Họ Diệp hạ châu

Họ Diệp hạ châu
Breynia disticha
Phân loại khoa học e
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Rosids
Bộ: Malpighiales
Họ: Phyllanthaceae
Martynov, 1820[1]
Loài điển hình
Phyllanthus
L., 1753
Phân họ

Xem phân loại

Họ Diệp hạ châu (danh pháp khoa học: Phyllanthaceae) là một họ thực vật, trước đây được coi là phân họ Phyllanthoideae của họ Đại kích (Euphorbiaceae).[2] Phân họ Phyllanthoideae đã được chia tách từ họ Euphorbiaceae theo kết quả của phân tích các dòng dõi trong cây tiến hóa. Họ mới này bao gồm 8 tông, 55-59 chi và khoảng 1.725-1.745 cho tới 2.000 loài[3][4] cây thân gỗ, cây bụi và cây thân thảo, phân bố trong khu vực nhiệt đới. Chi Phyllanthus, một trong các chi lớn nhất trong thực vật có hoa, chứa trên 1.200 loài, hay trên một nửa số loài trong họ[5].

Họ hàng gần gũi nhất của nó được coi là họ Picrodendraceae[6].

Họ Phyllanthaceae đông đảo số lượng nhất tại khu vực nhiệt đới, với nhiều loài tại khu vực ôn đới phía nam, và một ít loài sống xa về phía bắc tới miền trung khu vực ôn đới phía bắc[7].

Phân loại

Định nghĩa và giới hạn của họ này gần như trùng khớp với định nghĩa và giới hạn của phân họ Phyllanthoideae trước đây, ngoại trừ tông Drypeteae hiện nay được coi là họ Putranjivaceae và chi Centroplacus, trước đây tạo ra tông Centroplaceae, thì hiện nay là một phần của họ Pandaceae. Theo website của APG, truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2008 thì họ này có thể được chia thành 2 phân họ là:

  • Phân họ Antidesmatoideae Hurusawa với khoảng 21 chi, bao gồm tông Antidesmeae (trừ phân tông Porantherinae), tông Bischofieae, tông Hymenocardieae và chi Cleistanthus của tông Bridelieae.
  • Phân họ Phyllanthoideae Kostelevsky (nghĩa hẹp) với khoảng 38 chi còn lại.

Dưới đây liệt kê các chi theo từng tông.

Phát sinh chủng loài

Sửa đổi họ Phyllanthaceae của Hoffmann và các đồng tác giả dựa trên 2 nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử công bố năm 2005[3][4]. Kể từ sửa đổi này, các nghiên cứu phát sinh chủng loài đã được thực hiện trên một số tông[5][8].

Cây phát sinh chủng loài dưới đây dựa trên các kết quả của một vài nghiên cứu[5][9][10][11]. Năm mươi mốt chi được thể hiện. Chonocentrum (Phyllanthaceae, incertae sedis), và ba thành viên của tông Scepeae (Ashtonia, Distichirrhops, Nothobaccaurea) vẫn chưa được lấy mẫu DNA. Chonocentrum được biết đến từ một mẫu vật đơn lẻ thu thập trong thập niên 1850.[12].

Trong cây phát sinh chủng loài này, hỗ trợ thống kê cho các nhánh được đo theo phần trăm tự hỗ trợ. Mọi nhánh đã chỉ ra có hỗ trợ tự khởi động độ tiết kiệm tối đa ít nhất là 70%.

Antidesmatoideae
Bischofieae

Bischofia

Uapaceae

Uapaca

Spondiantheae

Spondianthus

Scepeae

Protomagabaria

Richeria

Aporosa

Maesobotrya

Baccaurea

Jablonskieae

Jablonskia

Celianella

Antidesmateae

Hieronyma

Leptonema

Martretia

Apodiscus

Hymenocardia

Didymocistus

Thecacoris

Antidesma

Phyllanthoideae
Bridelieae

Securinega

Lachnostylis

Gonatogyne

Savia

Tacarcuna

Discocarpus

Croizatia

Cleistanthus

Pseudolachnostylis

Pentabrachion

Bridelia

Keayodendron

Amanoa

Phyllantheae

Plagiocladus

Margaritaria

Lingelsheimia

Heterosavia

Flueggea

Phyllanthus

Wielandieae

Heywoodia

Chascotheca

Astrocasia

Wielandia

Dicoelia

Chorisandrachne

Poranthereae

Andrachne

Meineckia

Notoleptopus

Pseudophyllanthus

Poranthera

Phyllanthopsis

Actephila

Leptopus

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”. Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ Kathriarachchi H, Hoffmann P, Samuel R, Wurdack KJ, Chase MW (2005). “Molecular phylogenetics of Phyllanthaceae inferred from five genes (plastid atpB, matK, 3'ndhF, rbcL, and nuclear PHYC)”. Mol. Phylogenet. Evol. 36 (1): 112–34. doi:10.1016/j.ympev.2004.12.002. PMID 15904861.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ a b Hashendra S. Kathriarachchi, Petra Hoffmann, Rosabelle Samuel, Kenneth J. Wurdack, and Mark W. Chase (2005). “Molecular phylogenetics of Phyllanthaceae inferred from five genes (plastid atpB, matK, 3'ndhF, rbcL, and nuclear PHYC)”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 36 (1): 112–134. doi:10.1016/j.ympev.2004.12.002.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ a b Rosabelle Samuel, Hashendra S. Kathriarachchi, Petra Hoffmann, Michael H.J. Barfuss, Kenneth J. Wurdack, Charles C. Davis, and Mark W. Chase. 2005. "Molecular phylogenetics of Phyllanthaceae: evidence from plastid matK and nuclear PHYC sequences." American Journal of Botany 92(1):132-141.
  5. ^ a b c Hashendra S. Kathriarachchi, Rosabelle Samuel, Petra Hoffmann, Jelena Mlinarec, Kenneth J. Wurdack, Hélène Ralimanana, Tod F. Stuessy & Mark W. Chase. 2006. "Phylogenetics of tribe Phyllantheae (Phyllanthaceae) based on nrITS and plastid matK DNA sequence data." American Journal of Botany. 93(4):637-655.
  6. ^ Kenneth J. Wurdack, Charles C. Davis. 2009. "Malpighiales phylogenetics: Gaining ground on one of the most recalcitrant clades in the angiosperm tree of life." American Journal of Botany 96(8):1551-1570.
  7. ^ Petra Hoffman. 2007. "Phyllanthaceae" tr. 250-252. Trong: Vernon H. Heywood, Richard K. Brummitt, Ole Seberg, Alastair Culham. Flowering Plant Families of the World. Firefly Books: Ontario, Canada.
  8. ^ Maria S. Vorontsova, Petra Hoffmann, Olivier Maurin, Mark W. Chase. 2007. "Phylogenetics of tribe Poranthereae (Phyllanthaceae)." American Journal of Botany 94(12):2026-2040.
  9. ^ Petra Hoffmann, Hashendra S. Kathriarachchi, and Kenneth J. Wurdack. 2006. "A Phylogenetic Classification of Phyllanthaceae." Kew Bulletin 61(1):37-53.
  10. ^ Petra Hoffmann. 2008. "Revision of Heterosavia, status novus, with notes on Gonatogyne and Savia (Phyllanthaceae)." Brittonia 60(2):136-166.
  11. ^ Maria S. Vorontsova and Petra Hoffmann. 2008. "A phylogenetic classification of tribe Poranthereae (Phyllanthaceae)." Kew Bulletin 63(1):41-59.
  12. ^ W. John Hayden and Sheila M. Hayden (1996). “Two enigmatic biovulate Euphorbiaceae from the Neotropics: relationships of Chonocentron and the identity of Phyllanoa”. American Journal of Botany. 83 (6): 162.

Liên kết ngoài