. 207
  4. ^ a b Langlois, M. (1860). “CYANOGÈNE Action de l'iode sur une solution concentrée de cyanure de potassium”. Comptes Rendus. 51: 29.
  5. ^ a b Langlois, M. (1860). “Ueber die Einwirkung des Jods auf concentrirte Cyankaliumlösung”. Annalen der Chemie und Pharmacie. 116 (3): 288. doi:10.1002/jlac.18601160303.
  6. ^ Audrieth, L. F.; Birr, E. J. (1933). “Anomalous Electrolytes. I. The Electrical Conductivity of Solutions of Iodine and Cyanogen Iodide in Pyridine”. Journal of the American Chemical Society. 55 (2): 668–673. doi:10.1021/ja01329a030.