NGC 7418

NGC 7418
NGC 7418 qua kính viễn vọng Hubble
Ghi công: ESA/NASA
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoThiên Hạc
Xích kinh22h 56m 36.2s[1]
Xích vĩ−37° 01′ 48.3″[1]
Dịch chuyển đỏ0.004837 ± 0.000017 [1]
Vận tốc xuyên tâm Mặt Trời1,450 ± 5 km/s[1]
Khoảng cách59.1 ± 8.5 Mly (18.2 ± 2.6 Mpc)[1]
Cấp sao biểu kiến (V)11.0
Đặc tính
KiểuSAB(rs)cd [1]
Kích thước biểu kiến (V)3′.5 × 2′.6[1]
Tên gọi khác
ESO 406- G025, MCG -06-50-013, PGC 70069[1]

NGC 7418 là tên của một Thiên hà xoắn ốc trung gian nằm trong chòm sao Thiên Hạc. Vị trí của nó cách Trái Đất khoảng 60 triệu năm ánh sáng[1]. Người phát hiện ra thiên hà này là John Herchel vào ngày 30 tháng 8 năm 1834[2].

Đặc điểm

NGC 7418 có tâm sáng nằm trong "thanh chắn". Thanh chắn này xuất hiện rất rõ ràng trên ảnh hồng ngoại trong khi chiều dài của bước sóng quang học của nó lại yếu hơn và thấm chí không hề tạo thành thanh chắn. Vòng xoắn ốc của nó bắt nguồn từ hai điểm cuối của thanh chắn. Phần bên trong của NGC 7418 có những điểm nút trong khi phần bên ngoài thì không[3]. Từ điểm nhìn của trái đất, NGC 7418 nghiêng một góc 42 độ.[4]

Các nhà nghiên cứu tin rằng phần trung tâm của nó có một Lỗ đen siêu khối lượng. Ước tính khối lượng của lỗ đen ấy khoảng từ 1 đến 15 triệu (106.58 ± 0.59) khối lượng mặt trời[5]. Phần trung tâm của nó còn có một cụm quần tinh rất lớn với khối lượng gần bằng 60 triệu (107.78 ± 0.19) lần khối lượng mặt trời[6]. Sự tồn tại của cụm sao lớn này không phủ nhận sự tồn tại của lỗ đen siêu khối lượng kia, điều này cũng giống như Ngân hà của chúng ta và Thiên hà Tiên Nữ[5]. Những ngôi sao ở phần trung tâm của NGC 7418 là những ngôi sao trẻ, chưa đầy 100 triệu năm tuổi.[7]

Một vụ nổ siêu tân tinh đã được quan sát ở thiên thế này là SN 1983 bởi L. E. Gonzalez tại núi Cero El Roble, Chile. Vị trí là 11" tây và 52" nam tính từ điểm sáng trung tâm. Vào ngày 3 tháng 9 năm 1983, cấp sao biểu kiến của nó đạt 15.5[8].

Dữ liệu hiện tại

Theo như quan sát, đây là thiên hà thuộc chòm sao Thiên Hạc. Dưới đây là một số dữ liệu khác:

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 7418. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2019.
  2. ^ Seligman, Courtney. “NGC 7418 (= PGC 70069)”. Celestial Atlas. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2018.
  3. ^ Eskridge, Paul B.; Frogel, Jay A.; Pogge, Richard W.; Quillen, Alice C.; Berlind, Andreas A.; Davies, Roger L.; DePoy, D. L.; Gilbert, Karoline M.; Houdashelt, Mark L.; Kuchinski, Leslie E.; Ramirez, Solange V.; Sellgren, K.; Stutz, Amelia; Terndrup, Donald M.; Tiede, Glenn P. (tháng 11 năm 2002). “Near‐Infrared and Optical Morphology of Spiral Galaxies”. The Astrophysical Journal Supplement Series. 143 (1): 73–111. arXiv:astro-ph/0206320. Bibcode:2002ApJS..143...73E. doi:10.1086/342340.
  4. ^ Munoz‐Mateos, J. C.; Gil de Paz, A.; Boissier, S.; Zamorano, J.; Jarrett, T.; Gallego, J.; Madore, B. F. (tháng 4 năm 2007). “Specific Star Formation Rate Profiles in Nearby Spiral Galaxies: Quantifying the Inside‐Out Formation of Disks”. The Astrophysical Journal. 658 (2): 1006–1026. arXiv:astro-ph/0612017. Bibcode:2007ApJ...658.1006M. doi:10.1086/511812.
  5. ^ a b Davis, Benjamin L.; Berrier, Joel C.; Johns, Lucas; Shields, Douglas W.; Hartley, Matthew T.; Kennefick, Daniel; Kennefick, Julia; Seigar, Marc S.; Lacy, Claud H. S. (ngày 20 tháng 6 năm 2014). “The Black Hole Mass Function Derived from Local Spiral Galaxies”. The Astrophysical Journal. 789 (2): 124. arXiv:1405.5876. Bibcode:2014ApJ...789..124D. doi:10.1088/0004-637X/789/2/124.
  6. ^ Walcher, C. J.; van der Marel, R. P.; McLaughlin, D.; Rix, H.‐W.; Boker, T.; Haring, N.; Ho, L. C.; Sarzi, M.; Shields, J. C. (tháng 1 năm 2005). “Masses of Star Clusters in the Nuclei of Bulgeless Spiral Galaxies”. The Astrophysical Journal. 618 (1): 237–246. arXiv:astro-ph/0409216. Bibcode:2005ApJ...618..237W. doi:10.1086/425977.
  7. ^ Walcher, C. J.; Boker, T.; Charlot, S.; Ho, L. C.; Rix, H.‐W.; Rossa, J.; Shields, J. C.; van der Marel, R. P. (tháng 10 năm 2006). “Stellar Populations in the Nuclei of Late‐Type Spiral Galaxies”. The Astrophysical Journal. 649 (2): 692–708. arXiv:astro-ph/0604138. Bibcode:2006ApJ...649..692W. doi:10.1086/505166.
  8. ^ “Circular No. 3867”. International Astronomical Union Circular. Central Bureau for Astronomical Telegrams. ngày 23 tháng 9 năm 1983.

Liên kết ngoài