Himalia (vệ tinh)

Himalia
Himalia được nhìn thấy bởi tàu vũ trụ Cassini
Khám phá
Khám phá bởiC. D. Perrine
Ngày phát hiện3 tháng 12 năm 1904[1]
Tên định danh
Tính từHimalian
Đặc trưng quỹ đạo
Cận điểm quỹ đạo9.782.900 km
Viễn điểm quỹ đạo13.082.000 km
Bán kính quỹ đạo trung bình
11.460.000 km[2]
Độ lệch tâm0,16[2]
250.56 ngày (0,704 năm)[2]
3.312 km/s
Độ nghiêng quỹ đạo
  • 27,50° (so với hoàng đạo)
  • 29,59° (so với xích đạo của Sao Mộc)[2]
Vệ tinh củaSao Mộc
Đặc trưng vật lý
Bán kính trung bình
75±10 × 60±10 km (ước tính Cassini)[3]
85 ± ?? km[4] (ước tính từ mặt đất)[3]
~90.800 km²
Thể tích~2.570.000 km³
Khối lượng6,7×1018 kg[4]
4.19×1018 kg[5]
Mật độ trung bình
2,6 g/cm³ (giả sử)[4]
1.63 g/cm³ (assuming radius 85 km)[5][6]
~0,062 m/s2 (0,006 g)
~0,100 km/s
7,782 h[7]
Suất phản chiếu0.04[3][4]
Nhiệt độ~124 K
14.6[4]

Himalia (/hˈmliə/ hy-MAY-lee-əhy-MAY-lee-ə hoặc /hɪˈmɑːliə/ hi-MAH-lee-əhi-MAH-lee-ə; tiếng Hy Lạp: Ἱμαλία) là vệ tinh dị hình lớn nhất của Sao Mộc. Xét toàn bộ thì nó là vệ tinh Jovian lớn thứ sáu về kích thước, và chỉ có bốn Vệ tinh Galileo của Sao Mộc có kích thước lớn hơn. Nó được phát hiện bởi Charles Dillon Perrine tại đài thiên văn Lick vào ngày 3 tháng 12 năm 1904 và được đặt tên theo nữ thần Himalia, người sinh ra 3 người con trai của thần Zeus (tượng trưng cho Sao Mộc trong văn hóa Hy Lạp). Nó là một trong những vệ tinh hành tinh lớn nhất trong Hệ mặt trời không được chụp ảnh chi tiết, và là vệ tinh lớn nhất không bao gồm các vệ tinh của Sao Hải Vương và vài thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương, đặc biệt là Dysnomia, vệ tinh của Eris.[1]

Khám phá

Himalia được phát hiện ra bởi Charles Dillon Perrine tại đài thiên văn Lick vào ngày 3 tháng 12 năm 1904.[1]. Himalia là vệ tinh nhỏ được quan sát dễ dàng nhất của sao Mộc, mặc dù Amalthea sáng hơn, nhưng vì độ gần của nó đến đĩa sáng chói của hành tinh làm nó khó quan sát hơn nhiều.[8][9]

Tên

Himalia được đặt tên theo nữ thần Himalia, người sinh ra 3 người con trai của thần Zeus (tượng trưng cho sao Mộc của Hy Lạp). Vệ tinh này đã không có cái tên này mãi cho đến năm 1975;[10] trước đó, nó đơn giản được biết đến với cái tên Jupiter VI hay Jupiter Satellite VI, mặc dù yêu cầu cho một cái tên đầy đủ của nó đã xuất hiện ngay sau khi nó và vệ tinh Elara được phát hiện; A.C.D.Crommelin đã viết năm 1905:

Thật không may là số lượng các vệ tinh của sao Mộc giờ đây chính xác cũng là sự nhầm lẫn tương tự số lượng của hệ thống sao Thổ trước khi những con số đó bị bỏ và những cái tên bị thay thế. Một tiến trình tương tự dường như là thích hợp ở đây; tên gọi V cho vệ tinh bên trong (Amalthea) đã phải kéo dài trong một khoảng thời gian, vì bản thân nó đã được coi là một loại riêng, nhưng giờ nó đã có đồng hành để sự lẩn tránh này biến mất. Sự thay thế những cái tên cho những con số chắc chắn là thi vị hơn.[11]

Vệ tinh này đã một vài lần được gọi là Hestia, theo vị nữ thần trong Thần thoại Hy Lạp, từ năm 1955 đến 1975.[12]

Quỹ đạo

Với khoảng cách 11,5 triệu km tính từ Sao Mộc, Himalia mất 251 ngày Trái đất để hoàn thành một vòng quay xung quanh Sao Mộc.[13]. Nó là thành viên lớn nhất trong nhóm mang tên nó, nhóm các vệ tinh có quỹ đạo trong khoảng 11,4 và 13 triệu km từ sao Mộc với độ nghiêng quỹ đạo trong khoảng 27,5°.[14] Những yếu tố này là số liệu của từ tháng 1 năm 2000.[2] Chúng liên tục thay đổi do sự nhiễn loạn của mặt trời và hành tinh.

Đặc điểm vật lý

Đường cong ánh sáng tự quay của Himalia từ các quan sát trên Trái đất diễn ra từ tháng 8 tới tháng 10 năm 2010.[7]

Chu kỳ quay quanh trục của Himalia là 7 giờ 46 phút 55±2 s.[7] Himalia có một màu trung tính (xám), cũng như các vệ tinh khác trong nhóm của nó, với chỉ mục màu là B−V=0.62, V−R=0.4, giống với tiểu hành tinh loại C.[15] Được đo bởi Cassini xác nhận được một quang phổ không đặc biệt, với lực hút nhẹ là 3 µm, cho thấy rằng có sự hiện diện của nước.[16]

Khối lượng

Vào năm 2005, Emelyanov ước tính Himalia có khối lượng 419×1018 kg (GM=0.28), dựa trên sự nhiễu loạn của vệ tinh Elara vào ngày 15 tháng 7 năm 1949.[5] Trang thông tin điện tử động lực học Hệ thống năng lượng mặt trời của Phòng thí nghiệm phản lực khẳng định rằng Himalia có khối lượng 67×1018 kg (GM=0.45) với bán kính khoảng 85 km.[4]

Tỷ trọng của Himalia phụ thuộc vào việc có có bán kính trung bình vào khoảng 65 km (Trung bình nhân từ tàu Cassini)[5] hoặc là bán kính gần 85 km.[4]

Hình ảnh vệ tinh Himalia của Sao Mộc được chụp từ tàu Cassini vào tháng 12 năm 2000 từ khoảng cách 4.4 triệu km
Nguồn Bán kính

km

Tỉ trọng

g/cm³

Khối lượng

kg

Emelyanov 67 3.33 4.19×1018
Emelyanov 85 1.63 [6] 4.19×1018
JPL SSD 85 2.6 6.7×1018

Khám phá

Hình ảnh của vệ tinh Himalia được chụp bởi tàu thám hiểm New Horizons vào năm 2006. vệ tinh chỉ chiếm một vài điểm ảnh trên hình..

Vào tháng 11 năm 2000, tàu thám hiểm Cassini, trên hành trình tới Sao Thổ, đã thu được nhiều tấm ảnh của Himalia, bao gồm những tấm ảnh chụp từ khoảng cách 4,4 triệu Km. Himalia chỉ chiếm một vài điểm ảnh, nhưng có vẻ là một vật thể hình thon dài với các trục là 150±20120±20 km, gần so với ước lượng từ mặt đất.[3]

Và tháng 2 và tháng 3 năm 2007, tàu New Horizons trên hành trình tới Sao Diêm Vương đã chụp được loạt ảnh của Himalia, với khoảng cách tối đa lên đến 8 triệu km. Một lần nữa, Himalia chỉ chiếm một vài điểm ảnh.

Khả năng có mối liên hệ với vành đai Sao Mộc

Bức ảnh do tàu New Horizons chụp về một vành đai có khả năng của vệ tinh Himalia

Vệ tinh nhỏ Dia, với đường kính khoảng 4 km, đã biến mất từ khi được phát hiện ra vào năm 2000.[17] Có một giả thuyết cho rằng nó đã va chạm với Himalia, với đường kính là 170 km, tạo ra một vành đai mờ. vành đai này xuất hiện như một vệt mờ gần Himalia trong những bứac ảnh của tàu New Horizons chụp được trên hành trình tới Sao Diêm Vương. Giả thuyết này cho rằng Sao Mộc đôi khi có được những vệ tinh mới là do sự va chạm của các thiên thạch hoặc các vệ tinh cũ.[18] Tuy nhiên, sự phát hiện lại của vệ tinh Dia[19] đã phủ nhận mối liên hệ giữa nó và vàng đai Himalia, mặc dù vẫn có khả năng việc này có sự liên quan tới một vệ tinh nào đó khác.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b c Porter, J. G. (1905). “Discovery of a Sixth Satellite of Jupiter”. Astronomical Journal. 24 (18): 154B. Bibcode:1905AJ.....24..154P. doi:10.1086/103612.;
    Perrine, C. D. (ngày 25 tháng 1 năm 1905). “Sixth Satellite of Jupiter Confirmed”. Harvard College Observatory Bulletin. 175: 1. Bibcode:1905BHarO.175....1P.;
    Perrine, C.D. (1905). “Discovery of a Sixth Satellite to Jupiter”. Publications of the Astronomical Society of the Pacific. 17: 22–23. Bibcode:1905PASP...17...22.. doi:10.1086/121619.;
    Perrine, C.D. (1905). “Orbits of the sixth and seventh satellites of Jupiter”. Astronomische Nachrichten. 169 (3): 43–44. Bibcode:1905AN....169...43P. doi:10.1002/asna.19051690304.
  2. ^ a b c d e Jacobson, R. A. (2000). “The orbits of outer Jovian satellites”. Astronomical Journal. 120 (5): 2679–2686. Bibcode:2000AJ....120.2679J. doi:10.1086/316817.
  3. ^ a b c d Porco, Carolyn C.; và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2003). “Cassini Imaging of Jupiter's Atmosphere, Satellites, and Rings” (PDF). Science. 299 (5612): 1541–1547. Bibcode:2003Sci...299.1541P. doi:10.1126/science.1079462. PMID 12624258.
  4. ^ a b c d e f g “Planetary Satellite Physical Parameters”. JPL (Solar System Dynamics). ngày 24 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2008.
  5. ^ a b c d Emelyanov, N.V.; Archinal, B. A.; a'Hearn, M. F.; và đồng nghiệp (2005). “The mass of Himalia from the perturbations on other satellites”. Astronomy and Astrophysics. 438 (3): L33–L36. Bibcode:2005A&A...438L..33E. doi:10.1051/0004-6361:200500143.
  6. ^ a b Density = GM / G / (Volume of a sphere of 85km) = 1.63 g/cm³
  7. ^ a b c Pilcher, Frederick; Mottola, Stefano; Denk, Tilmann (2012). “Photometric lightcurve and rotation period of Himalia (Jupiter VI)”. Icarus. 219 (2): 741–742. Bibcode:2012Icar..219..741P. doi:10.1016/j.icarus.2012.03.021.
  8. ^ “Himalia, Jupiter's "fifth" moon”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  9. ^ “Finding Himalia, The Fifth Brightest Moon Of Jupiter - an Astronomy Net Article”. Astronomy.net. ngày 20 tháng 10 năm 2003. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2011.
  10. ^ Marsden, B. G. (ngày 7 tháng 10 năm 1974). “Satellites of Jupiter”. IAU Circular. 2846.
  11. ^ Crommelin, A. C. D. (ngày 10 tháng 3 năm 1905). “Provisional Elements of Jupiter's Satellite VI”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 65 (5): 524–527. Bibcode:1905MNRAS..65..524C. doi:10.1093/mnras/65.5.524.
  12. ^ Payne-Gaposchkin, Cecilia; Katherine Haramundanis (1970). Introduction to Astronomy. Englewood Cliffs, N.J.: Prentice-Hall. ISBN 0-13-478107-4.
  13. ^ “Himalia: Overview”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2011.
  14. ^ Jewitt, David C.; Sheppard, Scott; Porco, Carolyn (2004). “Jupiter's Outer Satellites and Trojans”. Trong Bagenal, F.; Dowling, T. E.; McKinnon, W. B. (biên tập). Jupiter: The planet, Satellites and Magnetosphere (PDF). Cambridge University Press.
  15. ^ Rettig, T. W.; Walsh, K.; Consolmagno, G. (tháng 12 năm 2001). “Implied Evolutionary Differences of the Jovian Irregular Satellites from a BVR Color Survey”. Icarus. 154 (2): 313–320. Bibcode:2001Icar..154..313R. doi:10.1006/icar.2001.6715.
  16. ^ Chamberlain, Matthew A.; Brown, Robert H. (2004). “Near-infrared spectroscopy of Himalia”. Icarus. 172 (1): 163–169. Bibcode:2004Icar..172..163C. doi:10.1016/j.icarus.2003.12.016.
  17. ^ IAUC 7555 (tháng 1 năm 2001). “FAQ: Why don't you have Jovian satellite S/2000 J11 in your system?”. JPL Solar System Dynamics. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2011.
  18. ^ "Lunar marriage may have given Jupiter a ring", New Scientist, ngày 20 tháng 3 năm 2010, p. 16.
  19. ^ Gareth V. Williams (ngày 11 tháng 9 năm 2012). “MPEC 2012-R22: S/2000 J 11”. Minor Planet Center. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2012.

Liên kết ngoài