Hành chính viện Trung Hoa Dân Quốc
Hành chính Viện (tiếng Trung: 行政院; bính âm: Xíngzhèng Yuàn) là nhánh hành pháp của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Nếu dựa trên sự so sánh tương đối, Hành chính viện tương đương với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1949, Hành chính viện đã di chuyển đến Đài Loan sau nội chiến Trung Quốc. Từ năm 1994 - 2005, Đài Loan đã tiến hành sửa đổi hiến pháp với trọng tâm là trao thêm nhiều quyền lực cho Tổng thống, theo đó Hành chính viện nay là cơ quan đứng đầu trong các công việc nội chính hay tài chính, còn Phủ Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc đứng đầu trong các vấn đề quân sự, ngoại giao. Tôn Trung Sơn từng đề ra thuyết chính quyền "ngũ quyền hiến pháp", tức Giám sát viện, Khảo thí viện, Hành chính viện, Tư pháp viện và Lập pháp viện. Lịch sửNăm 1928, chính phủ Quốc dân đã lãnh đạo Quân Cách mạng Quốc dân hoàn thành Bắc Phạt, phụng hệ quân phiệt Đông Bắc là Trương Tác Lâm bị đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ám hại. Con trai ông là Trương Học Lương trở lại Liêu Ninh và thông báo thành lập "Đông Bắc Dịch Xí" để hỗ trợ chính phủ tại Nam Kinh tiến hành thống nhất Trung Quốc. Chính phủ Quốc dân vào ngày 3 tháng 10 cùng năm đã thông qua pháp lệnh tổ chức chính phủ Quốc dân Trung Hoa dân quốc và thành lập "Hành chính viện", cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước. Ngày 8 tháng 10 cùng năm, chính phủ quốc dân thông qua việc Đàm Dân Khải trở thành viện trưởng của Hành chính viện. Tại thời điểm đó, Hành chính viện điều hành các công việc nội chính, ngoại giao, quân sự, tài chính, nông nghiệp, công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Ngày 25 tháng 10, viện trưởng cùng 10 bộ trưởng trong viện đã tuyên thệ nhậm chức, Hành chính viện chính thức hoạt động. Cơ cấu tổ chứcHiện đứng đầu Hành chính viện là Viện trưởng (tương đương với Thủ tướng), một phó Viện trưởng (tương đương Phó Thủ tướng), một bí thư trưởng, một phó bí thứ trưởng, ủy viên chính vụ gồm 5 đến 7 người. Dưới đây là cơ cấu các bộ, ban ngành trong Hành chính viện từ tháng 5 năm 2016 Người phát ngôn Hành chính Viện Bộ (12 bộ)
Ban (7 ban)
Ủy ban (4 ủy ban)
Cơ quan (2)
Tổng cục (2)
Cơ quan độc lập, cơ quan phụ thuộc (5)
Xem thêmTham khảoLiên kết ngoài
|
Portal di Ensiklopedia Dunia