Connarus

Connarus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Oxalidales
Họ (familia)Connaraceae
Chi (genus)Connarus
L., 1753
Loài điển hình
Connarus monocarpus
L., 1753
Các loài
80-100. Xem văn bản.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Anisostemon Turcz., 1847
  • Canicidia Vell., 1829
  • Cynotoxicum Vell., 1829
  • Erythrostigma Hassk., 1842
  • Omphalobium Gaertn., 1788
  • Tapomana Adans., 1763
  • Tricholobus Blume, 1850
  • Mathrancia Neck Steud., 1840

Connarus là một chi thực vật có hoa trong họ Connaraceae. Chi này được Carl Linnaeus công bố mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.[1][2]

Từ nguyên

Từ tiếng Hy Lạp κονναρος (konnaros), tên gọi của một loại cây bụi/cây gỗ thường xanh có gai do Agathocles mô tả, có lẽ là Paliurus spina-christi hoặc Ziziphus spina-christi (đều thuộc họ Rhamnaceae) và được Linnaeus sử dụng để mô tả một chi thực vật chủ yếu là cây nhiệt đới.[3][4][5]

Mô tả

Dây leo thân gỗ, cây bụi leo hoặc cây gỗ nhỏ. Các cành nhẵn nhụi hoặc với các lông đơn hay phân nhánh gốc ghép. Lá mọc so le, không lá kèm, có cuống, lá kép lông chim lẻ hoặc lá kép 3 lá chét, hiếm khi 1 lá chét (các lá trên); các lá chét mọc gần đối, đối hay so le; mép phiến lá nguyên, thường có các mạch hỗ (tuyến) trong suốt. Cụm hoa chủ yếu là đầu cành, kiểu chùy hoa ở nách lá, lớn, hiếm khi là xim hoa hoặc cành hoa ở các nách lá phần xa điểm giữa. Hoa lưỡng tính, mẫu 5, với bộ nhị và bộ nhụy dị hình, có mùi thơm. Cuống hoa có khớp nối khác biệt. Lá đài, cánh hoa và nhị hoa thường có tuyến (mạch hỗ). Lá đài 4 hoặc 5, xếp lợp rộng hoặc gần xếp rời trong chồi, hơi hợp sinh tại gốc, dày và mọng thịt hoặc mỏng, bền nhưng không nở rộng sau khi nở hoa. Cánh hoa 5, rời, gần bằng hoặc dài hơn một chút so với lá đài, thường dính giữa, xếp lợp trong chồi, từ nhẵn nhụi đến rậm lông tơ, đôi khi với lông tuyến, thường có màu trắng. Cả lá đài và cánh hoa đều điểm xuyết các khoang tuyến màu ánh đen. Nhị hoa khoảng 10, xen kẽ giữa các nhị dài hơn và các nhị ngắn hơn, 5 nhị dài đối diện lá đài, 5 nhị ngắn đối diện cánh hoa và thường phát triển không đầy đủ (nhị lép hoặc suy giảm với bao phấn không hoạt động) hay thô sơ hoặc hữu sinh; chỉ nhị hợp sinh tại gốc thành một ống ngắn, các chỉ nhị dài hơn thường có các tuyến có cuống trong khi các chỉ nhị ngắn hơn thường không có tuyến; bao phấn thuôn dài, các ngăn thường có tuyến tại gốc, đôi khi có lông tuyến ở đỉnh; mô liên kết dạng tuyến ở đỉnh. Cả chỉ nhị và bao phấn đều điểm xuyết các nhú tuyến. Lá noãn 1; bầu nhụy hình cầu hay hình trứng, 1 ngăn, nhiều lông; noãn 2, đính bên, chèn vào khe nứt mặt bụng. Vòi nhụy thanh mảnh, 1/2 phần gần điểm giữa nhiều lông, 1/2 phần xa điểm giữa có lông tuyến, thường với các tuyến có cuống; đầu nhụy đồng nhất hay mở rộng, xiên. Quả là quả đại hình quả lê xiên, hình thoi hay hình thuyền, hơi bị nén, đôi khi thu hẹp ở gốc thành một cuống dài và mảnh (đôi khi dày hoặc gần như không có), có khía, mở theo chiều dọc theo khe nứt gần trục (mặt bụng) hoặc đôi khi xa trục (mặt lưng), với đài bền, đỉnh tù hay có mấu nhọn hoặc vuốt thành mỏ ngắn và cong, màu đỏ khi chín; vỏ quả ngoài dạng gỗ, sừng hoặc dai như giấy da, có khía xiên và rõ nét hoặc có khấc ánh đen. Hạt 1, từ hình trứng đến hơi giống hình thận, gắn vào mặt bụng của quả đại; vỏ hạt chủ yếu là màu đen tím, bóng, vàng và mọng thịt phía dưới rốn hạt; rốn hạt ở bên; áo hạt hình chén 2 thùy, trải rộng về phía sau để bao lấy đáy của hạt, dày thịt; các lá mầm dày, phẳng lồi; rễ mầm thường ở đỉnh hay lưng hoặc gần như ở tâm của hạt giữa các lá mầm; nội nhũ không có hoặc ít phát triển.[6][7][8]

Phân bố

Các loài trong chi này phân bố rộng khắp trong khu vực nhiệt đới toàn thế giới và kéo dài đến miền nam Trung Quốc.[7] Môi trường sống là các rừng mưa nhiệt đới.[8]

Các loài

Schellenberg (1938) cho rằng chi này chứa 120 loài. Tuy nhiên, Leenhouts (1958b) cho rằng số lượng này là quá nhiều và cho rằng nó chứa 77 loài.[8] Danh sách 99 loài dưới đây lấy theo The Plant List và Plants of the World Online:[2][7]

Chú thích

  1. ^ C. Linnaeus, 1753. Species Plantarum. 2: 675. Laurentius Salvius, Thụy Điển.
  2. ^ a b The Plant List (2010). Connarus. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ Maarten J. M. Christenhusz, Michael F. Fay, Mark W. Chase, 2017. Trang 296 trong Plants of the World: An Illustrated Encyclopedia of Vascular Plants. 816 trang. Kew Publishing – Royal Botanic Gardens, Kew và Nhà in Đại học Chicago. ISBN 9781842466346, ISBN 9781842466360, ISBN 9780226522920, ISBN 9780226536705, doi:10.7208/chicago/9780226536705.001.0001
  4. ^ Connarus trong Từ điển Merriam-Webster. Tra cứu ngày 20-5-2020.
  5. ^ Umberto Quattrocchi, 2012. CRC World Dictionary of Medicinal and Poisonous Plants: Common Names, Scientific Names, Eponyms, Synonyms, and Etymology. Trang 1101, CRC Press. ISBN 9781482250640
  6. ^ Connarus (牛栓藤属, ngưu xuyên đằng chúc) trong e-flora. Tra cứu ngày 20-5-2020.
  7. ^ a b c Connarus trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 20-5-2020.
  8. ^ a b c C. C. H. Jongkind & R. H. M. J. Lemmens, 1989. The Connaraceae – a taxonomic study with special emphasis on Africa. Trang 239-267. Agric. Univ. Wageningen papers 89-6.

Liên kết ngoài


 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia