Duyên khởi

Bản chuyển ngữ của
paṭiccasamuppāda
Tiếng Anhdependent origination,
dependent arising,
interdependent co-arising,
conditioned arising
Tiếng Phạnप्रतीत्यसमुत्पाद
(IAST: pratītyasamutpāda)
Tiếng Paliपटिच्चसमुप्पाद (paṭiccasamuppāda)
Tiếng Bengalপ্রতীত্যসমুৎপাদ
(prôtītyôsômutpādô)
Tiếng Miến Điệnပဋိစ္စ သမုပ္ပါဒ်
IPA: [bədeiʔsa̰ θəmouʔpaʔ]
Tiếng Trung Quốc緣起
(Bính âm Hán ngữyuánqǐ)
Tiếng Nhật縁起
(rōmaji: engi)
Tiếng Khmerបដិច្ចសមុប្បាទ
(padecchak samubbat)
Tiếng Hàn연기
(Romaja quốc ngữ: yeongi)
Tiếng Sinhalaපටිච්චසමුප්පාද
Tiếng Tạng tiêu chuẩnརྟེན་ཅིང་འབྲེལ་བར་འབྱུང་བ་
(Wylie: rten cing 'brel bar
'byung ba
[[Phiên âm giản thể THL |THL]]: ten-ching drelwar
jungwa
)
Tiếng Tháiปฏิจจสมุปบาท
(RTGS: patitcha samupabat)
Tiếng ViệtDuyên khởi
Thuật ngữ Phật Giáo

Paṭiccasamuppāda (tiếng Phạn: प्रतीत्यसमुत्पाद pratītyasamutpāda; tiếng Nam Phạn: पटिच्चसमुप्पाद paṭiccasamuppāda), thường được dịch là khởi nguồn có tính phụ thuộc, hoặc còn gọi là duyên khởi (zh. 縁起, sa. pratītyasamutpāda, pi. paṭiccasamuppāda, bo. rten cing `brel bar `byung ba རྟེན་ཅིང་འབྲེལ་བར་འབྱུང་བ་), cũng được gọi là nhân duyên sinh (zh. 因縁生) hay nhân duyên, và vì bao gồm 12 thành phần nên cũng có tên khác là thập nhị nhân duyên (zh. 十二因縁, sa. dvādaśanidāna, dvādaśāṅgapratītyasamutpāda, bo. rten `brel yan lag bcu gnyis རྟེན་འབྲེལ་ཡན་ལག་བཅུ་གཉིས་), là một giáo lý quan trọng của triết học Phật giáo, nói rằng tất cả các pháp (dharmas - các hiện tượng) sinh khởi đều phụ thuộc vào những pháp khác: "nếu cái này tồn tại, thì cái kia tồn tại; nếu cái này đoạn diệt, thì cái kia cũng đoạn diệt".

Nguyên lý này được thể hiện qua các liên kết duyên khởi trong Phật giáo (tiếng Pali: dvādasanidānāni, tiếng Phạn: dvādaśanidānāni), là một danh sách gồm 12 yếu tố phụ thuộc lẫn nhau rút ra từ các giáo lý của Đức Phật. Theo truyền thống, danh sách này được hiểu như là việc mô tả sự khởi đầu có điều kiện của việc tái sinh trong luân hồi (saṃsāra), và khổ (duḥkha) là một kết quả tất yếu. Thuyết này chỉ rõ là mọi hiện tượng tâm lývật lý tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác, làm thành một vòng với mười hai yếu tố. Các yếu tố này làm loài hữu tình cứ mãi vướng mắc trong luân hồi.

Một cách giải nghĩa khác cho rằng danh sách là sự miêu tả về sự phát sinh của những thứ thuộc về tâm trí và kéo theo là sự nhận thức về "tôi" và "của tôi", đó là những nguồn gốc của sự đau khổ. Theo đó, sự đảo ngược chuỗi nhân quả được giải thích là sự dẫn đến sự chấm dứt những thứ hình thành từ tâm trí và sự tái sinh. Các học giả đã chú ý đến những sự không thống nhất trong danh sách, và đánh giá nó là một sự tổng hợp về sau của một vài danh sách trước đó.[1][2][3][4][5][6]

Duyên khởi và Vô ngã (zh. 無我, sa. anātman, pi. anattā) là hai giáo lý làm rường cột cho tất cả các tông phái Phật giáo. Trong giáo lý Duyên khởi đức Phật dạy về 12 duyên hỗ tương, lệ thuộc lẫn nhau trong một vòng xích có 12 khoen.

Từ nguyên

Pratityasamutpada (tiếng Phạn: प्रतीत्यसमुत्पाद) bao gồm hai thuật ngữ:

  • pratitya: "có tính bị phụ thuộc"; xuất hiện trong nhiều kinh điển của Vệ-đàÁo nghĩa thư khác nhau, chẳng hạn như các bài thánh ca 4.5,14, 7.68.6 của Rigveda và 19,49.8 của Atharvaveda, theo nghĩa "xác nhận, phụ thuộc, thừa nhận nguồn gốc". Nguồn gốc tiếng Phạn của từ này là prati*, là hình thức xuất hiện rộng rãi hơn trong văn học Vệ-Đà, và nó có nghĩa là "đi về phía trước, quay lại, trở lại, tiếp cận" và đồng thời hàm nghĩa "quan sát, tìm hiểu, thuyết phục chính mình về sự thật về bất cứ điều gì, sự chắc chắn về, tin tưởng, trao niềm tin, công nhận". Trong các ngữ cảnh khác, pratiti*- một thuật ngữ liên quan- có nghĩa là "hướng tới, tiếp cận, hiểu biết sâu sắc về bất cứ điều gì".
  • samutpada: "sự phát sinh", "sự tăng, sự sản xuất, nguồn gốc". Trong văn học Vệ Đà, nó có nghĩa là "mọc lên cùng nhau, phát sinh, đến để vượt qua, xảy ra, hiệu ứng, hình thành, sản xuất, bắt nguồn".

Thuật ngữ này đã được dịch khác nhau sang tiếng Anh như khởi nguồn có tính phụ thuộc, duyên khởi, đồng phát sinh và phụ thuộc lẫn nhau, phát sinh có điều kiện hoặc là sự khởi đầu có điều kiện.

Thuật ngữ này cũng có thể chỉ cho mười hai liên kết, Pali : dvādasanidānāni, tiếng Phạn: dvādaśanidānāni, trong đó dvāvaśa ("mười hai") + nidānāni (số nhiều của "nidāna","nguyên nhân, động lực, liên kết"). Nói chung, trong truyền thống phật giáo Đại thừa, pratityasamutpada (tiếng Phạn) được sử dụng để chỉ cho nguyên tắc chung của quan hệ nhân quả phụ thuộc lẫn nhau, trong khi theo truyền thống phật giáo Thượng tọa bộ thì paticcasamuppāda (tiếng Pali) được dùng để chỉ cho mười hai liên kết.

Danh sách nhân duyên

Mười hai nhân duyên

  12 Nhân Duyên  
Vô minh
Hành
Thức
Danh & Sắc
Lục nhập
Xúc
Thọ
Ái
Thủ
Hữu
Sinh
Già & Chết
 

Theo kinh Duyên khởi, mười hai nhân duyên cụ thể như sau:

  1. Vô minh (zh. 無明, sa. avidyā, pi. avijjā): Sự nhận thức sai lầm về cuộc đời. Không thấy rõ đời là bể Khổ hay Tứ Diệu Đế, không thấy rõ bản chất của sự vật, hiện tượng đều Vô thường, Vô ngã;
  2. Vô minh sinh Hành (zh. 行, sa. saṃskāra, pi. saṅkhāra): Hành động tạo nghiệp từ thân, khẩu, ý. Hành này có thể tốt hoặc xấu hay trung tính;
  3. Hành sinh Thức (zh. 識, sa. vijñāna, pi. viññāṇa), làm nền tảng cho một đời sống mới: Thức lựa chọn cha mẹ đúng như hành tốt xấu quy định;
  4. Thức sinh Danh sắc (zh. 名色, sa., pi. nāmarūpa): Là toàn bộ tâm lý và vật lý của bào thai mới, do Ngũ uẩn tạo thành;
  5. Danh sắc sinh Lục nhập (zh. 六根, sa. ṣaḍāyatana, pi. saḷāyatana): Là toàn bộ các giác quan và đối tượng của chúng. Lục nhập = 6 căn + 6 trần;
  6. Xúc (zh. 觸, sa. sparśa, pi. phassa): Lục căn bắt đầu tiếp xúc với bên ngoài gọi là Xúc.
  7. Xúc sinh Thọ/Thụ (zh. 受, sa., pi. vedanā): Cảm giác, cảm nhận, lãnh thọ. Ví dụ như: yêu, thích, ganh ghét, đố kỵ, lo sợ, hạnh phúc, ưu sầu, thất vọng, hối tiếc, khó chịu, sân giận,...;
  8. Thọ sinh Ái (zh. 愛, sa. tṛṣṇā, pi. taṇhā): Sự ham muốn từ các giác quan như mắt ưa thích sắc đẹp, mũi thích hương thơm, tai ưa tiếng hay, lưỡi đắm vị ngọt, thân ưa xúc chạm êm ái hay Ngũ dục : Tiền tài; Danh vọng; Sắc đẹp; Ăn ngon; Ngủ nghỉ;
  9. Ái sinh Thủ (zh. 取, sa., pi. upādāna): Giành giữ lấy, chiếm lấy cho mình;
  10. Thủ dẫn đến Hữu (zh. 有, sa., pi. bhava): Là toàn bộ những gì ta gọi là tồn tại, sự sống, thế giới;
  11. Hữu dẫn đến Sinh (zh. 生, sa., pi. jāti): Là cuộc sống hằng ngày bao gồm dục lạc, tham ái hay lòng ham muốn;
  12. Sinh dẫn đến Già & Chết (zh. 老死, sa., pi. jarāmaraṇa): Có sinh ắt có diệt.

Kinh nghiệm giác ngộ lý duyên khởi bao gồm Mười hai nhân duyên của Phật được ghi lại trong Luật tạng (sa., pi. vinayapiṭaka), phần Đại phẩm (pi. mahāvagga).

Giải nghĩa

Người ta có thể nhìn Mười hai nhân duyên dưới nhiều cách phân tích khác nhau. Cách phân tích thông thường có tính thời gian là: yếu tố 1-2 thuộc về đời sống trước đây, yếu tố 3-7 là điều kiện và nguyên nhân sinh thành của đời sống sau này, yếu tố 8-10 là kết quả trong đời sống này, yếu tố 11-12 chỉ đời sống tương lai.

Mười hai nhân duyên chỉ rõ tính chất liên hệ lẫn nhau của dòng chảy "Tâm", "Vật" của thế giới hiện tượng, trong đó những khái niệm quan trọng nhất là "Ta", "Người", "Sinh vật". Nếu thuyết vô ngã chỉ rõ thế giới và con người do các yếu tố giả hợp kết thành với nhau, thật chất là trống rỗng, thì thuyết nhân duyên có tính chất tổng hợp các yếu tố đó, chỉ ra rằng mọi hiện tượng thân tâm đều bắt nguồn từ những hiện tượng khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau đó có thể nhìn dưới khía cạnh đồng thời hoặc có thứ tự thời gian.

Thuyết Mười hai nhân duyên được các trường phái Phật giáo giải thích khác nhau. Nam tông cho rằng thuyết này đã giải thích nguyên nhân của khổ và tất cả mọi pháp hữu vi (sa. saṃskṛta) đều có nguyên nhân và điều kiện mới sinh ra nên chúng vô ngã - không có một tự tính nào. Như thế thuyết Mười hai nhân duyên nhằm dẫn đến quan điểm vô ngã.

Trong Bắc tông, Mười hai nhân duyên được sử dụng để chứng minh sự không thật của sự vật và đặc biệt trong Trung quán tông (sa. mādhyamika), Mười hai nhân duyên được định nghĩa là tính Không. Kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa nhấn mạnh rằng Mười hai nhân duyên không nên hiểu theo thứ tự thời gian. Thuyết này nói lên sự liên hệ của vạn vật một cách tổng quát.

Sự phụ thuộc có điều kiện

Các giáo lý của Duyên khởi khẳng định quan hệ nhân quả không theo quan hệ nhân quả trực tiếp giống như của Newton hoặc theo nhân quả đơn độc. Thay vào đó, nó khẳng định một quan nhân quả có điều kiện một cách gián tiếp và một nhân quả đa dạng. Quan điểm về "liên kết nhân quả" trong Phật giáo rất khác với ý tưởng về nhân quả đã được phát triển ở châu Âu. Thay vào đó, khái niệm về quan hệ nhân quả trong Phật giáo là sự đề cập đến các điều kiện được tạo ra bởi một số nhiều những nguyên nhân, mà cùng nhau một cách cần thiết chúng tạo ra các hiện tượng bên trong đời sống và bên kia cuộc sống, chẳng hạn như nghiệp trong một đời sống tạo ra các điều kiện để dẫn đến sự tái sinh cụ thể trong một cõi cho một đời sống khác. Nguyên tắc Duyên khởi khẳng định rằng sự khởi nguồn có tính phụ thuộc là một điều kiện cần thiết. Điều này được thể hiện rõ trong Kinh trung bộ (MN): "Khi cái này có, thì cái kia có; Cái này phát sinh, thì cái kia phát sinh; Khi cái này không có, thì cái kia không có; Cái này chấm dứt, Cái kia chấm dứt."

Nguyên lý bản thể học

Theo Peter Harvey, Duyên khởi (Pratityasamutpada) là một nguyên tắc bản thể học; đó là, một lý thuyết để giải thích bản chất và sự liên hệ của sự tồn tại, sự trở thành và thực tại tột cùng. Phật giáo khẳng định rằng không có gì là độc lập, ngoại trừ niết bàn. Tất cả các trạng thái vật lý và tâm trí phụ thuộc và phát sinh từ các trạng thái đã tồn tại trước đó, và đến lượt chúng sinh ra các trạng thái phụ thuộc khác trong khi chúng chấm dứt. Các 'nhân duyên khởi lên' đều hành động theo nhân quả, và do đó Duyên khởi là niềm tin của Phật giáo cho rằng quan hệ nhân quả là nền tảng của bản thể học, không phải là một đấng sáng tạo (Chúa, thần thánh) cũng không phải là khái niệm bản thể học của Vệ-đà gọi là Đại ngã (Brahman) hay bất kỳ 'nguyên tắc sáng tạo siêu việt' nào khác.

Nguyên lý bản thể luận của Duyên khởi trong Phật giáo được áp dụng không chỉ để giải thích bản chất, sự tồn tại của vật chất và hiện tượng được quan sát thực nghiệm, mà còn đối với bản chất và sự tồn tại của sự sống. Ở dạng trừu tượng, theo Peter Harvey, "học thuyết nêu rõ: 'Do cái này có mặt, cái kia có mặt. Do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này diệt, cái kia diệt'." Không có "nguyên nhân đầu tiên" mà tất cả mọi loài nảy sinh.

Cách vận hành của tâm trí

Đối lập với sự giải thích bản thể học của Harvey, Eviatar Shulman lập luận rằng có một số ý nghĩa bản thể có thể được lượm lặt từ duyên khởi, nhưng cốt lõi của nó là liên quan đến "xác định các quá trình khác nhau về trải nghiệm của tâm trí và mô tả mối quan hệ của chúng".[6]

Noa Ronkin dẫn rằng trong khi Đức Phật hoãn tất cả các nhận định đánh giá về các câu hỏi siêu hình nhất định, ngài không phải là một nhà chống đối về siêu hình học: không có dẫn chứng nào trong các bản kinh gợi ý rằng các câu hỏi siêu hình là hoàn toàn vô nghĩa, thay vào đó Đức Phật đã dạy rằng kinh nghiệm có thể cảm nhận qua các giác quan đều là khởi nguồn có tính phụ thuộc và bất kể cái gì là khởi nguồn có tính phụ thuộc thì bị ảnh hưởng, vô thường, là đối tượng của sự thay đổi, và vô ngã.[7]

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo

Tài liệu chủ yếu

Kinh văn
  • Duyên khởi kinh (zh. 縁起經) dịch từ Phạn văn trong: Frauwallner, E. Die Philosophie des Buddhismus, Berlin 1956.
  • Duyên Khởi kinh (zh. 縁起經), Taishō No. 124.
  • Luật tạng (pi. Vinayapiṭaka), Đại phẩm (pi. mahāvagga), bài Mahākkhandaka.
  • Trung Bộ (zh. 中部, pi. Majjhimanikāya MN) II.32.
  • Tương Ưng bộ (zh. 中部, pi. Saṃyuttanikāya SN) II. 28.
Nghiên cứu
  • Bucknell, Roderick S. (1999), “Conditioned Arising Evolves: Variation and Change in Textual Accounts of the Paticca-samupadda Doctrine”, Journal of the International Association of Buddhist Studies, 22 (2)
  • Frauwallner, Erich (1973), “Chapter 5. The Buddha and the Jina”, History of Indian Philosophy: The philosophy of the Veda and of the epic. The Buddha and the Jina. The Sāmkhya and the classical Yoga-system, Motilal Banarsidass
  • Gombrich, Richard (2009), “Chaper 9. Causation and non-random process”, What the Buddha Thought, Equinox
  • Jones, Dhivan Thomas (2009), “New Light on the Twelve Nidanas”, Contemporary Buddhism, 10 (2): 241–259, doi:10.1080/14639940903239793, S2CID 145413087
  • Ronkin, Noa (2009), Edelglass; và đồng nghiệp (biên tập), “Theravada Metaphysics and Ontology”, Buddhist Philosophy: Essential Readings, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-532817-2
  • Schumann, Hans Wolfgang (1997) [1976], Boeddhisme. Stichter, scholen, systemen (Buddhismus - Stifter, Schulen und Systemen), Asoka
  • Shulman, Eviatar (2008), “Early Meanings of Dependent-Origination” (PDF), Journal of Indian Philosophy, 36 (2): 297–317, doi:10.1007/s10781-007-9030-8, S2CID 59132368, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2016

Tài liệu thứ yếu

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Kala, Acharya. Buddhānusmṛti, A Glossary of Buddhist Terms. Mục từ pratītya-samutpāda trang 173.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán

Read other articles:

Retired US Army general (born 1964) Mark J. O'NeilO'Neil as CG of U.S. Army AlaskaBirth nameMark J. O'NeilBorn (1964-06-12) June 12, 1964 (age 59)New York, United StatesAllegiance United StatesService/branch United States ArmyYears of service1986–2019Rank Major GeneralCommands heldU.S. Army AlaskaDelta ForceBattles/warsIraq WarWar in AfghanistanAwardsArmy Distinguished Service MedalDefense Superior Service MedalLegion of MeritBronze Star MedalMeritorious Service Medal M…

Philippine television news broadcasting show This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Pangunahing Balita – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (April 2022) (Learn how and when to remove this message) Pangunahing BalitaGenreNews programLive actionStarringSee anchorsOpening themeWe're on Your Side …

Political ideology within the US Republican Party Rockefeller Republicans Prominent figuresEdward Brooke,Dwight D. Eisenhower,Jacob Javits,Charles H. Percy,Nelson A. Rockefeller,William Scranton,Ted Stevens,Lowell WeickerIdeologyModerate Republicanism[1]Economic interventionism[2][3]American Whig Tradition[4]Political positionCenter to center-right[5]Politics of United StatesPolitical partiesElections Nelson Rockefeller, after whom Rockefeller Republi…

Chinese Chan Buddhist monk This article is about the contemporary Buddhist monk. For the city, now a district, previously in Republic of China's Chahar Province and now part of Hebei, see Xuanhua District. This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Hsuan Hua – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (J…

يفتقر محتوى هذه المقالة إلى الاستشهاد بمصادر. فضلاً، ساهم في تطوير هذه المقالة من خلال إضافة مصادر موثوق بها. أي معلومات غير موثقة يمكن التشكيك بها وإزالتها. (ديسمبر 2018) ابن ناهوج الإسكافي معلومات شخصية الميلاد القرن 20  الحياة العملية المهنة خطاط  تعديل مصدري - تعديل   …

Irish energy company Northern Ireland Electricity Networks LimitedCompany typePrivate (subsidiary of ESB Group)IndustryEnergyFounded1991HeadquartersNorthern IrelandRevenue £302.5 million (2022)Operating income £117.1 million (2022)Net income £57.3 million (2022)Number of employees 1367 (Dec 2022)ParentESB GroupWebsitewww.nienetworks.co.uk Footnotes / references[1] Northern Ireland Electricity Networks Limited (NIE Networks) is the electricity asset owner of the transmission a…

سي بي إستوديانتس شعار سي بي إستوديانتسشعار سي بي إستوديانتس معلومات النادي الدوري ليغا أيه سي بي البلد إسبانيا  تأسس عام 1948[1]  الصالة بلاسيو دي ديبورتس دي لا كوميونداد الموقع مدريد ألوان الفريق أسود، أزرق     الموقع الرسمي http://www.clubestudiantes.com البطولات البطولات 3 أ…

Uzi

Untuk penamaan lain, lihat Uzi (disambiguasi). Uzi Pistol mitraliur Uzi buatan IMI (IWI). Jenis Pistol mitraliur, Pistol otomatis Negara asal  Israel Sejarah pemakaian Digunakan oleh Lihat Pengguna Pada perang Krisis Suez, Perang enam hari, Perang Yom Kippur, Perang sipil Srilanka, Perang koloni Portugis, Perang perbatasan Afrika Selatan, Perang Rhodesian Sejarah produksi Perancang Uziel Gal[1] Tahun 1948 Produsen Israel Military Industries, FN Herstal, Norinco, Lyttl…

Fonio Klasifikasi ilmiah Kerajaan: Plantae (tanpa takson): Tracheophyta (tanpa takson): Angiospermae (tanpa takson): Monokotil (tanpa takson): Komelinid Ordo: Poales Famili: Poaceae Genus: Digitaria Spesies: D. exilis Nama binomial Digitaria exilis(Kippist) Stapf Sinonim Paspalum exile Kippist Syntherisma exilis (Kippist) Newbold Digitaria iburua Digitaria compacta Fonio merupakan serealia yang dibudidayakan di Afrika Barat, terutama di sekitar daerah aliran Sungai Niger dan Volta. Karena b…

Chip's Challenge Diterbitkan di1989 (Lynx)GenrePuzzleKarakteristik teknisSistem operasiAndroid PlatformZX Spectrum, Windows, DOS, Amiga, Commodore 64, Atari ST, Amstrad CPC, macOS, Android dan Atari Lynx ModePermainan video pemain tunggal Formatdisket dan unduhan digital Metode inputlayar sentuh Informasi pengembangPengembangEpyxPenyuntingAtari DesainerChuck SommervillePenerbitAtari (Atari Lynx) U.S. Gold (Atari ST, Amiga, ZX Spectrum) Epyx (MS-DOS) Microsoft Home (Windows) Informasi tambahanMob…

Cet article est une ébauche concernant l’anglicanisme et l’Angleterre. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. Diocèse de Chelmsford La Cathédrale de Chelmsford Informations générales Pays Royaume-Uni Église anglicane Type de juridiction diocèse Création 1897 Province ecclésiastique Province de Cantorbéry Siège Chelmsford Titulaire actuel Stephen Cottrell Langue(s) liturgique(s) anglais Territ…

Illustration de 1776 de divers lamas, dont le chilihueque en haut à droite. Le huèque ou chilihuèque, voire chili-huèque, est une espèce de camélidés d'Amérique du Sud qui était élevée sur le territoire des régions actuelles de Zona Central (en) et de Zona Sur (en) du Chili par les civilisations précolombiennes jusqu'au début de l'époque coloniale. Sa dénomination initiale était huèque, mais le préfixe chili a été ajouté pour le distinguer du mouton, aussi nommé …

Scottish Whig politician, journalist, lawyer and political economist Francis HornerFrancis Horner by Henry Raeburn.Member of Parliament for St MawesIn office1813–1817Member of Parliament for WendoverIn office1807–1812Member of Parliament for St IvesIn office1806–1807 Personal detailsBorn(1778-08-12)12 August 1778Edinburgh, Scotland.Died8 February 1817(1817-02-08) (aged 38)Pisa, Italy.Resting placeOld English Cemetery, Livorno, Italy.CitizenshipUnited Kingdom of Great Britain and Irela…

此条目讲述香港處於施工或详细规划阶段的工程。设计阶段的資訊,或許与竣工后情況有所出入。无可靠来源供查证的猜测会被移除。   提示:此条目页的主题不是啟德大廈或啟德花園。 《啟德發展計劃》發展局部範圍(2009年) 《啟德發展計劃》發展局部範圍(2009年) 2016年的啟德發展 2017年,啟德坊一帶已有多個住宅正興建中 2022年,啟德坊一帶部分住宅已經落成,…

イントゥルーダー著者 高嶋哲夫発行日 1999年4月20日(単行本)2002年3月10日(文庫本)2022年1月10日(文庫本)発行元 文藝春秋ジャンル ミステリー国 日本言語 日本語形態 四六判上製 カバー装文庫本ページ数 328(単行本)384(文庫本)400(文庫本)コード ISBN 978-4163185101 ISBN 4-16-765627-2ISBN 978-4-16-791815-6(文庫本) ウィキポータル 文学 [ ウィキデータ項目を編集 ]…

Italian Renaissance mathematician, physician, astrologer (1501–1576) Cardanus redirects here. For the lunar crater, see Cardanus (crater). Girolamo Cardano17th-century portrait engraving of CardanoBorn(1501-09-24)24 September 1501Pavia, Duchy of MilanDied21 September 1576(1576-09-21) (aged 74)Rome, Papal StatesNationalityItalianAlma materUniversity of PaviaKnown forCardano–Tartaglia formulaFirst systematic use of negative numbers in EuropeScientific careerFieldsScience, mathem…

هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (يوليو 2020) يفتقر محتوى هذه المقالة إلى الاستشهاد بمصادر. فضلاً، ساهم في تطوير هذه المقالة من خلال إضافة مصادر موثوق بها. أي معلومات غير موثقة يمكن التشكيك بها وإزالتها. (د…

Soviet and Russian writer (1938–2020) This article includes a list of general references, but it lacks sufficient corresponding inline citations. Please help to improve this article by introducing more precise citations. (May 2015) (Learn how and when to remove this message) Vladislav Krapivin Vladislav Petrovich Krapivin (Russian: Владислав Петрович Крапивин; 14 October 1938 – 1 September 2020) was a Soviet and Russian children's books writer.[1] Biography V…

Эта страна Автор Фигль-Мигль Жанр Русская литература, отечественный детектив Язык оригинала русский Оригинал издан 2017 Издатель Лимбус Пресс Выпуск 2017 Страниц 376 ISBN 978-5-8370-0812-2 «Эта страна» — роман, детектив писателя современной русской литературы Фигль-Мигль. Рома…

African grey parrot owned by Rachel and Andrew Jackson Not to be confused with Little Poll Parrot or Poll Parrot Shoes. PollSpeciesAfrican greyKnown forShouting profanities at Andrew Jackson's funeral Poll, nicknamed Polly,[1] was a pet African grey parrot originally owned by Rachel Jackson, but adopted by her husband Andrew Jackson after her death. It is commonly reported that Poll learned to shout profanities by listening to Andrew Jackson, and had to be removed from his 1845 fune…