Họ Tú cầu

Họ Tú cầu
Cẩm tú cầu (Hydrangea macrophylla)
Phân loại khoa học e
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Asterids
Bộ: Cornales
Họ: Hydrangeaceae
Dumort.[1]
Genera

See text

Các đồng nghĩa[2]
  • Kirengeshomaceae Nakai
  • Philadelphaceae Martinov

Họ Tú cầu (danh pháp khoa học: Hydrangeaceae, Dumortier, đồng nghĩa: Hortensiaceae Berchtold & J. S. Presl, Kirengeshomaceae Nakai) là một họ trong thực vật có hoa thuộc bộ Sơn thù du (Cornales), với sự phân bố rộng tại đông và phía bắc châu ÁBắc Mỹ cũng như có sự phân bố mang tính địa phương tại đông nam và miền trung châu Âu.

Trong nghĩa rộng (sensu lato), như trong cách xử lý của Angiosperm Phylogeny Group, họ này bao gồm 16-17 chi với khoảng 230-270 loài[3][4][5], nhưng một số nhà thực vật học lại phân chia họ này thành hai họ, với 7 chi tách ra thành họ riêng có danh pháp khoa học Philadelphaceae.

Các chi trong họ này là các loại cây gỗ nhỏ, cây bụi, cây thân thảo hay dây leo (chi Decumaria), tích lũy nhôm, có đặc trưng là các lá mọc thành các cặp đối nhau (ít khi mọc vòng hay so le), các hoa lưỡng tính, cân đối với 4 (ít khi 5-12) cánh hoa.

Quả của chúng là dạng quả nang hay quả mọng chứa vài hạt, các hạt có nội nhũ lớn.

Phân loại

APG

APG chia họ này thành hai phân họ, với một phân họ chia tiếp thành 2 tông.

  • Jamesioideae Hufford: 2 chi (Jamesia, Fendlera) và khoảng 5 loài tại miền tây Bắc Mỹ.
  • Hydrangeoideae Burnett: Nhiệt đới và ôn đới ấm, đặc biệt là Đông Nam Á và Bắc Mỹ, kéo dài về phương nam tới ChileMalesia.
    • Philadelpheae Duby: 6 chi và khoảng 130 loài, trong đó các chi đa dạng nhất là Philadelphus (khoảng 65 loài), Deutzia (khoảng 60 loài). Nhiệt đới và ôn đới ấm, đặc biệt là Đông Nam Á tới Philippines, tây nam Bắc Mỹ cũng như Trung Mỹ, một loài tại châu Âu. Đồng nghĩa: Philadelphaceae Martynov
    • Hydrangeeae de Candolle: 1-9 chi và khoảng 65 loài. Ôn đới ấm Bắc bán cầu và nhiệt đới, kéo dài về phương nam tới Chile và Malesia.
      • Hydrangea L. (gồm cả Adamia, Broussaisia, Calyptranthe, Cardiandra, Cornidia, Cyanitis, Decumaria, Deinanthe, Dichroa, Heteromalla, Hortensia, Pileostegia, Platycrater, Sarcostyles, Schizophragma): Khoảng 65 loài.

Khác

Ngoài ra, chi Pottingeria đôi khi cũng được đưa vào họ Hydrangeaceae, trong khi đa phần coi nó hoặc thuộc về họ Balanophoraceae, hoặc thuộc họ riêng của chính nó là Pottingeriaceae.

Tham khảo và ghi chú

  1. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”. Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x. hdl:10654/18083.
  2. ^ “Family: Hydrangeaceae Dumort., nom. cons”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. 17 tháng 1 năm 2003. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  3. ^ Hydrangeaceae
  4. ^ Hydrangeaceae Lưu trữ 2005-12-15 tại Wayback Machine trong L. Watson và M.J. Dallwitz (1992 trở đi). Các họ thực vật có hoa. Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine
  5. ^ Philadelphaceae Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine trong L. Watson và M.J. Dallwitz (1992 trở đi). Các họ thực vật có hoa. Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia