Gliese 832

Gliese 832
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000.0      Xuân phân J2000.0
Chòm sao Thiên Hạc
Xích kinh 21h 33m 33.975s[1]
Xích vĩ −49° 00′ 32.42″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 8.66[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổM2V[3]
Chỉ mục màu B-V1.52[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)18.0 km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: −46.05 ± 0.95[1] mas/năm
Dec.: −817.63 ± 0.59[1] mas/năm
Thị sai (π)201.87 ± 1.01[1] mas
Khoảng cách16.16 ± 0.08 ly
(4.95 ± 0.02 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)10.19[2]
Chi tiết
Khối lượng0.45 ± 0.05[2] M
Bán kính0.48[4] R
Độ sáng (nhiệt xạ)0.035 L
Độ sáng (thị giác, LV)0.007[note 1] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)4.7[2] cgs
Nhiệt độ3,620[5] K
Độ kim loại−0.31 ± 0.2[2]
Tự quay457±93 d[3]
Tuổi9.24[6] Gyr
Tên gọi khác
CD-49°13515, HD 204961, HIP 106440, LHS 3865, PLX 5190
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADThe star
planet c
planet b
Tài liệu ngoại hành tinhdữ liệu
Extrasolar
Planets
Encyclopaedia
dữ liệu

Gliese 832 (Gl 832 hoặc GJ 832) là sao lùn đỏ thuộc hệ thống phân loại các ngôi sao dựa trên sự phân tích độ sáng M2B trong chòm sao ở phía nam Thiên Hạc.[7] Độ sáng biểu kiến là 8,66[2] đồng nghĩa là ngôi sao này không đủ sáng để có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ngôi sao này nằm ở gần Mặt trời, cách mặt trời 16,1 năm ánh sáng và có chuyển động riêng lớn với 818,93 mas mỗi năm.[8] Gliese 832 có trọng lượng và bán kính chưa bằng một nửa của Mặt trời.[7] Chu kỳ quay của nó được tính vào khoảng 46 ngày;[3] Độ tuổi của ngôi sao này vào khoảng 9,5 tỉ năm.[6]

Năm 2014, Gliese 832 được thông báo là có một hành tinh có khả năng hỗ trợ sự sống.[7] Ngôi sao này đạt điểm cận nhật vào khoảng 52.920 năm trước, khi nó đi vào khoảng cách 15.710 ly (4.817 pc) đến Mặt trời.[8]

Hệ thống hành tinh

Gliese 832 có hai hành tinh đã xác định quay quanh ngôi sao chủ.

Khám phá hành tinh Gliese 832 b

Tháng 9 năm 2008, một hành tinh giống sao Mộc, được đặt tên là Gliese 832 b, đã được phát hiện trong chu kì dài, quỹ đạo xoay quanh ngôi sao chủ. Đó là một hành tinh khí khổng lồ, mất khoảng 9 năm hoàn thành quỹ đạo quay quanh ngôi sao chủ của nó.[2]

Khám phá hành tinh Gliese 832 c

Năm 2014, hành tinh thứ hai quay quanh ngôi sao chủ được khám phá bởi các nhà thiên văn học tại trường Đại học New South Wales. Đây là hành tinh được cho là siêu Trái Đất và có được đặt tên khoa học là Gliese 832 c. Ngoại hành tinh này có tên là Gliese 832c, lớn gấp 5 lần Trái Đất và cách Trái Đất 16 năm ánh sáng. Hành tinh này quay quanh ngôi sao chủ Gliese 832, quỹ đạo quay quanh ngôi sao chủ này nằm trong "vùng ở được" - vùng trong đó cho phép nước lỏng tồn tại trên bề mặt hành tinh, có khả năng tồn tại sự sống.

Tiến sĩ Abel Mendez Torres thuộc trường đại học Puerto Rico, cho biết, "Gliese 832c có thể có nhiệt độ, thay đổi mùa, khí quyền trên bề mặt giống Trái Đất".[9]

Hệ hành tinh Gliese 832
Thiên thể đồng hành
(thứ tự từ ngôi sao ra)
Khối lượng Bán trục lớn
(AU)
Chu kỳ quỹ đạo
(ngày)
Độ lệch tâm Độ nghiêng Bán kính
c ≥5.4±1 M🜨 0.162±0-017 35.68±0.03 0.18 ± 0.13
b ≥0.64 ± 0.06 MJ 3.4 ± 0.4 3416 ± 131 0.12 ± 0.11

Hành tinh thứ 3

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học tổng hợp Texas tại Arlington, Hoa Kỳ và Viện Vật lý Mặt trời Kiepenheuer tại Freiburg im Breisgau, Đức công bố tài liệu rằng có một vật thể thứ ba quay quanh sao chủ Gliese 832 ở quỹ đạo giữa Gliese 832 b và Gliese 832 c. Vật thể này được dự đoán có khối lượng nằm trong khoảng 1-15 lần khối lượng Trái Đất và có quỹ đạo quanh sao chủ Gliese 832 trong khoảng 0,25-2 AU.[10][11][12]

Nguồn tia X

Gliese 832 phát ra tia X.[13]

Chú thích

  1. ^ Sử dụng độ sáng biểu kiến của ngôi sao Gliese 832 và độ sáng tuyệt đối của Mặt trời, độ sáng biểu kiến được tính theo công thức

Tham khảo

  1. ^ a b c d e van Leeuwen, F. (2007). “Validation of the new Hipparcos reduction” (PDF). Astronomy and Astrophysics. 474 (2): 653–664. arXiv:0708.1752. Bibcode:2007A&A...474..653V. doi:10.1051/0004-6361:20078357. Vizier catalog entry
  2. ^ a b c d e f g h Bailey, J.; Butler, R. P.; Tinney, C. G.; Jones, H. R. A.; O'Toole, S.; Carter, B. D.; Marcy, G. W. (2008). “A Jupiter-like Planet Orbiting the Nearby M Dwarf GJ832”. The Astrophysical Journal. 690 (1): 743–747. arXiv:0809.0172. Bibcode:2009ApJ...690..743B. doi:10.1088/0004-637X/690/1/743.
  3. ^ a b c Suárez Mascareño, A.; và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2015), “Rotation periods of late-type dwarf stars from time series high-resolution spectroscopy of chromospheric indicators”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 452 (3): 2745–2756, arXiv:1506.08039, Bibcode:2015MNRAS.452.2745S, doi:10.1093/mnras/stv1441.
  4. ^ Johnson, H. M.; Wright, C. D. (1983). “Predicted infrared brightness of stars within 25 parsecs of the sun”. The Astrophysical Journal Supplement Series. 53: 643–771. Bibcode:1983ApJS...53..643J. doi:10.1086/190905.
  5. ^ Interpolated value from NASA Exoplanet Archive, per: Bessell, M. S. (1995). “The Temperature Scale for Cool Dwarfs”. Trong Tinney, C. G. (biên tập). The Bottom of the Main Sequence - and Beyond, Proceedings of the ESO Workshop. Springer-Verlag. tr. 123. Bibcode:1995bmsb.conf..123B.
  6. ^ a b Safonova, M.; Murthy, J.; Shchekinov, Yu. A. (2014). “Age Aspects of Habitability”. International Journal of Astrobiology. 15 (2): 93–105. arXiv:1404.0641. Bibcode:2016IJAsB..15...93S. doi:10.1017/S1473550415000208.
  7. ^ a b c "Nearby Alien Planet May Be Capable of Supporting Life", Mike Wall, Space.com, ngày 25 tháng 6 năm 2014,
  8. ^ a b Bailer-Jones, C. A. L. (tháng 3 năm 2015), “Close encounters of the stellar kind”, Astronomy & Astrophysics, 575: 13, arXiv:1412.3648, Bibcode:2015A&A...575A..35B, doi:10.1051/0004-6361/201425221, A35.
  9. ^ Wittenmyer, R.A.; Tuomi, M.; Butler, R.P.; Jones, H. R. A.; O'Anglada-Escude, G.; Horner, J.; Tinney, C.G.; Marshall, J.P.; Carter, B.D.; và đồng nghiệp (2014). “GJ 832c: A super-earth in the habitable zone”. The Astrophysical Journal. 1406 (2): 5587. arXiv:1406.5587. Bibcode:2014ApJ...791..114W. doi:10.1088/0004-637X/791/2/114.
  10. ^ Dynamics of a Probable Earth-mass Planet in the GJ 832 System S. Satyal, J. Griffith, and Z. E. Musielak. The Astrophysical Journal, Volume 845, Number 2 Published 2017 August 17
  11. ^ UTA astrophysicists predict Earth-like planet may exist in star system only 16 light years away Lưu trữ 2017-12-08 tại Wayback Machine - Louisa Kellie, UTA News Center ngày 17 tháng 8 năm 2017
  12. ^ Gliese 832 Hosts at Least Three Exoplanets, Astrophysicists Say Sci-News Aug 18, 2017 by Natali Anderson doi:10.3847/1538-4357/aa80e2
  13. ^ Schmitt, J. H. M. M.; Fleming, T. A.; Giampapa, M. S. (1995). “The X-ray view of the low-mass stars in the solar neighborhood”. The Astrophysical Journal. 450 (9): 392–400. Bibcode:1995ApJ...450..392S. doi:10.1086/176149.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia